22.01.2015
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản a. Nông nghiệp * Vụ Mùa :Tính đến ngày 15/01/2015, toàn tỉnh đã kết thúc gieo sạ lúa mùa với diện tích được 63.002 ha, đạt 96,93% kế hoạch năm (giảm 1.998 ha) và bằng 99,93% so cùng kỳ năm trước (giảm 42 ha), trong đó: huyện An Minh giảm 1,479 ha, U Minh Thượng giảm 500 ha. Nguyên nhân diện tích vụ mùa giảm do một số hộ nông dân chuyển sang nuôi tôm, ngoài ra diện tích gieo trồng bị nhiễm mặn làm thiệt hại 1.258 ha, cao hơn cùng kỳ năm trước là 608 ha, huyện An Minh thiệt hại nhiều nhất 1.187 ha và huyện An Biên 71 ha. Tính đến trung tuần tháng này diện tích thu hoạch lúa mùa được trên 40.000 ha, chiếm trên 70% diện tích gieo trồng, năng suất ước đạt từ 43,4 tạ/ha đến 44,5 tạ/ha, tương đương vụ mùa năm trước. Dự kiến đến trung tuần tháng 2 trên toàn tỉnh sẽ thu hoạch dứt điểm. Hiện nay diện tích còn nhiễm sâu bệnh là 450 ha, chủ yếu là bệnh lem lép hạt và bệnh đạo ôn cổ bông, xuất hiện nhiều ở huyện An Minh (195ha), U Minh Thượng (144ha)... * Vụ Đông Xuân: Diện tích gieo sạ 307.328 ha, vượt kế hoạch 0,76% (tăng 2.328 ha) và tăng 0,98% so cùng kỳ năm trước (tăng 2.980 ha). Diện tích tăng chủ yếu ở huyện Kiên Lương (tăng 1.959 ha), do nông dân chuyển diện tích đất trồng rừng tràm không hiệu quả sang trồng lúa chủ yếu tại 2 xã Kiên Bình, Hòa Điền và một số diện tích nuôi thuỷ sản của xã Bình Trị hiệu quả thấp chuyển sang trồng lúa 2 vụ, ngoài ra huyện Giồng Riềng còn tận dụng diện tích vườn tạp kém hiệu quả để trồng lúa. Các huyện có diện tích gieo trồng lúa Đông xuân nhiều nhất là: Hòn Đất 81.400ha; kế đến Giồng Riềng: 46.336ha; Tân Hiệp: 36.655ha; Gò Quao: 25.485ha... Hiện nay một số địa phương gieo sạ lúa Đông xuân sớm đang thu hoạch được trên 18.000 ha, bằng 60,53% so cùng kỳ năm trước. Diện tích nhiễm sâu bệnh trên lúa Đông xuân là 14.870 ha, so với cùng thời điểm năm trước tăng 3.937 ha, trong đó các bệnh nhiễm nhiều là bệnh đạo ôn lá 8.663ha, xuất hiện ở huyện Giồng Riềng, Hòn Đất, Gò Quao, Giang Thành, Kiên Lương.. bệnh lem lép hạt 1.677 ha, xuất hiện ở huyện Giang Thành, An Biên... bệnh rầy nâu 1.519 ha, xuất hiện chủ yếu ở huyện Giang Thành... bệnh đạo ôn trổ bông 765ha, chủ yếu ở huyện Giang Thành... Tình hình diện tích nhiễm sâu bệnh trên vụ Đông xuân năm nay tăng, nhất là thời tiết hiện đang lạnh kéo dài vào sáng sớm và chiều tối, độ ẩm không khí tăng đây là điều kiện thích hợp cho các các bệnh trên cây lúa phát triển. Vì vậy các ngành chức năng cần khuyến cáo bà con nông dân thường xuyên thăm đồng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời dịch bệnh trên vụ lúa Đông xuân nhằm đảm bảo vụ này đạt năng suất cao hơn. * Cây rau màu: Nông dân gieo trồng màu vụ Đông xuân năm nay giảm hơn so cùng thời điểm năm trước do giá cả thấp và thiếu ổn định, các địa phương trồng chủ yếu các loại: rau đậu được 678ha, giảm 29,15%; khoai lang 371ha, giảm 19,7%; dưa hấu 241ha, giảm 26,52%... * Chăn nuôi: Thời gian qua sản phẩm và thức ăn chăn nuôi giá cả khá ổn định cùng với việc kiểm soát dịch bệnh tốt là điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi của tỉnh duy trì phát triển. Trong tháng đầu năm chưa phát hiện ổ dịch, vẫn duy trì công tác tiêm phòng các bệnh thường xảy ra như tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả trên đàn heo cúm trên đàn gia cầm... , tuy nhiên hiện nay thời tiết đang lạnh và kéo dài nên bệnh viêm đường hô hấp trên đàn gia cầm ở huyện Tân Hiệp có xảy ra. Vì vậy các ngành chức năng cần lưu ý công tác phòng, chống các bệnh do thời tiết thay đổi để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của tỉnh. Mặc dù gần Tết