Tin nóng
24.08.2022

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Nông nghiệp

Vụ Hè thu: Tính đến này 15/8/2022, toàn tỉnh đã gieo trồng chính thức được 279.699 ha[1], đạt 99,54% kế hoạch và giảm 0,75% (giảm 2.103 ha) so với cùng kỳ năm trước. Đến nay đã thu hoach được 117.000 ha, ước tính năng suất trên trà lúa đã thu hoạch đạt 5,51 tấn/ha.

Lúa Hè thu năm nay đã có 14.851 ha bị nhiễm bệnh, các đối tượng gây bệnh chủ yếu gồm: Bệnh lem lép hạt nhiễm 6.483 ha (tăng 2.252 ha so với tuần trước); bệnh cháy bìa lá diện tích nhiễm là 5.364 ha; bệnh đạo ôn lá diện tích nhiễm 546 ha. Ngoài ra còn có các đối tượng gây hại khác như: sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu đục thân, chuột, nhện gié, vàng lá chín sớm, vàng lùn, lép vàng vi khuẩn, … xuất hiện và gây hại ở mức rải rác đến nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây lúa.

Vụ Thu đông (Vụ 3): Tính đến ngày 15/8, toàn tỉnh gieo sạ được 73.000 ha[2], đạt 91,25% kế hoạch và giảm 15,12% (giảm 13.000 ha) so cùng kỳ năm trước.

Cây rau màu: diện tích một số loại cây màu đã gieo trồng như: dưa hấu 1.440 ha, tăng 2,78% so với cùng kỳ năm trước; khoai lang 1.209 ha, tăng 2,28% so cùng kỳ; khoai mì 372 ha, tăng 4,49% so cùng kỳ; bắp 209 ha, tăng 3,98% so cùng kỳ; rau, đậu các loại 7.810 ha, tăng 0,15% so cùng kỳ.

Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định; dịch bệnh được kiểm soát, hiện nay không ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm trên phạm vi toàn tỉnh. Để phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo, triển khai nhanh mô hình chăn nuôi an toàn sinh học trên các đối tượng vật nuôi, đồng thời cập nhật kịp thời tình hình dịch tễ trên đàn gia súc, gia cầm.

Kết quả điều tra chăn nuôi 01/7/2022, so với cùng thời điểm năm trước, đàn trâu có 4.291 con, tăng 2,22%; đàn bò 10.504 con, tăng 0,76%; đàn heo có 224.366 con, tăng 22,22%; đàn gia cầm 4.457 nghìn con, tăng 1,68%, trong đó đàn vịt giảm 17,50%.

b. Lâm nghiệp

Các ngành chức năng thường xuyên phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức về phòng chống cháy rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, duy trì thường xuyên công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Nhìn chung, qua 8 tháng tình trạng phá rừng phòng hộ và rừng đặc dụng vẫn còn diễn ra, do đó thời gian tới cần triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng nhằm mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Sản lượng gỗ khai thác thác 8 tháng ước đạt 20.154 m3, giảm 0,93% so cùng kỳ và sản lượng củi khai thác đạt 21.102 Ste, tăng 10,92% so cùng kỳ. Trong tháng đã xảy ra 11 vụ vi phạm chặt phá rừng, với diện tích thiệt hại khoảng 26,28 ha. Tính chung 8 tháng đã xảy ra 53 vụ vi phạm chặt phá rừng với diện tích thiệt hại khoảng 35,51 ha.

Trong tháng không xảy ra vụ cháy rừng nào. Tính chung 8 tháng đã xảy ra 13 vụ cháy rừng (Phú Quốc 13 vụ) với diện tích thiệt hại khoảng 6 ha.

c. Thủy sản

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Tháng Tám ước tính đạt 3.899,71 tỷ đồng, giảm 0,87% so với tháng trước, tăng 24,76% so cùng kỳ. Tính chung 8 tháng, ước tính đạt 23.962,98 tỷ đồng, bằng 75,79% kế hoạch năm, tăng 7,99% so cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thủy sản (cả khai thác và nuôi trồng): Tháng Tám ước tính đạt 78.224 tấn, giảm 3,53% so với tháng trước và tăng 2,88% so cùng kỳ. Tính chung 8 tháng đạt 561.855 tấn, giảm 0,72% (giảm 4.072 tấn) so cùng kỳ năm trước, bằng 69,96% kế hoạch năm. Chia ra:

