26.07.2022
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản a. Nông nghiệp Vụ Hè thu 2022: Tính đến này 15/7/2022, toàn tỉnh đã gieo trồng được 279.562 ha[1], đạt 99,49% kế hoạch và giảm 0,67% (giảm 1.884 ha) so với cùng kỳ năm trước. Đến nay đã thu hoach được 85.507 ha, ước tính năng suất trên trà lúa đã thu hoạch đạt 5,44 tấn/ha. Lúa Hè thu năm nay đã có 9.062 ha bị nhiễm bệnh, các đối tượng gây bệnh chủ yếu gồm: Bệnh đạo ôn lá diện tích nhiễm 4.922 ha; sâu cuốn lá diện tích nhiễm 2.883 ha; bệnh cháy bìa lá 694 ha; bệnh lem lép hạt 188 ha; bệnh đạo ôn cổ bông 140 ha; rầy nâu 61 ha. Ngoài ra còn có các đối tượng gây hại khác như: rầy phấn trắng, sâu đục thân, muỗi hành, bù lạch, chuột, nhện gié, vàng lá chí sớm, vàng lùn, … xuất hiện và gây hại ở mức rải rác đến nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây lúa. Vụ Thu đông (Vụ 3): Tính đến ngày 15/7, toàn tỉnh gieo sạ được 49.981 ha[2], đạt 62,48% kế hoạch và giảm 2,98% (giảm 1.533 ha) so cùng kỳ năm trước. Cây rau màu: một số loại cây màu đã gieo trồng như: dưa hấu 855 ha, giảm 0,58% so với cùng kỳ năm trước; khoai lang 960 ha, tăng 0,52% so cùng kỳ; khoai mì 265 ha, tăng 4,33% so cùng kỳ; bắp 176 ha, tăng 4,76% so cùng kỳ; rau, đậu các loại 6.723 ha, giảm 0,49% so cùng kỳ. Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định; dịch bệnh được kiểm soát, hiện nay không ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm trên phạm vi toàn tỉnh. Để phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo, triển khai nhanh mô hình chăn nuôi an toàn sinh học trên các đối tượng vật nuôi, đồng thời cập nhật kịp thời tình hình dịch tễ trên đàn gia súc, gia cầm. Kết quả điều tra chăn nuôi 01/4/2022, so với cùng thời điểm năm trước, đàn trâu có 4.596 con, tăng 1,68%; đàn bò 11.374 con, giảm 1,46%; đàn heo có 196.598 con, tăng 5,53%; đàn gia cầm 4.331 nghìn con, tăng 19,26%, trong đó đàn vịt tăng 9,09%. b. Lâm nghiệp Các ngành chức năng thường xuyên phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức về phòng chống cháy rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, duy trì thường xuyên công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Sản lượng gỗ khai thác thác 7 tháng ước đạt 19.067 m3, giảm 0,40% so cùng kỳ và sản lượng củi khai thác đạt 19.406 Ste, tăng 7,45% so cùng kỳ. Trong tháng đã xảy ra 5 vụ vi phạm chặt phá rừng, với diện tích thiệt hại khoảng 0,40 ha. Tính chung 7 tháng đã xảy ra 42 vụ vi phạm chặt phá rừng với diện tích thiệt hại khoảng 9,23 ha. Trong tháng không xảy ra vụ cháy rừng nào. Tính chung 7 tháng đã xảy ra 13 vụ cháy rừng (Phú Quốc 13 vụ) với diện tích thiệt hại khoảng 6 ha. c. Thủy sản Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Tháng Bảy ước tính đạt 4.066,43 tỷ đồng, giảm 4,84% so với tháng trước, tăng 28,19% so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng, ước tính đạt 20.195,89 tỷ đồng, bằng 63,88% kế hoạch năm, tăng 5,94% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng thủy sản (cả khai thác và nuôi trồng): Tháng Bảy ước tính đạt 81.677 tấn, giảm 4,26% so với tháng trước và tăng 4,87% so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đạt 484.222 tấn, giảm 1,16% (giảm 5.671 tấn) so cùng kỳ năm trước, bằng 60,30% kế hoạch năm. Chia ra: Sản lượng khai thác: Tháng Bảy ước đạt 44.132 tấn, giảm 6,58% so tháng trước, giảm 10,13% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng ước tính được 312.059 tấn, đạt 63,93% kế hoạch năm, giảm 7,01% (giảm 23.540 tấn) so cùng kỳ năm trước. Trong đó cá các loại