23.09.2015
Tình hình kinh tế - xã hội trong nước 9 tháng đầu năm 2015 phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao hơn dự báo, lạm phát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng ít biến động... phần nào cũng tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể nhiều lĩnh vực đạt kết quả khả quan như: thu ngân sách, sản xuất nông nghiệp, khai thác thủy sản, sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa, du lịch… có mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực gặp khó khăn như: kim ngạch xuất giảm so cùng kỳ; nuôi trồng thủy sản nhất là tôm nuôi do dịch bệnh, giá cả còn thấp nên sản lượng đạt chưa cao đã ảnh hưởng phần nào đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Tình hình cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:
A. VỀ KINH TẾ 1. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 9 tháng năm 2015 (giá so sánh 2010) ước tính đạt 54.141,99 tỷ đồng, tăng 9,43% so với cùng kỳ năm 2014. Tốc độ tăng GRDP của từng khu vực và mức đóng góp cho tăng trưởng chung của nền kinh tế trong 9 tháng 2015 như sau: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
+ Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,65%, đóng góp cho tăng trưởng chung 1,94 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 7,09%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,98 điểm %). + Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng tăng 11,14%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,58 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 9,12%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,04 điểm %). + Khu vực III: Dịch vụ tăng 13,91%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,91 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 11,47%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,08 điểm %). Những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tăng trưởng và mức đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2015: Trong 3 khu vực, khu vực III: Dịch vụ đóng góp cao nhất cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2015 (4,91 điểm %), cao hơn năm trước (cùng kỳ 2014 đóng góp 4,08 điểm %). Chủ yếu do trong khu vực này tăng trưởng của ngành bán buôn, bán lẻ sửa chữa ô tô, mô tô... (tính cả kim ngạch xuất khẩu) chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực dịch vụ gần 32,3%, 9 tháng năm nay tăng 15,82%, tăng cao hơn cùng kỳ năm 2014 (9 tháng năm 2014 tăng 10,7%), ngoài ra ngành vận tải kho bãi chiếm tỷ trọng 10,72%, cũng tăng 15,35%, tăng thấp hơn cùng kỳ (11,23%). Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng đóng góp cho tăng trưởng 2,58 điểm %, cao hơn 9 tháng năm 2014 (2,04 điểm %). Do ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 29,85% trong khu vực II, mà tốc độ tăng cao nhất 14,64% và cao hơn cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ tăng 9,38%), nên đã đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Ở khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản), đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là thấp nhất 1,94 điểm %, thấp hơn cùng kỳ năm trước (2,98 điểm %). Nguyên nhân chính do ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng 30,56% trong khu vực này, 9 tháng đầu năm chỉ tăng 5,20%, tăng rất thấp so cùng kỳ năm trước (tăng 16,28%) nên đóng góp vào vào tăng trưởng chung thấp hơn cùng kỳ năm trước. 