Nguyên đán, nhưng giá cả sản phẩm chăn nuôi vẫn không tăng, hiện heo hơi giá từ 48.000đ-50.000đ/kg; gà hơi 95.000- 100.000đ/kg; vịt hơi 40.000đ/kg, vịt làm sẵn 55.000đ/kg, thịt trâu, bò 200.000- 210.000đ/kg, trứng gà, vịt giá ổn định. b. Lâm nghiệp: Diện tích rừng được chăm sóc trong tháng ước được 3.540 ha, bằng 92,55% so cùng kỳ; sản lượng gỗ khai thác (tính cả tràm) ước tính 4.715 m3, bằng 70,08% so cùng kỳ. Nếu tính về hiệu quả thì diện tích rừng trồng khó phát triển, một số địa phương ở vùng Tứ Giác Long Xuyên đã chuyển đất trồng rừng sang trồng lúa.. Công tác bảo vệ rừng mặc dù được ngành chức năng duy trì tuần tra, kiểm soát, nhưng vẫn còn xảy ra 01 vụ phá rừng phòng hộ huyện Kiên Lương với diện tích 0,27 ha. c. Thủy sản Tình hình khai thác trong tháng này tuy biển động nhẹ nhưng vẫn duy trì ổn định, là tháng trước Tết nên hầu hết các phương tiện tranh thủ ra khơi để khai thác sản phẩm bù lại thời gian nghỉ Tết dài ngày. Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010) tháng một ước được 1.386,6 tỷ đồng, giảm 20,91% so tháng trước, tăng 7,01% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: giá trị khai thác 963,6 tỷ đồng, giảm 18,86% so tháng trước và tăng 7,62% so cùng kỳ; giá trị nuôi trồng 422,9 tỷ đồng, giảm 25,22% so tháng trước, tăng 5,64% so cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thủy sản (cả khai thác và nuôi trồng) trong tháng một ước đạt 48 ngàn tấn, tăng 0,71% so tháng trước (tăng 340 tấn) và bằng 99,31% (giảm 332 tấn) so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Sản lượng khai thác ước tính 38,2 ngàn tấn thủy hải sản các loại, tăng 0,54% so tháng trước (tăng 207 tấn) và tăng 1,59% so cùng kỳ năm trước (tăng 598 tấn). Sản phẩm khai thác trong tháng tăng hơn tháng trước gồm: hải sản khác tăng 13,65% (tăng 537 tấn) và mực được 4,7 ngàn tấn, tăng 2,12% (tăng 98 tấn). Tuy nhiên lượng tôm có giá trị cao được 2,9 ngàn tấn, giảm 0,14% (giảm 4 tấn); cá các loại 26,1 ngàn tấn, giảm 1,6% (giảm 424 tấn). So với tháng 1 năm trước, sản lượng cá các loại tăng 2,81% (tăng 714 tấn); mực tăng 4,05% (tăng 184 tấn); tôm giảm 2,54% (giảm 76 tấn) và thủy hải sản khác giảm 4,77% (giảm 224 tấn). Nhìn chung sản lượng khai thác trong tháng tăng không đáng kể, biển động nhẹ thuận lợi cho các phương tiện có công lớn hoạt động nên sản phẩm khai thác được chủ yếu là cá và mực. Nhưng tháng này do lượng tôm khai thác giảm và lượng tôm thẻ chân trắng nuôi cũng giảm mạnh (giảm 1.831 tấn) so tháng trước làm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của ngành giảm trên 20%. Sản lượng nuôi trồng trong tháng ước được 9,8 ngàn tấn, tăng 1,37% (tăng 133tấn) so tháng trước và giảm 8,61% so cùng kỳ năm trước (giảm 930 tấn). Một số sản phẩm nuôi trồng tăng như: tôm sú đạt 880 tấn, tăng 22,05% (tăng 159 tấn) và tăng 5,39% so cùng kỳ; thủy sản khác 3,2 ngàn tấn, tăng 2,9 lần (tăng 2.131 tấn) so tháng trước, trong đó: sò huyết và sò lông gần 2,4 ngàn tấn, tăng 8,8 lần (tăng 2.111tấn) so tháng trước, giảm 30,41% so cùng kỳ năm trước (giảm 1.040 tấn); hến 440 tấn, tăng 3,2 lần so tháng trước và tăng 30,95% so cùng kỳ. Lượng tôm thẻ chân trắng đạt 785 tấn, giảm 69,99% so tháng trước, tăng 21,89% (141 tấn) so cùng kỳ; cua nuôi đạt 403 tấn, so tháng trước giảm 237 tấn, tăng 126 tấn so cùng kỳ năm trước; cá nuôi các loại đạt 4,9 ngàn tấn, giảm 326 tấn so tháng trước và giảm 295 tấn so cùng kỳ năm trước làm ảnh hưởng đến giá trị nuôi trồng giảm mạnh. Sản lượng cá nuôi giảm so tháng trước nguyên nhân tháng trước bà con thu hoạch cá trong ruộng để chuẩn bị thả tôm; Thời điểm cùng kỳ năm trước là tháng Tết, nên người dân