giảm 7,64% (giảm 19.270 tấn); tôm giảm 6,32% (giảm 1.256 tấn); mực giảm 7,43% (giảm 3.141 tấn). Sản lượng nuôi trồng: Tháng Bảy ước tính đạt 37.545 tấn, giảm 1,38% so với tháng trước, tăng 30,48% so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng ước tính sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch được 172.163 tấn, bằng 54,66% kế hoạch năm, tăng 11,58% (tăng 17.869 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó cá nuôi 37.724 tấn, tăng 1,29% (tăng 481 tấn) so với cùng kỳ năm trước và bằng 35,34% kế hoạch năm; tôm các loại 77.881 tấn, tăng 21,84% (tăng 13.959 tấn) so với cùng kỳ và bằng 71,78% kế hoạch năm. 2. Sản xuất Công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Tháng Bảy chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 2,92% so với tháng trước, tăng 36,17% so cùng tháng năm trước. So với tháng trước ngành chế biến, chế tạo tăng 3,23%[3]; ngành khai khoáng tăng 0,86%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 0,05%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,09%. Tính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 15,89% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 18,18%; ngành chế biến, chế tạo tăng 15,98%[4]. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng Bảy ước tính đạt 5.387,95 tỷ đồng, tăng 3,21% so với tháng trước, tăng 31,87% so với cùng tháng năm trước[5]. Tính chung 7 tháng ước đạt 31.100,26 tỷ đồng, bằng 60,87% kế hoạch năm, tăng 16,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 29.440,80 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,66% tổng giá trị công nghiệp, tăng 16,48%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước tăng 18,14%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 9,48% và ngành khai khoáng tăng 19,30%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng tăng so cùng kỳ như: Giày da đạt 162,40% kế hoạch năm, tăng 120,87%; tôm đông lạnh đạt 75,20%, tăng 44,91%; gỗ MDF đạt 74,76% kế hoạch năm, tăng 28,40%; cá đông lạnh đạt 56,67%, tăng 13,35%; nước máy đạt 58,03% kế hoạch năm, tăng 6,31%; điện thương phẩm đạt 58,26% kế hoạch năm, tăng 5,26%,… Nhưng cũng có một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: Gạch không nung đạt 41,33% kế hoạch năm, giảm 42,94%; Clinker đạt 56,56% kế hoạch năm, giảm 6,02%; nước đá đạt 57,78% kế hoạch năm, giảm 0,75%,... Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tính tháng Bảy, tăng 3,45% so với tháng trước và tăng 28,89% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 7 tháng, tăng 5,88% so cùng kỳ năm trước. Trong đó một số ngành sản xuất tăng so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,25%; sản xuất đồ uống 0,53%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao tăng 3,16%,... Tuy nhiên, vẫn có một số ngành chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ như: Sản xuất trang phục giảm 22,86%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 11,11%,... Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tính tháng Bảy bằng 103,37% so với tháng trước và chỉ bằng 57,26% so cùng tháng năm trước. Trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm bằng 70,15% so cùng kỳ năm trước; sản xuất đồ uống bằng 49,31% cùng kỳ năm trước... Chỉ số sử dụng lao động của ngành công nghiệp tháng Bảy năm 2022 tăng 2,85% so với tháng trước và tăng 37,04% so với tháng cùng kỳ năm trước. Ước tính 7 tháng năm 2022, tăng 19,64% so cùng kỳ năm trước. 