Sản lượng khai thác: Tháng Tám ước đạt 42.661 tấn, giảm 4,09% so tháng trước, giảm 10,93% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng ước tính được 355.070 tấn, đạt 72,75% kế hoạch năm, giảm 7,41% (giảm 28.424 tấn) so cùng kỳ năm trước. Trong đó cá các loại giảm 7,91% (giảm 22.798 tấn); tôm giảm 7,02% (giảm 1.581 tấn); mực giảm 7,67% (giảm 3.701 tấn).

Sản lượng nuôi trồng: Tháng Tám ước tính đạt 35.563 tấn, giảm 2,84% so với tháng trước, tăng 26,38% so cùng kỳ. Tính chung 8 tháng ước tính sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch được 206.785 tấn, bằng 65,65% kế hoạch năm, tăng 13,35% (tăng 24.352 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó cá nuôi 43.949 tấn, giảm 4,12% (giảm 1.887 tấn) so với cùng kỳ năm trước và bằng 41,18% kế hoạch năm; tôm các loại 95.673 tấn, tăng 29,09% (tăng 21.561 tấn) so với cùng kỳ và bằng 88,18% kế hoạch năm.

2. Sản xuất Công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): tháng Tám chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 1,56% so với tháng trước, tăng 70,90% so cùng tháng năm trước. So với tháng trước ngành chế biến, chế tạo tăng 1,56%[3]; ngành khai khoáng giảm 0,14%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 1,81%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,67%. Tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 21,01% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 17,98%; ngành chế biến, chế tạo tăng 21,67%[4].

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): tháng Tám ước tính đạt 5.267,25 tỷ đồng, tăng 1,63% so với tháng trước, tăng 71,22% so với cùng tháng năm trước[5]. Tính chung 8 tháng ước đạt 36.162,18 tỷ đồng, bằng 70,78% kế hoạch năm, tăng 21,30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 34.277,78 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,79% tổng giá trị công nghiệp, tăng 21,78%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước tăng 19,45%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8,16% và ngành khai khoáng tăng 18,46%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 8 tháng tăng so cùng kỳ như: Giày da đạt 193,79% kế hoạch năm, tăng 146,65%; tôm đông lạnh đạt 86,86%, tăng 46,46%; gỗ MDF đạt 82,25% kế hoạch năm, tăng 25,27%; cá đông lạnh đạt 65,48%, tăng 16,38%; điện thương phẩm đạt 66,17% kế hoạch năm, tăng 6,25%; nước máy đạt 65,32% kế hoạch năm, tăng 5,31%,… Nhưng cũng có một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: Gạch không nung đạt 45,04% kế hoạch năm, giảm 42,40%; nước mắm đạt 56,21% kế hoạch năm, giảm 10,86%; Clinker đạt 64,19% kế hoạch năm, giảm 0,15%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tính tháng Tám tăng 3,11% so với tháng trước và tăng 54,20% so với cùng tháng năm trước. Ước tính 8 tháng, tăng 8,65% so cùng kỳ năm trước. Trong đó một số ngành sản xuất tăng so với cùng kỳ như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,64%; sản xuất đồ uống tăng 2,65,... Tuy nhiên, vẫn có một số ngành chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ như: Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm 65,70%; sản xuất trang phục giảm 4,43%,...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tính tháng Tám bằng 102,98% so với tháng trước và chỉ bằng 68,02% so cùng tháng năm trước. Trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm bằng 84,94% so cùng kỳ năm trước; sản xuất đồ uống bằng 58,32% cùng kỳ năm trước,...

Chỉ số sử dụng lao động của ngành công nghiệp tháng Tám năm 2022 tăng 0,87% so với tháng trước và tăng 77,55% so với tháng cùng kỳ năm trước. Ước tính 8 tháng năm 2022 tăng 24,62% so cùng kỳ năm trước.

3. Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Tám (Số giải ngân đến 15/8/2022) ước tính 323,23 tỷ đồng, chỉ bằng 41,27% so với tháng trước và tăng 136,62% so cùng tháng năm trước. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 298,59 tỷ đồng, giảm 55,93% so tháng trước, tăng 131,80% so cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 2.192,68 tỷ đồng, bằng 42,79% kế hoạch năm, tăng 94,50% so với cùng kỳ. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.817,43 tỷ đồng, đạt 46,24% kế hoạch năm, tăng 98,72% so với cùng kỳ trước. 

 4. Thu, chi ngân sách nhà nước

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng Tám ước tính thu được 804,17 tỷ đồng, tăng 9,02% so với tháng trước, tăng 110,62% so cùng tháng năm trước. Trong đó thu nội địa 800 tỷ đồng, tăng 10,43% so với tháng trước, tăng 117,52% so cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng tổng thu ngân sách ước tính đạt 7.964,90 tỷ đồng, bằng 72,09% dự toán, tăng 12,63% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Thu nội địa 7.878,08 tỷ đồng, đạt 71,63% dự toán, tăng 12,11% và chiếm 98,91% tổng thu. So với cùng kỳ năm trước, có một số khoản thu tăng khá cao[6], bên cạnh đó vẫn còn một số khoản thu đạt còn thấp so cùng kỳ như: Thuế bảo vệ môi trường bằng 38,23%; thu cho thuê mặt đất, mặt nước bằng 44,30%; thu xổ số kiến thiết bằng 83,22%, thu từ doanh nghiệp nhà nước TW bằng 85,08%,...

Tổng chi ngân sách địa phương tháng Tám ước tính 1.584,39 tỷ đồng, tăng 44,17% so với tháng trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển 655,31 tỷ đồng, tăng 170,21% so tháng trước, tăng 330,68% so cùng tháng năm trước; chi thường xuyên 929,08 tỷ đồng, tăng 9,41% so tháng trước, tăng 48,81% so cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng, tổng chi ngân sách địa phương ước tính chi 9.145,83 tỷ đồng, bằng 59,53% dự toán năm, tăng 37,95% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi đầu tư phát triển 2.650 tỷ đồng, đạt 67,42% dự toán và tăng 112,94% so với cùng kỳ năm trước; chi thường xuyên 6.488,58 tỷ đồng, đạt 65,74% dự toán và tăng 20,49% so với cùng kỳ.

5. Ngân hàng

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tập trung các giải pháp như duy trì tăng trưởng huy động vốn; tăng cường thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhờ đó, huy động vốn và tín dụng tiếp tục tăng trưởng, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ước đến cuối tháng 8/2022, một số chỉ tiêu đạt cụ thể như sau:

Tổng nguồn vốn hoạt động ước đạt 126.650 tỷ đồng, tăng 0,68% so tháng trước, tăng 7,59% so đầu năm; trong đó, vốn huy động tại địa phương ước đạt 68.500 tỷ đồng (chiếm 54,09% tổng nguồn vốn hoạt động), tăng 0,22% so tháng trước, tăng 11,57% so đầu năm.

Doanh số cho vay trong tháng đạt 14.000 tỷ đồng (trong đó 80,71% doanh số cho vay là phục vụ sản xuất kinh doanh); dư nợ cho vay đạt 103.900 tỷ đồng, tăng 0,69% so tháng trước, tăng 6,67% so đầu năm.

Nợ xấu nội bảng 1.500 tỷ đồng, chiếm 1,44% tổng dư nợ.

Nợ tổn thất (nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro và đang theo dõi ngoại bảng) 1.250 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng trên địa bàn khá ổn định. Tỷ giá vàng và ngoại tệ diễn biến theo xu hướng chung của cả nước và thế giới.