tập trung thu hoạch cá, sò lông phục vụ Tết từ đó làm sản lượng thu hoạch các sản phẩm này trong tháng giảm nhiều so cùng kỳ. Ngoài ra những tháng cuối năm do giá tôm tăng, nên bà con thả nuôi thời vụ kéo dài làm sản lượng tôm sú, tôm thẻ tăng hơn cùng kỳ. 2. Công nghiệp Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP): Trong tháng 01 toàn ngành tăng 10,19% so tháng trước và tăng 23,3% so cùng kỳ năm trước, trong tháng một so với tháng trước ngành có chỉ số sản xuất tăng cao nhất là ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 14,88%, trong đó ngành xay xát và sản xuất bột thô tăng cao 30,59% và ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 5,33%. Còn lại các ngành khác như: ngành khai thác đá, sản xuất xi măng, sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước và xử lý rác thải nước thải chỉ đạt mức tăng từ 1,03% đến 1,97%. So với tháng 01 năm trước, IIP tăng cao nhất ở ngành sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 45,42%; kế đến ngành chế biến bảo quản thủy sản tăng 42,62%; ngành khai thác đá tăng 26,51%; ngành sản xuất, truyền tải phân phối điện tăng 11,23%... Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010): Tháng một toàn ngành ước được 2.562,4 tỷ đồng, tăng 10,46% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến chiếm giá trị cao nhất 2.439,1 tỷ đồng, tăng 10,95%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí đạt 71 tỷ đồng, tăng 1,49%; ngành khai khoáng 39,9 tỷ đồng, tăng 1,99% so tháng trước. Giá trị sản xuất toàn ngành trong tháng đạt 7,2% kế hoạch năm và tăng 23,72% so cùng kỳ năm trước (một phần cùng kỳ năm trước là tháng Tết mức sản xuất thấp). Giá trị tăng chủ yếu từ ngành chế biến chế tạo 2.439,1 tỷ đồng, tăng 24,25%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: 71 tỷ đồng, tăng 9,31%; ngành khai khoáng: 39,9 tỷ đồng, tăng 26,62% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: 12,2tỷ đồng, tăng 7,04% so cùng kỳ. Trong tháng, sản xuất các mặt hàng thủy sản đều tăng như: cá đông ước đạt 159 tấn, tăng 6% so tháng trước và tăng 59% so cùng kỳ năm trước; tôm đông: 253 tấn, tăng 5,86% so tháng trước và tăng 21,05% so cùng kỳ năm trước; mực đông: 1.390 tấn, tăng 5,78% so tháng trước và tăng 56,36% so cùng kỳ năm trước. Xi măng trong tháng được 297 ngàn tấn, tăng 0,67% so tháng trước và tăng 42,83% so cùng kỳ... Hoạt động các doanh nghiệp chế biến thủy sản những tháng qua phần nào đã tháo gỡ khó khăn tìm được đầu ra, mức sản xuất tiếp tục tăng là tín hiệu tốt cho phát triển kinh tế, nếu như sản xuất xi măng, xay xát gạo cùng phát triển thì ngành công nghiệp sẽ đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. 3. Vốn đầu tư Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trong tháng một ước thực hiện được 259,7 tỷ đồng, so tháng trước tăng 2,15%, đạt 7,97% so dự toán và tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 111,5 tỷ đồng, đạt 10,69% dự toán và tăng 17,82% cùng kỳ; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 65,8 tỷ đồng, đạt 7,2% kế hoạch và tăng 18,65%; vốn ngoài nước ODA 8,5 tỷ đồng, bằng 4,37% kế hoạch và tăng 74,18 so cùng kỳ năm 2014. Vốn đầu tư thực hiện trong tháng này tăng cao so cùng kỳ là do các đơn vị cố gắng đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án để sớm đưa vào hoạt động và nghỉ Tết Nguyên đán. 4. Thu, chi ngân sách Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng một ước đạt 798,8 tỷ đồng, tăng 30,82% so cùng kỳ năm trước. Trong đó các khoản thu đạt cao so với dự toán và cùng kỳ năm 2014 như: thu tiền sử dụng đất 264,1 tỷ đồng, đạt 44,03% dự toán và tăng 27,7 lần so cùng kỳ; thu thuế công thương nghiệp ngoài Nhà nước 146,6 tỷ đồng, đạt 12,87% dự toán và tăng 27,37%; thuế thu nhập cá nhân 34,5 tỷ đồng, đạt 10,45% dự toán và tăng 77,77%; thu phí trước bạ 14,1 tỷ động, đạt 10,15% dự toán và tăng 20,29%. Tổng chi ngân sách địa phương tháng một ước tính 747,7 tỷ đồng, giảm 24,21% so cùng kỳ năm 2014, trong đó, chi thường xuyên 465,2 tỷ đồng, bằng 8,33% dự toán và giảm 28,31%; chi đầu tư phát triển 108,8 tỷ đồng, bằng 5% dự toán và tăng 2,4 lần so cùng kỳ năm 2014. 