3. Đầu tư Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Bảy (Số giải ngân đến 15/7/2022) ước tính 783,29 tỷ đồng, tăng 77,48% so với tháng trước và tăng 297,67% so cùng tháng năm trước. Trong đó: vốn cân đối ngân sách địa phương 677,60 tỷ đồng, tăng 81,86% so tháng trước, tăng 339,46% so cùng tháng năm trước. Tính chung 7 tháng, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.869,45 tỷ đồng, bằng 36,48% kế hoạch năm, tăng 88,70% so với cùng kỳ. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.518,83 tỷ đồng, đạt 38,64% kế hoạch năm, tăng 93,30% so với cùng kỳ trước. 4. Thu, chi ngân sách nhà nước Tổng thu ngân sách nhà nước tháng Bảy ước tính thu được 804,17 tỷ đồng, giảm 5,28% so với tháng trước, giảm 18,79% so cùng tháng năm trước. Trong đó thu nội địa 800 tỷ đồng, giảm 2,85% so với tháng trước, giảm 18,86% so cùng tháng năm trước. Tính chung 7 tháng tổng thu ngân sách ước tính đạt 7.227,25 tỷ đồng, bằng 65,42% dự toán, tăng 8,03% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Thu nội địa 7.153,61 tỷ đồng, đạt 65,04% dự toán, tăng 7,42% và chiếm 99,98% tổng thu. So với cùng kỳ năm trước, có một số khoản thu tăng khá cao[6], bên cạnh đó vẫn còn một số khoản thu đạt còn thấp so cùng kỳ như: Thuế bảo vệ môi trường bằng 34,94%; thu cho thuê mặt đất, mặt nước bằng 59,54%; thu xổ số kiến thiết bằng 76,52%, thu từ doanh nghiệp nhà nước TW bằng 84,88%,... Tổng chi ngân sách địa phương tháng Bảy ước tính 1.166,52 tỷ đồng, giảm 33,77% so với tháng trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển 337,44 tỷ đồng, giảm 62,18% so tháng trước, tăng 106,92% so cùng tháng năm trước; chi thường xuyên 829,08 tỷ đồng, giảm 4,62% so tháng trước, tăng 19,78% so cùng tháng năm trước. Tính chung 7 tháng, tổng chi ngân sách địa phương ước tính chi 7.629 tỷ đồng, bằng 49,66% dự toán năm, tăng 30,34% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển 2.089,60 tỷ đồng, đạt 53,16% dự toán và tăng 91,30% so với cùng kỳ năm trước; chi thường xuyên 5.539,40 tỷ đồng, đạt 56,13% dự toán và tăng 16,35% so với cùng kỳ. 5. Ngân hàng Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tập trung các giải pháp như duy trì tăng trưởng huy động vốn; tăng cường thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhờ đó, huy động vốn và tín dụng tiếp tục tăng trưởng, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ước đến cuối tháng 7/2022, một số chỉ tiêu đạt cụ thể như sau: Tổng nguồn vốn hoạt động ước đạt 127.650 tỷ đồng, tăng 0,97% so tháng trước, tăng 8,44% so đầu năm; trong đó, vốn huy động tại địa phương ước đạt 69.200 tỷ đồng (chiếm 54,21% tổng nguồn vốn hoạt động), tăng 0,32% so tháng trước, tăng 12,71% so đầu năm. Doanh số cho vay trong tháng đạt 16.000 tỷ đồng (trong đó, 76,41% doanh số cho vay là phục vụ sản xuất kinh doanh); dư nợ cho vay đạt 104.500 tỷ đồng, tăng 0,87% so tháng trước, tăng 7,28% so đầu năm. Nợ xấu nội bảng 1.500 tỷ đồng, chiếm 1,44% tổng dư nợ.Nợ tổn thất (nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro và đang theo dõi ngoại bảng) 1.250 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng trên địa bàn khá ổn định. Tỷ giá vàng và ngoại tệ diễn biến theo xu hướng chung của cả nước và thế giới. 6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch Thị trường bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong tháng Bảy tăng trưởng khá và ổn định. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch vào dịp nghỉ hè nên nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, góp phần tạo đà sôi động cho thị trường bán lẻ, từ đó doanh thu du lịch lữ hành và dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng trưởng mạnh so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng tăng hơn 14% so cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau: a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy ước đạt 11.639,03 tỷ đồng, tăng 5,71% so tháng trước, tăng 53,94% so cùng tháng năm trước. Tính chung 7 tháng ước tính đạt 73.658,73 tỷ đồng, bằng 58,93% kế hoạch năm, tăng 14,79% so cùng kỳ. Chia theo ngành hoạt động: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng Bảy ước đạt 7.959,65 tỷ đồng, tăng 1,12% so với tháng trước, tăng 30,45% so cùng tháng năm trước. Tính chung 7 tháng ước tính đạt 54.501,44 tỷ đồng, bằng 57,07% kế hoạch năm, tăng 11,16% so cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng Bảy ước tính 2.301,25 tỷ đồng, tăng 22,68% so tháng trước, tăng hơn 3,4 lần so cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng ước tính đạt 10.236,09 tỷ đồng, bằng 72,60% kế hoạch năm, tăng 39,67% so cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch tháng Bảy ước đạt 145,54 tỷ đồng, tăng 47,58% so tháng trước. Tính chung 7 tháng ước tính đạt 377,55 tỷ đồng, bằng 125,85% kế hoạch năm, tăng hơn 3,3 lần so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động dịch vụ khác tháng Bảy ước đạt 1.232,58 tỷ đồng, tăng 5,80% so với tháng trước, tăng 54,77% so cùng tháng năm trước. Tính chung 7 tháng ước tính đạt 8.543,65 tỷ đồng, bằng 56,58% kế hoạch năm, tăng 11,02% so cùng kỳ. b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Bảy ước đạt 80 triệu USD, tăng 1,02%[7] so với tháng trước và tăng 7,72% so cùng tháng năm trước. Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính 485,22 triệu USD, đạt 62,21% kế hoạch năm, tăng 9,01% so với cùng kỳ năm trước[8]. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Bảy ước đạt 14 triệu USD, tăng 5,34% so với tháng trước và tăng 0,43% so tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng ước tính đạt 88,12 triệu USD, đạt 67,78% kế hoạch năm, tăng 7,83 so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu, chủ yếu vẫn là nguyên liệu dùng cho sản xuất. c. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Bảy tăng 0,29% so với tháng trước. Trong đó: khu vực thành thị tăng 0,29%, khu vực nông thôn tăng 0,30%. CPI tháng Bảy tăng nhẹ so với tháng trước, có 9/11 nhóm tăng, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,37% (trong đó thực phẩm tăng 1,75%); kế đến là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,36%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,33%; nhóm hàng hóa khác tăng 0,18%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cùng với nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình đều tăng 0,16%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,08%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; nhóm giáo dục tăng 0,03%. Riêng nhóm giao thông giảm 2,95%. Còn lại nhóm bưu chính viễn thông bình ổn giá. So với tháng 12 năm trước (sau 7 tháng) chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,86%. Tất cả 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính đều tăng giá. Trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng 10,87%; kế đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,09% (trong đó thực phẩm tăng 5,83%); nhóm giáo dục tăng 4,95%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,15%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 2,93%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,14%; nhóm thiết bị và đồ dung gia đình tăng 