6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

Thị trường bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong tháng Tám tăng trưởng khá và ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng tăng hơn 21% so cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:

a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tám ước đạt 11.530,23 tỷ đồng, tăng 0,80% so tháng trước, tăng 64,03% so cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng ước tính đạt 86.625,45 tỷ đồng, bằng 69,30% kế hoạch năm, tăng 21,67% so cùng kỳ. Chia theo ngành hoạt động:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng Tám ước đạt 7.979,18 tỷ đồng, tăng 1,78% so với tháng trước, tăng 37,30% so cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng ước tính đạt 62.360,33 tỷ đồng, bằng 65,30% kế hoạch năm, tăng 13,71% so cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng Tám ước tính 1.893,85 tỷ đồng, giảm 2,44% so tháng trước, tăng 235,92 lần so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng ước tính đạt 11.769,94 tỷ đồng, bằng 83,47% kế hoạch năm, tăng 49,12% so cùng kỳ năm trước.

Doanh thu du lịch lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch tháng Tám ước đạt 123,76 tỷ đồng, tăng 1,42% so tháng trước. Tính chung 8 tháng ước tính đạt 481,30 tỷ đồng, bằng 160,43% kế hoạch năm, tăng hơn 259,06 lần so cùng kỳ.

Doanh thu hoạt động dịch vụ khác tháng Tám ước đạt 1.533,45 tỷ đồng, tăng 0,04% so với tháng trước, tăng 134,40% so cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng ước tính đạt 12.013,88 tỷ đồng, bằng 79,56% kế hoạch năm, tăng 16,50% so cùng kỳ.

b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Tám ước đạt 77 triệu USD, tăng 0,35%[7] so với tháng trước và tăng 126,74% so cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính 558,95 triệu USD, đạt 71,66% kế hoạch năm, tăng 16,67% so với cùng kỳ năm trước[8].

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Tám ước đạt 18 triệu USD, tăng 1,81% so với tháng trước và tăng 42,63% so tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng ước tính đạt 109,80 triệu USD, đạt 84,46% kế hoạch năm, tăng 16,39 so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu, chủ yếu vẫn là nguyên liệu dùng cho sản xuất.

c. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tám giảm 0,02% so với tháng trước. Trong đó: khu vực thành thị giảm 0,03%, khu vực nông thôn giảm 0,01%. CPI tháng Tám giảm nhẹ so với tháng trước, có 9/11 nhóm tăng, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,01% (trong đó thực phẩm tăng 1,22%); kế đến là nhóm hàng hóa khác tăng 0,90%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,61%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,35%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,19%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14%; nhóm giáo dục tăng 0,10%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,09%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%. Riêng nhóm giao thông giảm 5,08% và nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,02%.

So với tháng 12 năm trước (sau 8 tháng) chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,84%. Tất cả 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính đều tăng giá. Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với mức tăng 6,15% (trong đó thực phẩm tăng 7,13%); kế đến là nhóm giao thông tăng 5,25%; nhóm giáo dục tăng 5,06%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,08%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 2,91%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,29%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,95%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,94%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,88%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,35% và nhóm bưu chính viễn thông tăng ít nhất, tăng 0,09%.

Chỉ số giá vàng: tháng Tám so với tháng trước giảm 0,95% và tăng 1,67% so với tháng 8 năm trước. Giá vàng nhẫn bình quân tháng Tám là 5.222.000 đồng/chỉ (giảm 50.000 đ/chỉ so với tháng trước).

Chỉ số giá đô la Mỹ: tháng Tám tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 2,14% so với cùng tháng năm trước. Giá USD bình quân tháng Tám tại liên ngân hàng là 2.352.700 đồng/100 USD, tăng 6.600 đồng/100 USD so với tháng trước.

d. Vận tải hành khách và hàng hóa

Trong tháng, ngành giao thông vận tải có các giải pháp giảm chi phí vận tải, chi phí sản xuất kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp vận tải trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao. Cụ thể lĩnh vực đường bộ giảm 30% mưc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách; giảm 10% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa. Ngoài ra, tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cước cũng như đảm bảo an toàn giao thông trong lĩnh vực hoạt động vận tải, không để giá cước vận chuyển hành khách, hàng hóa leo thang, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:

Vận tải hành khách: Ước tính vận chuyển hành khách trong tháng Tám đạt hơn 8,29 triệu lượt khách, tăng 7,72% so tháng trước, tăng 186,20% so với cùng tháng năm trước; luân chuyển 571,46 triệu HK.km, tăng 7,79% so tháng trước, tăng 198,90% so cùng tháng năm trước. Tính chung 8 tháng vận tải hành khách ước tính đạt gần 53,92 triệu lượt khách, bằng 69,30% kế hoạch năm, tăng 36,01% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, đường biển tăng 71,11%; vận tải đường bộ tăng 34,42%. Luân chuyển hành khách đạt 3.713,78 triệu HK.km, bằng 71,98% kế hoạch năm, tăng 38,29% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hóa: tháng Tám hàng hóa vận chuyển ước tính 1,38 triệu tấn, tăng 6,47% so tháng trước, tăng 33,75% so cùng tháng năm trước; luân chuyển 198,20 triệu tấn.km, tăng 6,31% so tháng trước, tăng 33,72% so cùng kỳ. Tính chung 8 tháng, vận tải hàng hóa ước tính đạt hơn 9,98 triệu tấn, bằng 65,56% kế hoạch năm, tăng 12,90% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 1.434,86 triệu tấn.km, đạt 65,77% kế hoạch năm, tăng 13,22% so cùng kỳ năm trước.

e. Du lịch

Trong tháng thực hiện tốt các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức khảo sát các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại một số huyện, thành phố trong tỉnh. Tham dự lễ hội Namaste Việt Nam 2022, qua đó tăng cường tình đoàn kết, thắc chặt mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch giữa Ấn Độ với Kiên Giang. Bên cạnh đó, hoạt động các các cơ sở lưu trú, lữ hành được tăng cường, một số cơ sở kinh doanh du lịch có ý thức duy trì chất lượng, chấp hành tốt quy định của pháp luật, đây cũng là bước tiến triển khá tốt trong công tác thẩm định, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch đối với doanh nghiệp. Nhìn chung, hoạt động du lịch trong 8 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ, các nhiệm vụ, chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Ước tính khách du lịch trong tháng Tám đạt 917,90 ngàn lượt khách, giảm 11,93% so với tháng trước, tăng hơn 275 lần so tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 443,40 ngàn lượt khách, giảm 12,74% so với tháng trước, tăng hơn 133 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách quốc tế 21,47 ngàn lượt khách, giảm 0,58% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng tổng lượt khách du lịch ước đạt 5.607,16 ngàn lượt khách, bằng 100,13% kế hoạch năm, tăng 141,59% so cùng kỳ năm trước. Trong đó lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 2.628,36 ngàn lượt khách, bằng 114,28% kế hoạch năm, tăng 131,04% so cùng kỳ năm trước. Trong đó khách quốc tế 100,86 ngàn lượt khách, đạt 50,43% kế hoạch năm.

7. Một số tình hình xã hội

a. Lao động, giải quyết việc làm, đào tạo nghề

Tháng Tám, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 3.613 lượt người[9]. Nâng tổng số từ đầu năm đến nay đã giải quyết việc làm cho 27.626 lượt người, đạt 78,93% so kế hoạch năm, tăng 41,93% so cùng kỳ năm trước[10].

Trong tháng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh, đào tạo mới 1.572 người, trong đó trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên 250 người; 980 người trình độ trung cấp nghề và 342 người trình độ cao đẳng nghề. Nâng tổng số lao động được đào tạo qua 8 tháng lên 15.931 người[11], đạt 66,38% kế hoạch năm, tăng 20,74% so cùng kỳ năm trước.

b. Giáo dục

Công tác, quản lý chỉ đạo, điều hành tại các cơ sở giáo dục tiếp tục được đổi mới; tăng cường phân cấp quản lý đi đôi với kiểm tra, giám sát và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng thực hiện tốt, góp phần giữ vững kỷ cương, nền nếp trường, lớp học, góp phần ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh tiểu học theo kế hoạch, đến ngày 27/7/2022 có 132.023/204.354 học sinh được tiêm, đạt tỷ lệ 64,61%.

Tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên năm học 2022-2023. Giải quyết thủ tục, hồ sơ học sinh chuyển trường trong và ngoài tỉnh theo quy định. Kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và chuẩn quốc gia bậc trung học; tham gia hội đồng tuyển sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú năm học 2022-2023.

Hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2021-2022. Thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo; giải quyết thủ tục hành chính cấp lại bản sao từ sổ gốc. Thẩm tra, chỉnh sửa, cấp phát văn bằng chứng chỉ theo quy định. Tổ chức đánh giá ngoài cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh.

c. Tình hình y tế

Trong tháng, tổng số lượt khám chữa bệnh giảm so với tháng trước nhưng số bệnh nhân điều trị nội trú tại các cơ sở y tế tăng. So với cùng kỳ năm 2021 số lượt khám chữa bệnh tăng 61.960 lượt và số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 6.747 bệnh nhân. Bên cạnh đó, một số bệnh truyền nhiễm so với tháng trước tăng như: Sốt xuất huyết, lỵ trực trùng, tiêu chảy, thủy đậu, lỵ Amip, viêm gan virus, ... Các bệnh mắc giảm so với tháng trước như: Tay chân miệng, cúm, thương hàn. Chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Các cơ sở điều trị thực hiện tốt các quy định, quy chế chuyên môn, đảm bảo thực hiện tốt công tác trực khám bệnh, chữa bệnh. Chất lượng chẩn đoán và điều trị được duy trì các kỹ thuật y tế chất lượng cao...

Tình hình dịch bệnh:

- Tình hình dịch Covid-19: từ khi xuất hiện dịch trên địa bàn tính đến từ ngày 21/8/2022, toàn tỉnh ghi nhận 40.006 trường hợp mắc COVID-19[12], đã điều trị khỏi 39.033 trường hợp; 1043 trường hợp tử vong; 65 trường hợp đang điều trị tại cơ sở y tế trong tỉnh. Hiện tại đang cách ly điều trị tại nhà 156 trường hợp. Tổng số trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 là 386.625 trường hợp.

Tình hình tiêm vắc xin phòng Covid – 19:

Người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi cơ bản là 1.184.774 người, đạt 104,91%. Trẻ từ 12-17 tuổi: mũi 1 (số lượng: 169.183 trẻ, đạt 102,79%); mũi 2 (số lượng: 161.931 trẻ, đạt 98,39%). Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm mũi 1 (số lượng 182.049 trẻ, đạt 84,30%); mũi 2 (số lượng 125.050, đạt 57,91%).

- Bệnh sốt xuất huyết Dengue trong tháng ghi nhận 891 cas (tăng 144 ca so với tháng trước), có 38 ca sốt xuất huyết nặng[13]. Nâng tổng số từ đầu năm đến nay có 2.108 cas mắc, cao nhất là TP Phú Quốc 309 cas, TP Rạch Giá 94 cas, huyện Châu Thành 83 cas, huyện Giồng Riềng 80 cas, huyện Hòn Đất 40 cas, ... Không có trường hợp tử vong.

- Bệnh tay chân miệng trong tháng ghi nhận 185 cas mắc mới, giảm 161 ca so với tháng trước; lũy kế đến nay 716 cas, cao nhất là TP Phú Quốc 38 cas, huyện Giồng Riềng 32 cas, huyện Hòn Đất 30 cas, ... Các bệnh mắc tăng so với tháng trước như: Tiêu chảy 140 cas (tăng 23 cas); Lỵ trực trùng 9 cas (tăng 02 cas); Thủy đậu 02 cas (giảm 01 cas); Lỵ Amip 01 cas (tăng 01 cas); Viêm gan virus 43 cas (tăng 43 cas), ... Các bệnh giảm so với tháng trước như: Cúm 38 cas (giảm 10 cas), thương hàn 19 cas (giảm 20 cas), … Không có trường hợp tử vong.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng thực hiện thanh, kiểm tra 659 cơ sở, trong đó có 558 cơ sở đảm bảo VSATTP theo quy định (84,67%) và 101 cơ sở chưa đảm bảo VSATTP (15,33%), qua đó đã xử phạt vi phạm hành chính tại 05 cơ sở với số tiền 28 triệu đồng, đồng thời nhắc nhỡ hướng dẫn 96 cơ sở thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm đúng quy định. Ngoài ra còn kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm tại các sự kiện được tổ chức trên địa bàn tỉnh.