5. Ngân hàng: Trong tháng một tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt 43.440 tỷ đồng, giảm 0,68% so tháng trước, trong đó: vốn huy động tại địa phương ước đạt 23.740 tỷ đồng, giản 0,55% so tháng trước, chiếm 54,65% tổng nguồn vốn hoạt động. Vốn huy động tại địa phương giảm chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán, nguyên nhân do đây là thời gian chuẩn bị đón tết Nguyên đán do đó người dân có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng và kinh doanh hàng hoá Tết - Doanh số cho vay trong tháng 01/2015 ước đạt 5.500 tỷ đồng. Dư nợ cho vay ước đạt 33.110 tỷ đồng, giảm 0,89% so với tháng trước. - Dư nợ xấu ước 800 tỷ đồng, chiếm 2,42%/tổng dư nợ Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tính đến 31/12/2014 của một số lĩnh vực cụ thể như sau: + Cho vay nông nghiệp nông thôn 15.468 tỷ đồng, dư nợ 13.124 tỷ đồng, giảm 2,81% so đầu năm 2014 và chiếm 39,28% tổng dư nợ. + Cho vay xuất khẩu 13.272 tỷ đồng; dư nợ 3.904 tỷ đồng, tăng 9,25% so với đầu năm và chiếm 11,69% tổng dư nợ. Doanh số và dư nợ chủ yếu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu thuỷ sản và gạo: Cho vay xuất khẩu gạo 474 tỷ đồng, dư nợ 1.260 tỷ đồng, tăng 1,68% so với đầu năm 2014; Cho vay xuất khẩu thủy sản 554 tỷ đồng, dư nợ 2.644 tỷ đồng, tăng 13,26% so với đầu năm 2014. + Cho vay DNNVV 20.244 tỷ đồng; dư nợ 8.525 tỷ đồng, tăng 11,42% so với đầu năm 2014. + Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 29/2013/TT-NHNN ngày 6/12/2013 của NHNNVN, có 25 doanh nghiệp được các ngân hàng cho vay số tiền được giải ngân năm 2014 đạt 375 triệu USD (7.967 tỷ đồng). + Tổng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn năm 2014 đạt 26.787 tỷ đồng, dư nợ 12.234 tỷ đồng, tăng 8,64% so đầu năm. + Hoạt động của NHCSXH: Dư nợ đạt 2.171 tỷ đồng. Nợ xấu 43,65 tỷ đồng (trong đó nợ khoanh 28 tỷ đồng), chiếm 2,01%/tổng dư nợ. 6. Thương mại - dịch vụ a. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng: Tình hình thị trường bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn trong tháng một tăng hơn tháng trước vì ngay dịp Tết Dương lịch. Giá cả hàng tiêu dùng và dịch vụ tương đối ổn định. Một số mặt hàng giảm dưới tác động của giá xăng dầu và giá gas trong tháng giảm. Hệ thống thương nghiệp bán lẻ tăng nhẹ, với lượng hàng hóa dồi dào các trung tâm mua sắm, cửa hàng, siêu thị vẫn tiếp tục chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm tăng sức mua. Các chợ truyền thống đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Theo kết quả điều tra tháng một, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 3.809,4 tỷ đồng, tăng 5,46% so tháng trước và đạt 5,91% kế hoạch năm. Trong đó: Kinh tế Nhà nước đạt 56,4 tỷ đồng, tăng 18,9% so tháng trước Kinh tế tập thể: 1,7 tỷ đồng, tăng 23,76% Kinh tế cá thể: 2.107,2 tỷ đồng, tăng 7,12% Kinh tế tư nhân: 1.644 tỷ đồng, tăng 2,99% Chia theo ngành hoạt động: * Tổng mức bán lẻ ngành thương nghiệp: Trong tháng ước thực hiện được 3.001,9 tỷ đồng, tăng 6,02% so tháng trước và tăng 10,55% so cùng kỳ năm 2014. Trong tháng do giá xăng, dầu, gas giảm đã tác động đến doanh thu của nhóm xăng