1,59%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,75%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế cùng với nhóm văn hóa, giải trí và du lịch đều tăng 0,27; nhóm bưu chính viễn thông tăng ít nhất, tăng 0,01%. Chỉ số giá vàng: tháng Bảy so với tháng trước giảm 2,46% và tăng 2,65% so với tháng 7 năm trước. Giá vàng nhẫn bình quân tháng Bảy là 5.272.000 đồng/chỉ (giảm 133.000 đ/chỉ so với tháng trước). Chỉ số giá đô la Mỹ: tháng Bảy tăng 0,54% so với tháng trước, tăng 1,52% so với cùng tháng năm trước. Giá USD bình quân tháng Bảy tại liên ngân hàng là 2.346.100 đồng/100 USD, tăng 12.500 đồng/100 USD so với tháng trước. d. Vận tải hành khách và hàng hóa Trước tình hình giá xăng, dầu tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn đang ở mức cao, ngành giao thông vận tải có các giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cước cũng như đảm bảo an toàn giao thông trong lĩnh vực hoạt động vận tải, không để giá cước vận chuyển hành khách, hàng hóa leo thang, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trong tháng Bảy và 7 tháng đầu năm tăng trưởng khá (vận chuyển hành khách tăng hơn 13% và vận chuyển hàng hóa tăng hơn 7%) so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau: Vận tải hành khách: Ước tính vận chuyển hành khách trong tháng Bảy đạt 7,04 triệu lượt khách, tăng 2,68% so tháng trước, tăng hơn 2,4 lần so với cùng tháng năm trước; luân chuyển 486,45 triệu HK.km, tăng 3,03% so tháng trước, tăng hơn 2,5 lần so cùng tháng năm trước. Tính chung 7 tháng vận tải hành khách ước tính đạt 44,97 triệu lượt khách, bằng 57,79% kế hoạch năm, tăng 13,49% so cùng kỳ năm trước; trong đó, đường biển tăng 45,16%; vận tải đường bộ tăng 11,74%. Luân chuyển hành khách đạt 3.098,62 triệu HK.km, bằng 60,06% kế hoạch năm, tăng 15,44% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa: Tháng Bảy hàng hóa vận chuyển ước tính 1,31 triệu tấn, tăng 3,15% so tháng trước, tăng 26,50% so cùng tháng năm trước; luân chuyển 188,09 triệu tấn.km, tăng 3,17% so tháng trước, tăng 26,89% so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng, vận tải hàng hóa ước tính đạt 8,61 triệu tấn, bằng 56,54% kế hoạch năm, tăng 7,89% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 1.238,31 triệu tấn.km, đạt 56,76% kế hoạch năm, tăng 8,33% so cùng kỳ năm trước. e. Du lịch Trong tháng đang vào mùa du lịch hè, cũng là cao điểm của mùa mưa, trên địa bàn tỉnh từ ngày 09/7 đến 13/7/2022 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, đặc biệt là ở Thành phố Phú Quốc; các tuyến tàu cao tốc tạm ngưng hoạt động; đường hàng không các chuyến bay cũng ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Nhìn chung, tuy mưa bão nhưng hoạt động du lịch trong tháng Bảy tăng khá cao so với tháng trước, các nhiệm vụ, chỉ tiêu cơ bản đạt kế hoạch đề ra. Ước tính khách du lịch đến trong tháng Bảy đạt 947,24 ngàn lượt khách, tăng 19,54% so với tháng trước, tăng hơn 153 lần so tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 482,98 ngàn lượt khách, tăng 20,65% so với tháng trước, tăng hơn 115 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách quốc tế 20,53 ngàn lượt khách, tăng 4,23% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng tổng lượt khách du lịch ước đạt 4.594,28 ngàn lượt khách, bằng 82,04% kế hoạch năm, tăng 98,23% so cùng kỳ năm trước. Trong đó lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 2.159,78 ngàn lượt khách, bằng 93,90% kế hoạch năm, tăng 90,41% so cùng kỳ năm trước. Trong đó khách quốc tế 78,33 ngàn lượt khách, đạt 39,17% kế