02.12.2013
Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số năm 2013, diễn ra từ ngày 01-12-2013 đến ngày 31-12-2013 với chủ đề “Già hóa dân số - Những thách thức trong chăm sóc người cao tuổi”. Đây là một trong 5 nội dung chính của mục tiêu nâng cao chất lượng giống nòi mà ngành dân số đang thực hiện.
Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và già hóa dân số là hai vấn đề lớn đang tác động bất lợi đến cơ cấu dân số trong việc thực hiện Chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản, giai đoạn 2011- 2020. Theo qui ước của Liên Hiệp Quốc, nếu dân số của một nước ở nhóm tuổi 60+ chiếm từ 10 – 20%, hoặc nhóm tuổi 65+ chiếm từ 7- 14% là giai đoạn “già hóa dân số”, nếu trên tỷ lệ này là “dân số già”. Theo kết quả điều tra biến động dân số của Tổng cục Thống kê, tiến hành ngày 01/4/2011, tỷ lệ người 65+ ở nước ta là 7% (gần 7 triệu người). Như vậy, theo qui ước nước ta đã bước vào giai đoạn “già hóa dân số” vào năm 2011. Tuy nhiên, Việt Nam đang được xếp vào nhóm những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Thời gian chuyển từ “già hóa dân số” sang “dân số già” của nước ta chỉ khoảng 18 - 20 năm, ngắn hơn nhiều so với các nước trên thế giới như: Pháp 115 năm; Thụy Điển 85 năm; Hoa Kỳ 70 năm; Nhật Bản 26 năm. Nước ta đang tận dụng giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” có được từ năm 2009 và giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng từ 35- 40 năm, nhưng nếu tốc độ già hóa dân số nhanh, khoảng thời gian này bị thu hẹp lại, sẽ tác động không nhỏ đến chính sách tận dụng cơ hội “có một không hai” trong lịch sử nhân khẩu học của nước ta. Song song với thuận lợi trên thì việc thích ứng với “già hóa dân số”, điều đó đang đặt ra những thách thức lớn trong việc hoạch định chính sách, các giải pháp hành động để thích ứng với “dân số già” chắc chắn sẽ đến trong 1- 2 thập niên tới. “Già hóa dân số” hay nói một cách dễ hiểu là tuổi thọ người dân được tăng cao, phản ảnh những thành tựu lớn mạnh về phát triển Kinh tế - Xã hội của một nước. Tuổi thọ bình quân ở nước ta hiện nay là 73 tuổi, đây kết quả của sự phát triển và đóng góp quan trọng của công tác Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác Dân số - KHHGĐ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự tham gia tích cực phối hợp của các ban ngành, đoàn thể các cấp. Bước vào giai đoạn “già hóa dân số ” mang nhiều ý nghĩa chính trị sâu sắc, thể hiện bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu nâng cao chất lượng giống nòi hiện nay của ngành Y tế, Dân số, là phải phấn đấu tăng tuổi thọ của người dân, nhưng cũng tìm nhiều giải pháp kìm hãm tốc độ tăng tỷ lệ “già hóa dân số” đang tác động đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội nước nhà. Làm thế nào để vừa tăng tuổi thọ, vừa kìm hãm tốc độ gia tăng già hóa dân số, đây là một vấn đề thiết thực cần đưa ra những giải pháp thực hiện hữu hiệu không chỉ ở bình diện chung toàn quốc, mà mỗi địa phương cũng phải quan tâm thực hiện. Thực tế hiện nay cho thấy, do điều kiện kinh tế đất nước phát triển, nhu cầu cuộc sống chất lượng nâng cao, việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và nhân dân có nhiều thuận lợi do y học phát triển không ngừng, nên sức khỏe, trí tuệ của nhiều người khi về hưu (nam: sau 60 tuổi; nữ: sau 55 tuổi) vẫn còn khoẻ mạnh, trí lực dồi dào. Đây là nguồn lực cần phát huy, bởi nếu ngừng vận động, tư duy, thì tốc độ lão hóa sẽ nhanh hơn. Phát huy vai trò của người cao tuổi để người cao tuổi được tiếp tục hoạt động, hòa đồng, cống hiến cho xã hội, đẩy lùi lão hóa là nhiệm vụ cần được xã hội quan tâm hơn, với những việc làm thiết thực cụ thể, có hiệu quả chứng minh. Xem việc chăm lo đến người cao tuổi hôm nay, chính là chăm lo cho bản thân chúng ta sau này. Dân gian có câu "Khôn đâu kể trẻ, khỏe đâu kể già", chăm sóc người cao tuổi là một chính sách quan trọng mà Đảng và Nhà nước luôn coi trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước. Trong thời gian tới, khi tỉ lệ ngưởi cao tuổi ngày càng cao, chúng ta cần tham khảo, học tập kinh nghiệm của những nước đã có kinh nghiệm về vấn đề này trong việc áp dụng vào nước ta. Tiến sỹ, Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng, Tổng cục Dân số - KHHGĐ đã đưa ra một số giải pháp trước mắt trong việc chăm sóc người cao tuổi như sau: Người cao tuổi là nguồn nhân lực quý giá của đất nước, khi nói về người cao tuổi, ta thường nghĩ đến việc phải chăm sóc sức khỏe về thể chất và tinh thần, nhưng trong thời gian tới ngoài việc chăm sóc sức khoẻ, cần phải tạo điều kiện để người cao tuổi tiếp tục có những đóng góp với đất nước trong điều kiện phù hợp với khả năng, sức khỏe của mình. Nhân Tháng hành động Quốc gia về Dân số - KHHGĐ với chủ đề “ Già hoá dân số - Những thách thức trong chăm sóc người cao tuổi ”: Đang nhắc nhở cộng đồng xã hội phải làm gì? Để đáp ứng các nhu cầu về thể chất, tinh thần, điều kiện cống hiến của người cao tuổi. Vì trong thực tế, nhất là người cao tuổi ở nông thôn vẫn còn nhiều thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất. Cần chủ động biến những thách thức của già hóa dân số, thành cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng giống nòi. Để 90 triệu dân Việt Nam luôn sống trong hạnh phúc, bởi sự chăm sóc, quan tâm đầy trách nhiệm và sự bền vững của các thế hệ với nhau./. Thanh Dũng
Số lần đọc: 2004
Theo kiengiang.gov.vn |
Tin liên quan
|