 Trong tháng ngộ độc thực phẩm mắc lẻ 12 người (ngộ độc do cồn 11 trường hợp và 01 trường hợp do thực phẩm biến chất), không có trường hợp tử vong.

d. Hoạt động Văn hóa, Thể dục thể thao

Hoạt động Văn hóa: Trong tháng 8, tập trung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và gia đình phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị; nhất là tuyên truyền kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2022); kỷ niệm 134 Ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2022); kỷ niệm 111 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911-25/8/2022); kỷ niệm 131 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Tần (08/1891-08/2022); kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Võ Chí Công (07-8-1912 - 07-8-2022). Đặc biệt, tổ chức thành công hội thi văn nghệ tỉnh Kiên Giang năm 2022.

Công tác gia đình và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Xây dựng Kế hoạch tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình chuyên đề: Kỹ năng sinh hoạt cho các thành viên 05 câu lạc bộ trên địa bàn huyện U Minh Thượng; xây dựng Kế hoạch tham gia ngày hội gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ lần thứ III năm 2022.

Hoạt động Thể dục thể thao:

- Thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức tập huấn võ Vovinam cho lãnh đạo, chuyên viên phụ trách giáo dục thể chất các phòng giáo dục và đào tạo, lãnh đạo các trường có cấp tiểu học; phối hợp liên đoàn cờ tổ chức giải cờ vua đồng bằng sông cửu long Kiên Giang năm 2022; tổ chức các giải: Giải võ cổ truyền, giải cờ vua, giải bóng đá Futsal nữ, giải bóng chuyền hơi nữ, giải Teakwondo trong khuôn khổ Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Kiên Giang lần thứ IX năm 2022. tổ chức lớp nghiệp vụ hướng dẫn viên cơ sở về chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước năm 2022.

- Thể thao thành tích cao: Đội cờ vua tham dự giải vô địch cờ vua trẻ xuất sắc quốc gia từ ngày 06/7 đến 18/7/2022 (đạt 04 huy chương bao gồm: 02 huy chương bạc, 02 huy chương đồng); đội tuyển trẻ và năng khiếu điền kinh tham dự giải các lứa tuổi từ ngày 28/6 đến 10/7/2022 tại Kon Tum (đạt 03 huy chương đồng); đội tuyển bóng chuyền bãi biển nữ tham dự giải vô địch trẻ và vô địch 2x2 đồng đội toàn quốc tại Kiên Giang từ ngày 11/7 đến 17/7/2022 (đạt 02 huy chương: 01 huy chương bạc và 01 huy chương đồng); đội bắn cung tham dự giải vô địch bắn cung trẻ quốc gia từ ngày 10/7 đến 19/7/2022 tại Hà Nội (đạt 05 huy chương bao gồm: 04 bạc, 01 đồng) và tham gia cọ xát tại nhiều giải cấp quốc gia, cấp khu vực.

e. Tình hình an toàn giao thông

Tính từ ngày 15/7/2022 đến 14/8/2022, toàn tỉnh xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, làm 8 người chết, 7 người bị thương. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 3 vụ, số người chết tăng 01 người và số người bị thương tăng 4 người. So với tháng cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giao thông tăng 9 vụ (tăng 37,50%), số người chết tăng 7 người (tăng 14,29%), số người bị thương tăng 6 so cùng kỳ. Tính chung 8 tháng đầu năm (từ 15/12/2021 đến 14/8/2022) toàn tỉnh xảy ra 82 vụ tai nạn giao thông (đường bộ 79 vụ, đường thủy 3 vụ), làm 63 người chết, 37 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, tăng 3 vụ (tăng 3,80%), tăng 12 người chết (tăng 23,53%) và giảm 7 người bị thương (giảm 15,91%).