hoạch năm. 7. Một số tình hình xã hội a. Lao động, giải quyết việc làm, đào tạo nghề Tháng Bảy, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 3.601 lượt người[9]. Nâng tổng số từ đầu năm đến nay đã giải quyết việc làm cho 27.720 lượt người, đạt 79,20% so kế hoạch năm, tăng 42,42% so cùng kỳ năm trước[10]. Trong tháng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh, đào tạo mới 1.959 người, trong đó trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên 1.708 người; 69 người trình độ trung cấp nghề và 182 người trình độ cao đẳng nghề. Nâng tổng số lao động được đào tạo qua 7 tháng lên 17.140 người, đạt 71,42% kế hoạch năm, tăng 29,90% so cùng kỳ năm trước. b. Giáo dục Công tác, quản lý chỉ đạo, điều hành tại các cơ sở giáo dục tiếp tục được đổi mới; tăng cường phân cấp quản lý đi đôi với kiểm tra, giám sát và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng thực hiện tốt, góp phần giữ vững kỷ cương, nền nếp trường, lớp học, góp phần ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục. Tổ chức tập huấn chương trình và sử dụng sách giáo khoa lớp 3 cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2022 - 2023. Kiểm tra công tác lựa chọn sách giáo khoa của 15 phòng giáo dục đào tạo huyện, thành phố và hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia. Kiểm tra, đánh giá năng lực tuyển sinh vào lớp 6, năm học 2022 - 2023. Hướng dẫn các trường THPT, các trung tâm có lớp 12 việc tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. Thẩm tra, chỉnh sửa, cấp phát văn bằng, chính chỉ theo quy định. Tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023 và kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy định. Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022 có 14.375 thí sinh đăng ký dự thi (tăng 574 thí sinh so với năm học 2020-2021). Trong đó: 13.112 thí sinh đang học THPT, 1.267 thí sinh học giáo dục thường xuyên và 1.686 thí sinh tự do. Bên cạnh các mặt công tác chuyên môn thì công tác phòng chống dịch Covid-19 luôn được xem trọng, cập nhật thường xuyên việc thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh tiểu học theo kế hoạch, đạt 63,80%, hiện đang tiếp tục tiêm ngừa theo kế hoạch. c. Tình hình y tế Trong tháng, tổng số lượt khám chữa bệnh và điều trị nội trú tại các cơ sở y tế tăng so với tháng trước, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước số lượt khám chữa bệnh giảm 34.184 lượt người và bệnh nhân điều trị nội trú tăng 2.829 bệnh nhân. Một số bệnh truyền nhiễm mắc tăng so với tháng trước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, thương hàn, cúm, … Chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, các cơ sở điều trị thực hiện tốt các quy định, quy chế chuyên môn, đảm bảo thực hiện tốt công tác trực khám bệnh. Chất lượng chẩn đoán và điều trị được duy trì các kỹ thuật y tế chất lượng cao... Tình hình dịch bệnh: - Tình hình dịch Covid-19: từ khi xuất hiện dịch trên địa bàn tính đến từ ngày 19/7/2022, toàn tỉnh ghi nhận 39.842 trường hợp mắc COVID-19[11], đã điều trị khỏi 38.889 trường hợp; 1043 trường hợp tử vong; 05 trường hợp đang điều trị tại cơ sở y tế trong tỉnh. Hiện tại đang cách ly điều trị tại nhà 10 trường hợp. Tổng số trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 là 386.625 trường hợp. Tình hình tiêm vắc xin phòng Covid – 19: Người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi cơ bản là 1.182.927 người, đạt 99,38%. Trẻ từ 12-17 tuổi: mũi 1 (số lượng: 168.485 trẻ, đạt 97,41%); mũi 2 (số lượng: 160.448 trẻ, đạt 92,77%). Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm mũi 1 (số lượng 166.465 trẻ, đạt 85,71%). - Bệnh sốt xuất huyết trong tháng ghi nhận 747 cas (tăng 480 ca so với tháng trước), có 41 ca sốt xuất huyết nặng[12]. Nâng tổng số từ đầu năm đến nay có 1.217 cas mắc. Cao nhất là TP Phú Quốc 201 cas, TP Rạch Giá 161 cas, huyện Châu Thành 109 cas, huyện Giồng Riềng 51 cas, huyện Hòn Đất 48 cas... Không có trường hợp tử vong. - Bệnh tay chân miệng trong tháng ghi nhận 346 cas mắc mới, tăng 191 ca so với tháng trước, lũy kế đến nay 531 cas, cao nhất là TP Phú Quốc 51 cas, huyện Giồng Riềng 44 cas, TP Rạch Giá 39 cas. Các bệnh mắc tăng so với tháng trước như: Cúm 48 cas (tăng 9 cas); thương hàn 39 cas (tăng 22 cas); tiêu chảy 117 cas (tăng 12 cas); Lỵ trực trùng 7 cas (tăng 01 cas). Các bệnh giảm so với tháng trước như: Thủy đậu, quai bị, … Không có trường hợp tử vong. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng thực hiện thanh, kiểm tra 687 cơ sở, trong đó có 524 cơ sở đảm bảo VSATTP theo quy định (76,27%) và 163 cơ sở chưa đảm bảo VSATTP (23,73%), qua đó đã nhắc nhỡ hướng dẫn các cơ sở thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm đúng quy định. Trong tháng không ghi nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm nào. d. Hoạt động Văn hóa, Thể dục thể thao Hoạt động Văn hóa: Trong tháng tập trung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và gia đình phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022); 93 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2022); kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/2012 - 09/7/2022). Đặc biệt, tổ chức thành công ngày hội Gia đình tiêu biểu tỉnh Kiên Giang lần thứ II năm 2022, tại huyện Vĩnh Thuận. Hoạt động Thể dục thể thao: Thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức ngày Quốc tế Yoga lần thứ 8 năm 2022 tại tỉnh Kiên Giang; tổ chức các giải: Cờ tướng, quần vợt, cầu lông, karate trong khuôn khổ Đại hội thể dục thể thao tỉnh Kiên Giang lần thứ IX năm 2022. Thể thao thành tích cao: Đội cờ vua tham dự giải vô địch cờ vua trẻ xuất sắc quốc gia; đội tuyển trẻ và năng khiếu điền kinh tham dự giải các lứa tuổi tại Kon Tum; đội năng khiếu quần vợt tham dự giải quần vợt vô địch đồng đội trẻ quốc gia cúp Phước Thành IV – Vĩnh Long; đội tuyển bóng chuyền bãi biển nữ tham dự giải vô địch trẻ và vô địch đồng đội toàn quốc tại Kiên Giang; đội bắn cung tham dự giải vô địch bắn cung trẻ quốc gia tại Hà Nội. e. Tình hình an toàn giao thông Tính từ ngày 15/6/2022 đến 14/7/2022, toàn tỉnh xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông, làm 7 người chết, 3 người bị thương. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 8 vụ, số người chết giảm 5 người và số người bị thương giảm 3 người. So với tháng cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông tăng 3 vụ (tăng 60%), số người chết tăng 3 người (tăng 75%), số người bị thương tăng 3 so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm (từ 15/12/2021 đến 14/7/2022) toàn tỉnh xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông (đường bộ 68 vụ, đường thủy 3 vụ), làm 55 người chết, 30 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, giảm 6 vụ (giảm 7,79%), tăng 5 người chết (tăng 10%) và giảm 13 người bị thương (giảm 30,23%). Tình hình tai nạn giao thông trong 7 tháng đầu năm giảm 02 trên 3 tiêu chí so với cùng kỳ (cụ thể giảm số vụ, giảm số bị thương), tuy nhiên số người chết tăng so cùng kỳ, đây là tiêu chí quan trọng, thể hiện mức độ tai nạn giao thông nghiêm trọng tăng. Vì