dầu giảm 1,97%; nhóm nhiên liệu khác giảm 0,95% so tháng trước. * Hoạt động khách sạn, nhà hàng: Doanh thu trong tháng thực hiện 401,3 tỷ đồng, tăng 5,18% so tháng trước, trong đó: doanh thu khách sạn đạt 43,9 tỷ đồng tăng 2,6% so tháng trước và doanh thu hoạt động nhà hàng 357 tỷ đồng tăng 5,5%. * Hoạt động du lịch lữ hành: Doanh thu trên 2,9 tỷ đồng, tăng 3,8% so tháng trước * Hoạt động dịch vụ: Doanh thu thực hiện 402,5 tỷ đồng, tăng 1,68% so tháng trước. Trong đó: Doanh thu các loại hình dịch vụ đều tăng, tăng cao nhất là dịch vụ phục vụ cá nhân cộng đồng tăng 10,6%; dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân gia đình tăng 6,62%... riêng nhóm dịch vụ giáo dục giảm 23,91%, dịch vụ y tế giảm 5,11%. Tình hình kinh doanh trong tháng giáp Tết luôn diễn biến phức tạp, đây là dịp các tiểu thương tung ra thị trường số lượng lớn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.. ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy trong thời gian này các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, để ngăn chặn tình trạng gian lận trong kinh doanh thương mại. Trong năm 2014, Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra 2.573 vụ việc, phát hiện 591 vụ vi phạm quy định của Nhà nước, trong đó: 344 vụ buôn bán vận chuyển hàng lậu; 15 vụ gian lận thương mại; 17 vụ vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng; 10 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá; 5 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và 200 vụ vi phạm khác trong lĩnh vực kinh doanh. Đã xử lý, thu phạt nộp Ngân sách 5,98 tỷ đồng, tăng 39,4% so năm trước. b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Ước tính tháng một đạt 32,3 triệu USD, giảm 28,14% so với tháng trước, tăng 75,66% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Hàng nông sản 14,3 triệu USD, giảm 48,23% so tháng trước, tăng 2,2 lần so cùng kỳ; hàng thủy sản 17 triệu USD, tăng 4,03% so tháng trước, tăng 48,9% so cùng kỳ; hàng hóa khác 0,9 triệu USD, tăng 3,6% so tháng trước, tăng 98,33% so cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng giảm hơn tháng trước chủ yếu từ mặt hàng nông sản, chỉ đạt kim ngạch gần một nữa, do các doanh nghiệp chỉ thực hiện hợp đồng của các tháng trước còn tồn đọng và một số ít hợp đồng mới; bên cạnh đó còn một số công ty không thực hiện xuất trong tháng. Những Công ty xuất khẩu gạo của tỉnh dự kiến tổng lượng xuất trong tháng được 30.894 tấn, gồm: Công ty Du lịch - Thương mại dự kiến xuất trực tiếp 11.469 tấn với trị giá 4,8 triệu USD; Công ty cổ phần kinh doanh nông sản xuất 4.450 tấn với trị giá trên 1,8 triệu USD; Công ty MTV Thương mại – Dịch vụ dự kiến xuất 200 tấn, với trị giá 74 ngàn USD; Công ty cổ phần nông lâm sản xuất trực tiếp 600 tấn với trị giá trên 246 ngàn USD; Công ty xuất nhập khẩu Kiên giang dự kiến xuất trực tiếp 14.175 tấn với trị giá trên 7,4 triệu USD; Công ty Thuận Phát và Công ty Kiên An Phú đang sắp xếp lại công ty nên tháng này không xuất hàng. Dự kiến các mặt hàng xuất trong tháng như: gạo được 30,8 ngàn tấn, giảm 52,78% so tháng trước; tôm đông 255 tấn, tăng 4,08%; mực đông và tuộc đông 1.160 tấn, tăng 4,98%; cá đông 340tấn, tăng 5,59%; thủy sản đông khác 680tấn, tăng 4,62% so tháng trước. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Dự kiến tháng một được 1,5 triệu USD, giảm 80,2% so với tháng trước, giảm 30,23% so cùng kỳ năm 2014. Các mặt hàng nhập gồm: Giấy kratp 150 tấn, bằng 60% so cùng kỳ; hạt nhựa 50 tấn, bằng 21,74% so cùng kỳ và năm trước. Mặt hàng nhập khẩu trên do Công ty liên doanh bao bì Hà Tiên thực hiện. c. Chỉ số giá Chỉ số giá tiêu dùng: Tháng một (tính từ 15/12 - 15/01/2015) giảm 0,17% so tháng trước, trong đó: khu vực thành thị giảm 0,28%, khu vực nông thôn giảm 0,12%. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng giảm trong tháng chủ yếu từ giá xăng, dầu, gas giảm theo giá thế giới; bên cạnh đó sức mua còn yếu, CPI giảm nhưng giá cả hàng tiêu dùng thiết yếu chưa giảm hoặc giảm chậm. Cụ thể chỉ số giá tiêu dùng trong tháng so tháng trước có 02 nhóm hàng giảm là: Nhóm giao thông giảm mạnh nhất -2,25% (trong tháng giá xăng dầu giảm 11,8% nên giá cước vận tải giảm từ 2,8%-8%); kế đến là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 1,56% (giá gas giảm 30.000đ/bình 12kg và giá dầu hỏa giảm 9,8%). Các nhóm còn lại chỉ số giá tăng ở mức dưới 1% như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,03%, trong đó: mặt hàng lương thực tăng 0,61% (giá gạo bán lẻ trên thị trường sắp Tết tăng nhẹ), mặt hàng thực phẩm giảm 0,07% (do thực hiện chương trình khuyến mãi các siêu thị, chợ nhằm tăng sức mua phần nào ảnh hưởng đến giá các hàng thực phẩm thiết yếu tiêu dùng được ổn định, có một số mặt hàng giảm như thịt heo, thịt gà, cá...); nhóm hàng đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,63%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,47%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,19%; nhó, giáo dục tăng 0,01%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,69%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,33%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2015 so với cùng kỳ (tháng 1/2014) tăng 1,01%, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất là 8,5%; kế đến là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,98%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,61%.. Chỉ số giá vàng: Tháng một so tháng trước tăng nhẹ +0,67% (tăng 26.000đ/chỉ), bình quân giá bán trong tháng là 3.196.000đ/chỉ. Chỉ số giá vàng tháng 01/2015 so cùng kỳ (1/2014) giảm 0,62%. Chỉ số giá Đô la Mỹ: Tháng một so tháng trước tăng 0,55%. Tính đến thời điểm điều tra 15/01/2015, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển giá bán ra: 21.370/USD và thị trường tự do bán 21.470đ/USD. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 1/2015 so với tháng 1/2014 tăng 1,67%. d. Vận tải: Trong tháng hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách tăng khá so tháng trước. Ngành vận tải phục vụ chuyển hàng hóa và đi lại chuẩn bị trong dịp Tết, nhưng được thuận lợi về chi phí vận chuyển cho nhân dân do đầu tháng này 100% doanh nghiệp vận tải trong tỉnh đồng loạt giảm giá cước từ 5%-8% , riêng doanh nghiệp vận tải Supedong Kiên Giang giá vé giảm thấp khoảng 2,8% (chỉ giảm 10.000đ/HK) Vận tải hành khách: Tháng 01 ước tính 5 triệu lượt khách, tăng 5,17% so tháng trước; luân chuyển 238 triệu HK.km, tăng 5,39% so với tháng 12/2014. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ được 4,04 triệu lượt khách, tăng 5,12% so tháng trước, luân chuyển 189,9 triệu lượt khách.km, tăng 5,41%; vận tải hàng khách đường sông 0,82 triệu lượt khách, tăng 5,61% và luân chuyển 35,2 triệu lượt khách.km, tăng 5,68%; vận tải đường biển 0,14 triệu lượt khách, tăng 4,26% và luân chuyển 12,8 triệu lượt khách.km, tăng 4,32% so với tháng 12/2014. Vận tải hàng hóa: Tháng 01 ước tính được 724 ngàn tấn, tăng 4,32% so tháng trước; luân chuyển 98,6 triệu tấn.km, tăng 4,34% so với tháng trước Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ đạt 219 ngàn tấn, tăng 5,29% và luân chuyển 30,6 triệu tấn.km, tăng 5,53% so tháng trước; vận tải hàng hóa đường sông: 298 ngàn tấn, tăng 5,3% và luân chuyển 37,3 triệu tấn.km, tăng 5,34%; vận tải hàng hóa đường biển: 207 ngàn tấn, tăng 1,97% và luân chuyển 30,6 triệu tấn.km, tăng 4,37% so với tháng 12/2014 e. Du lịch: Tổng lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh trong tháng một ước tính được 356 ngàn lượt khách, bằng 94,79% so tháng trước và tăng 70,06% so cùng kỳ tháng 1năm 2014, trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 151,1 ngàn lượt khách, tăng 1,27% so với tháng trước, tăng 52,46% so với cùng kỳ. Số khách quốc tế được 30 ngàn lượt khách, tăng 0,95% so với tháng trước, tăng 16,71% so với cùng kỳ. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 140,1 ngàn lượt khách, tăng 0,93% so với tháng trước, tăng 53,03% so với tháng 1/2014 và khách du lịch đi theo tour đạt 11 ngàn lượt khách, tăng 5,93% so tháng trước, tăng 45,5% so với tháng 1/2014. Số khách trong nước đến các cơ sở lưu trú nghỉ qua đêm với hệ số 2,0 ngày khách; khách quốc tế hệ số 2,8 ngày khách. Số khách trong nước đi du lịch theo tour nghỉ qua đêm với hệ số 1,57 ngày khách; khách quốc tế hệ số 2,4 ngày khách. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, sân bay, khu giải trí Vinpear ở Phú Quốc.. đã tạo điều kiện số khách du lịch đến tỉnh trong tháng tăng rất cao so với tháng 1 năm 2014, trong đó số khách đến Phú Quốc chiếm 40%. 7. Một số tình hình xã hội 7.1 Giải quyết việc làm và đào tạo nghề: Trong tháng ngành LĐ-TB&XH đã giải quyết việc làm cho 1.087 lượt lao động. Trong đó: Trong tỉnh 813 lượt lao động, ngoài tỉnh 274 lượt lao động. Giải quyết trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho 358 lao động. Trong đào tạo nghề: các trường, trung tâm, cơ sở tổ chức dạy nghề cho 4.471 người (sơ cấp nghề 930, dạy nghề dưới 3 tháng 3.541 người), trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn là 1.779 người, doanh nghiệp truyền nghề 2.000 người 7.2 Về y tế: - Bệnh tay chân miệng: Trong tháng toàn tỉnh có 92 cas mắc, số mắc tập trung nhiều ở TP Rạch Giá (20 cas), Giồng Riềng 21 cas, Châu Thành 15 cas và Hòn Đất 14 cas, các địa phương khác có số ca mắc rải rác. So với tháng 12/2014 số ca bệnh tay chân miệng giảm 62 cas. So với tháng cùng kỳ năm 2014 bệnh tay chân miệng giảm 01 ca. - Bệnh sốt xuất huyết: Trên toàn tỉnh có 39 cas mắc sốt xuất huyết, tăng 07 cas so với tháng trước và giảm 19 cas so với tháng 01/2014. Các địa phương có số mắc cao trong tháng là TP. Rạch Giá (13 cas), Phú Quốc 10 cas, các địa phương khác có số ca mắc giảm so tháng trước, toàn tỉnh chưa có trường hợp nào tử vong. - Các bệnh truyền nhiễm khác: Trong tháng Bệnh tiêu chảy có số trường hợp mắc là 497 cas, giảm 79 cas so với tháng 12/2014 và giảm 140 cas so với tháng cùng kỳ năm 2014. Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn là 03 cas giảm 02 cas so với tháng 12/2014 và giảm 05 cas so với tháng cùng kỳ năm trước; Bệnh Lỵ trực trùng là 07 cas tăng 01 cas so với tháng 12/2014 và giảm 20 cas so với tháng cùng kỳ năm 2014; Bệnh Lỵ Amip là 12 cas tăng 06 cas so với tháng 12/2014 và giảm 05 cas so vói tháng cùng kỳ; Bệnh Thủy đậu là: 11 cas tăng 05 cas so với tháng 12/2014 và tăng 08 cas so với tháng cùng kỳ năm 2014; Bệnh Quai bị là 23 cas tăng 17 cas so với tháng cùng kỳ năm 2014; Bệnh Cúm thường 396 cas; Bệnh Đau mắt đỏ (Bệnh do Adenovirus) mắc trong tháng là 06 cas; bệnh sởi mắc 0 cas, không tăng so với tháng cùng kỳ. - Chương trình phòng chống HIV/AIDS: Thực hiện được 4.474 cas xét nghiệm máu đạt 24,85% kế hoạch năm, kết quả có 31 cas nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 02 ca, tử vong 01 ca. Số lũy kế tính đến 31/12/2014, số nhiễm HIV toàn tỉnh là 5.139 cas (trong tỉnh 4.810 cas); chuyển sang AIDS 2.698 cas (trong tỉnh 2.680 cas); tử vong 1.141 cas (trong tỉnh 1.135 cas). Số còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 1.823 cas chuyển AIDS là 1.226 cas . Công tác vệ sinh An toàn thực phẩm: Đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm là 84 mẫu (trong đó có 34 mẫu đạt, 50 mẫu đang chờ kết quả). Test nhanh 112 mẫu, trong đó có 108 mẫu đạt. Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với thực phẩm là 1.057 người. Trong tháng toàn tỉnh không ghi nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm nào. 7.3 Hoạt động Văn hóa, Thể dục thể thao: Sở VH-TT-DL trong tháng đã phối hợp với UBND huyện Hòn Đất tổ chức thành công Lễ hội lần thứ 4, kỷ niệm 53 năm ngày hy sinh của AHLLVTND Phan Thị Ràng (Chị Sứ). Đồng thời Sở đã chỉ đạo các địa phương tổ chức các hoạt động kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2015), mừng Xuân Ất Mùi và triển khai kế hoạch tổ chức Lễ hội đón Giao thừa tết Nguyên đán; đặc biệt là tập trung chuẩn bị chương trình Lễ mít tinh kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng (3/2) tại Khu di tích Ranh Hạt (huyện Vĩnh Thuận) - nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh. Thể dục thể thao quần chúng: Xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch tổ chức các giải thể thao trong tỉnh, khu vực và toàn quốc năm 2015. Hỗ trợ Công an tỉnh tổ chức Hội thao mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi 2015; tiếp tục hỗ trợ thành phố Rạch Giá và các huyện, thị trong công tác tổ chức Hội khỏe Phù Đổng năm học 2014 - 2015. Đăng ký thời gian và địa điểm tổ chức các môn thể thao Đại hội Thể dục Thể thao khu vực ĐBSCL lần thứ VII năm 2015 do Kiên Giang đăng cai tổ chức. Hồ bơi An Hòa và cụm sân quần vợt phục vụ trên 1.250 lượt người tham gia tập luyện và thi đấu. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao (Du lịch) huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai kế hoạch tổ chức các giải thi đấu thể thao mừng Đảng, mừng Xuân Ất Mùi 2015 như: giải bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, cầu lông... Thể thao thành tích cao: Phối hợp tổ chức đón và đưa đoàn đua xe đạp nam chặng 4,5 giải xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình Bến Tre lần thứ VII năm 2015. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức phát động ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Kiên Giang năm 2015. Các đội tuyển tiếp tục duy trì tập luyện thường xuyên. 7.4 Tai nạn giao thông: Theo Ban An toàn Giao Thông tỉnh Kiên Giang tính từ ngày 16/12/2014 đến 15/01/2015. Toàn tỉnh xảy 22 vụ tai nạn giao thông, làm 12 người chết, 27 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT ít nghiêm trọng trở lên là 15 vụ, làm 12 người chết và 14 người bị thương. So với tháng cùng kỳ (tháng 1 năm 2014) số vụ tai nạn giao thông giảm 36 vụ, số người chết giảm 03 người, số người bị thương giảm 32 người. Trong đó số vụ TNGT ít nghiêm trọng trở lên giảm 03 vụ, giảm 03 người chết nhưng số người bị thương lại tăng 05 người. 7.5 Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 16/12/2014 đến 15/01/2015 toàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy. Thiệt hại do cháy gây ra ước tính 554 triệu đồng. Không có vụ nổ nào xảy ra, không có thương vong về người. Nguyên nhân: Do chập điện 01 vụ; bất cẩn trong sử dụng lửa: 01 vụ; đang điều tra 02 vụ. Cháy xảy ra ở các huyện như: Phú Quốc 01 vụ, Rạch Giá 02 vụ; Giang Thành 01 vụ. So với tháng 01 năm 2014 số vụ cháy tăng 01 vụ, thiệt hại tăng 53 triệu đồng. Tải về: - Số liệu Tình hình kinh tế - xã hội ước tính tháng 01 năm 2015
Số lần đọc: 2039
Cục Thống kê Kiên Giang |
Tin liên quan
|