Tình hình tai nạn giao thông trong 8 tháng đầu năm còn diễn biến phức tạp, số vụ và số người chết đều tăng so với cùng kỳ, thể hiện mức độ tai nạn giao thông nghiêm trọng tăng. Vì thế, các ngành chức năng cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và tuyên truyền, vận động nhân dân gương mẫu chấp hành Luật giao thông khi tham gia giao thông, để mọi người dân nâng cao ý thức khi tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn trong thời gian tới.

f. Tình hình cháy, nổ và thiên tai

Tình hình cháy nổ: Từ ngày 15/7/2022 đến 14/8/2022 toàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy nhà dân tại khu phố 3, phường Dương Đông, Thành phố Phú Quốc. Vụ cháy đã gây thiệt hại 11 căn nhà tạm, ước tính giá trị thiệt hại khoảng 1.650 triệu đồng; trong tháng không xảy ra vụ nổ nào. Tính chung 8 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 6 vụ cháy, không có vụ nổ, làm 02 người chết và 01 người bị thương. Thiệt hại ước tính khoảng 5,71  tỷ đồng.

Tình hình thiên tai: Tính từ ngày 19/7/2022 đến ngày 18/8/2022, toàn tỉnh xảy ra nhiều cơn mưa lốc kèm sấm sét làm 11 căn nhà bị sập và 8 nhà bị tốc mái, làm bị thương 01 người, ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 410 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay, thiên tai xảy ra trên toàn tỉnh đã làm 89 nhà sập, 295 nhà bị tốc mái, 4 người chết và 4 người bị thương, chìm 14 tàu đánh cá, ước tính thiệt hại khoảng 8.410 triệu đồng.

 

Tải về: - Số liệu Kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2022 của tỉnh Kiên Giang;


[1] Tập trung ở các huyện như Hòn Đất 78.690 ha, Giồng Riềng 46.801 ha, Tân Hiệp 36.598 ha, Giang Thành 29.270 ha, Gò Quao 25.332 ha, Kiên Lương 22.400 ha, Châu Thành 19.043 ha, U Minh Thương 6.332, An Biên 6.020 ha, Rạch Giá 5.483 ha, Vĩnh thuận 3.730 ha.

[2] Tập trung ở các huyện như Giồng Riềng 24.500 ha, Giang Thành 14.166 ha, Tân Hiệp 24.286 ha, Hòn Đất 4.240 ha và Châu Thành 5.500 ha, TP Rạch Giá 305 ha; Gò Quao 3 ha.

[3] Trong đó: ngành chế biến thực phẩm tăng 4,92%; ngành sản xuất đồ uống tăng 37,39%, ...

[4] Trong đó: ngành sản xuất giày da tăng 316,83%; ngành sản xuất đồ uống giảm 29,78%, ...

[5] Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 95,16% trong tổng số, tăng 32,56%.

[6] Thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1112,82% dự toán, tăng 93,57%; thu thuế khu vực công thương nghiệp ngoài NN đạt 87,53% dự toán, tăng 40,07%; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 95,81% dự toán, tăng 39,28%; Thu lệ phí trước bạ, đạt 95,46% dự toán, tăng 55,40% so cùng kỳ.

[7] So với tháng trước, giá trị hàng nông sản tăng 0,80%; hàng thủy hải sản tăng 0,75%; nguyên liệu giày da tăng 0,05%.

[8] Trong đó: hàng nông sản 130,05 triệu USD, đạt 48,35% kế hoạch năm, giảm 24,56% so cùng kỳ; hàng thủy sản 181,99 triệu USD, đạt 68,68% kế hoạch năm, tăng 18,36% so cùng kỳ; nguyên liệu Giày da 123,53 triệu USD, đạt 95,02% kế hoạch, tăng 57,87%.

[9] Trong đó: Trong tỉnh 1.731 lượt người; ngoài tỉnh 1.833 lượt người, xuất khẩu lao động 49 người

[10] Trong đó: Trong tỉnh 14.593 lượt người; ngoài tỉnh 12.673 lượt người, xuất khẩu lao động 360 người.

[11] Trong đó: Sơ cấp & dạy nghề thường xuyên 13.158 người; trung cấp nghề 2.249 người; cao đẳng nghề 524 người.

[12] Trong đó có 106 cas nhập cảnh và 40.006 cas nhiễm trong tỉnh.

[13] Cao nhất là TP Phú Quốc 08 cas, huyện Châu Thành 06 cas, An Biên 05 cas, Vĩnh Thuận 05 cas, …

 

Số lần đọc: 1017
Cục thống kê Kiên Giang
Tin liên quan