thế, các ngành chức năng cần thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và tuyên truyền, vận động nhân dân gương mẫu chấp hành Luật giao thông khi tham gia giao thông, để mọi người dân nâng cao ý thức khi tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn trong thời gian tới. f. Tình hình cháy, nổ và thiên tai Tình hình cháy nổ: từ ngày 15/6/2022 đến 14/7/2022 toàn tỉnh không xảy ra vụ cháy, nổ nào. Tính chung 7 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ cháy, không có vụ nổ, 02 người chết, có 01 người bị thương. Thiệt hại ước tính hơn 4 tỷ đồng. Tình hình thiên tai: tính từ ngày 19/6/2022 đến ngày 18/7/2022, toàn tỉnh xảy ra nhiều cơn mưa lốc kèm sấm sét làm 55 căn nhà bị sập (Hà Tiên 01 căn, Kiên Lương 02 căn, Hòn Đất 05 căn, Tp Rạch Giá 01 căn, Tân Hiệp 01 căn, Châu Thành 03 căn, Gò Quao 05 căn, An Biên 03 căn, An Minh 13 căn, Vĩnh Thuận 03 căn, U Minh Thượng 06 căn, Kiên Hải 02 căn, Tp Phú Quốc 10 căn) và 222 nhà bị tốc mái (Kiên Lương 16 căn, Hòn Đất 18 căn, TP Rạch Giá 04 căn, Tân Hiệp 04 căn, Châu Thành 03 căn, Giồng Riềng 02 căn, Gò Quao 03 căn, An Biên 06 căn, An Minh 26 căn, Vĩnh Thuận 25 căn, U Minh Thượng 21 căn, Kiên Hải 46 căn, Tp Phú Quốc 48 căn); làm hư hỏng 01 bè cá, chìm 01 tàu du lịch, chìm 14 tàu đánh cá, làm bị thương 01 người ở huyện An Minh, làm chết 02 người ở Tp Phú Quốc. Ước thiệt hại về vật chất khoảng 3.320 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay, thiên tai xảy ra trên toàn tỉnh đã làm 78 nhà sập, 287 nhà bị tốc mái, 4 người chết và 3 người bị thương. Ước thiệt hại khoảng 4.660 triệu đồng. Tải về: - Số liệu Kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Kiên Giang; - Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2022 của tỉnh Kiên Giang [1] Tập trung ở các huyện như Hòn Đất 78.690 ha, Giồng Riềng 46.801 ha, Tân Hiệp 36.598 ha, Giang Thành 29.270 ha, Gò Quao 25.195 ha, Kiên Lương 22.400 ha, Châu Thành 19.043 ha, U Minh Thương 6.332, An Biên 6.020 ha, Rạch Giá 5.483 ha, Vĩnh thuận 3.730 ha. [2] Tập trung ở các huyện như Giồng Riềng 20.133 ha, Giang Thành 12.500 ha, Tân Hiệp 12.851 ha, Hòn Đất 3.070 ha và Châu Thành 1.427 ha. [3] Trong đó: ngành chế biến thực phẩm tăng 3,20%; ngành sản xuất đồ uống tăng 1,40%... [4] Trong đó: ngành sản xuất giày da tăng 272,63%; ngành sản xuất đồ uống giảm 29,75%... [5] Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 95,16% trong tổng số, tăng 32,56%. [6] Thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 108,31% dự toán, tăng 101,39%; thu thuế khu vực công thương nghiệp ngoài NN đạt 78,94% dự toán, tăng 28,77%; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 82,51% dự toán, tăng 27,14%; Thu lệ phí trước bạ, đạt 83,22% dự toán, tăng 36,83% so cùng kỳ. [7] So với tháng trước, giá trị hàng nông sản tăng 1,13%; hàng thủy hải sản tăng 1,12%; nguyên liệu giày da tăng 1,29%. [8] Trong đó: hàng nông sản 133,84 triệu USD, đạt 49,75% kế hoạch năm, giảm 14,69% so cùng kỳ; hàng thủy sản 158,64 triệu USD, đạt 59,86% kế hoạch năm, tăng 15,05% so cùng kỳ; nguyên liệu Giày da 101,62 triệu USD, đạt 78,17% kế hoạch, tăng 32,73%. [9] Trong đó: trong tỉnh 1.738 lượt người; ngoài tỉnh 1.662 lượt người, xuất khẩu lao động 201 người [10] Trong đó: trong tỉnh 14.841 lượt người; ngoài tỉnh 12.527 lượt người, xuất khẩu lao động 352 người. [11] Trong đó có 106 cas nhập cảnh và 39.833 cas nhiễm trong tỉnh. [12] Cao nhất là huyện Châu Thành 01 cas, TP Rạch Giá 7 cas, An Biên 7 cas …
Số lần đọc: 826
Cục thống kê Kiên Giang |
Tin liên quan
|