2. Tài chính - Ngân hàng 2.1. Thu, chi ngân sách Thu ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách tháng 9 ước đạt 414,21 tỷ đồng, bằng 89,79% so tháng trước và bằng 83,39% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng tổng thu ngân sách 5.741,87 tỷ đồng, đạt 104,26% dự toán năm và tăng 44,16% so cùng kỳ năm trước. Thu nội địa 3.881,63 tỷ đồng, đạt 110,78% dự toán năm, trong đó thu từ các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 274,82 tỷ đồng, bằng 76,34% dự toán; thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa ương 207,36 tỷ đồng, bằng 79,75%; thu từ doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài 159,86 tỷ đồng, bằng 91,35%; thu phí và lệ phí 68,81 tỷ đồng, bằng 86,01%; thuế thu nhập cá nhân 360,81 tỷ đồng, đạt 109,34%; thuế bảo vệ môi trường 204,76 tỷ đồng, bằng 97,50%; thu thuế công thương nghiệp ngoài Nhà nước 799,09 tỷ đồng, bằng 70,10%; thu tiền sử dụng đất 1.143,81 tỷ đồng, đạt 190,64% dự toán năm…Nếu so với cùng kỳ thì thu nội địa tăng 55,59%, trong đó các khoản thu tăng cao so cùng kỳ chủ yếu là các khoản thu: Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, thu từ doanh nghiệp nhà nước, thuế TNCN và thu tiền sử dụng đất...góp phần làm tăng nguồn thu và vượt dự toán. Chi ngân sách địa phương: tháng 9 tổng chi ngân sách ước tính 1.216,51 tỷ đồng, so tháng trước tăng 3,09% và so cùng kỳ năm trước tăng 64,99%. Lũy kế 9 tháng tổng chi 7.525,93 tỷ đồng, bằng 73% dự toán năm và tăng 17,26% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi thường xuyên 4.597,15 tỷ đồng, bằng 82,35% dự toán và tăng 9,79% so cùng kỳ; chi đầu tư phát triển 1.489,62 tỷ đồng, bằng 68,44% dự toán và tăng 45,57% so cùng kỳ. 2.2. Hoạt động Ngân hàng Ước đến 30/9/2015, tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt 48.050 tỷ đồng, tăng 3,88% so với quý II/2015 và tăng 9,86% so với đầu năm. Trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương ước đạt 27.300 tỷ đồng, tăng 0,48% so với quý II/2015 và tăng 14,36% so đầu năm; chiếm tỷ trọng 56,82%/tổng nguồn vốn hoạt động. Vốn huy động tại địa phương tăng chủ yếu do: số dư huy động từ nguồn phát hành giấy tờ có giá và số dư tiền gửi thanh toán. Ước đến 30/9/2015, số dư huy động từ nguồn phát hành giấy tờ có giá ước đạt 200 tỷ đồng, tăng 63,45 lần so với quý II/2015 và tăng 7,55 lần so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 0,73% tổng nguồn vốn huy động tại địa phương; số dư tiền gửi thanh toán ước đạt 5.900 tỷ đồng , tăng 0,56% so với quý II/2015 và tăng 6,17% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 21,61% tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Trong khi đó, số dư tiền gửi tiết kiệm giảm nhẹ, số dư tiền gửi tiết kiệm đạt 21.200 tỷ đồng, giảm 0,46% so với quý II/2015, nhưng tăng 15,92% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 77,66% tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Doanh số cho vay 9 tháng đầu năm ước đạt 50.524 tỷ đồng, đạt 59,02% kế hoạch năm.
Dư nợ cho vay đạt 35.200 tỷ đồng, đạt 117,73% kế hoạch năm, tăng 2,39% so với quý trước, tăng 5,36% so đầu năm, trong đó: Khu vực I chiếm 30,76%, số dư 10.830 tỷ đồng; Khu vực II chiếm 16,58%, số dư 5.835 tỷ đồng; Khu vực Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tính đến 31/8/2015 của một số lĩnh vực cụ thể như sau: Cho vay Chính sách tín dụng phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đã thực hiện ký kết 03 hợp đổng tín dụng cho vay đóng mới tàu cá với số tiền cam kết cho vay là 20,6 tỷ đồng và đã thực hiện giải ngân 6 tỷ đồng. Cho vay xuất khẩu đạt 7.863 tỷ đồng, dư nợ 3.703 tỷ đồng, giảm 0,62% so với tháng trước và giảm 5,15% so với đầu năm và chiếm 10,56% tổng dư nợ. Doanh số và dư nợ chủ yếu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu thuỷ sản và gạo, cụ thể: cho vay xuất khẩu gạo đạt 3.420 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.369 tỷ đồng, tăng 3,65% so với tháng trước và tăng 8,67% so với đầu năm; Cho vay xuất khẩu thủy sản đạt 4.443 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.334 tỷ đồng, giảm 2,94% so với tháng trước và giảm 11,75% so với đầu năm. Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP: Doanh số cho vay luỹ kế từ đầu chương trình đến 31/8/2015 đạt 212 tỷ đồng, dư nợ 201 tỷ đồng. 3. Đầu tư - xây dựng Dự kiến tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm là 29.765,45 tỷ đồng, đạt 86,52% kế hoạch năm, tăng 28,54% so cùng kỳ. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt 3.881,13 tỷ đồng, đạt 81,42% kế hoạch, tăng 9,10% so cùng kỳ; vốn đầu tư của Bộ ngành quản lý được 2.694,44 tỷ đồng, đạt 107,78% kế hoạch; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 316,05 tỷ đồng, đạt 75,79% kế hoạch; vốn ngoài nhà nước của doanh nghiệp, hộ dân cư, hộ kinh tế cá thể được 21.029,06tỷ, bằng 86,34% kế hoạch. Tổng số dự án đăng ký đầu tư lũy kế đến tháng 9/2015 là 23 dự án với tổng diện tích đăng ký 116,06 ha, trong đó đã cấp giấy chứng nhận đầu tư 13 dự án với tổng diện tích đăng ký 83,95 ha, vốn đăng ký 3.934,66 tỷ đồng. Hiên có 9 dự án đang triển khai thực hiện với giá trị đầu tư ước khoảng 1.742 tỷ đồng. Ban quản lý khu công nghiệp đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng kỷ thuật tại các khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai xây dựng nhà máy. Thực hiện nguồn vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý chủ yếu tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm, thiết yếu mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường chính và các cơ sở hạ tầng khác trên huyện Phú Quốc, nâng cấp các quốc lộ trên địa bàn, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cầu, đường giao thông tuyến huyện; các công trình điện nước và khu xử lý rác, nước thải; các dự án kết cấu hạ tầng KT-XH, dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục; nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi nội đồng phục vụ cho tưới, tiêu nông nghiệp… Từ đầu năm đến nay, tỉnh Kiên Giang đã triển khai thi công nhiều công trình có ý nghĩa thiết thực phục vụ dân sinh xã hội như: khởi công xây dựng 3 công trình trọng điểm gồm: Bệnh viện đa khoa mới tỉnh Kiên Giang, Trường cấp 2-3 Võ Văn Kiệt và khu đô thị lấn biển Tây Rạch Giá. Bệnh viện đa khoa mới tỉnh Kiên Giang được khởi công xây dựng tại khu đô thị mới Phú Cường có quy mô 1.200 giường là công trình dân dụng cấp 1, được xây dựng đầu tư mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ hiện đại ngang tầm với bệnh viện khu vực cấp vùng và trong nước. Trường học THPT Võ Văn Kiệt có quy mô 2 ha gồm: 47 phòng học, 8 phòng học bộ môn, 1 nhà hiệu bộ, 1 nhà tập đa năng, 2 ký túc xá, đảm bảo chỗ học cho 2.000 ngàn học sinh THCS và THPT với tổng vốn đầu tư 112 tỷ đồng. Dự án Khu đô thị mới lấn biển Tây Bắc thành phố Rạch Giá được xây dựng với tổng diện tích gần 100 ha. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư 1.344 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang làm chủ đầu tư với thời gian triển khai thực hiện dự án là 6 năm, thời gian đầu tư khai thác dự án trong 10 năm. Đầu tháng 9/2015 tại ấp Xẻo Nhàu (xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và UBND tỉnh Kiên Giang chính thức khởi công dự án Cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Lại Sơn. Công trình có đoạn đường dây 110KV trên không vượt biển dài trên 24,5km, lần đầu tiên được xây dựng tại vùng biển Kiên Giang. Khi đi vào vận hành, công trình có khả năng cung cấp sản lượng điện thương phẩm lên tới hàng trăm triệu kWh mỗi năm. Đồng thời đã khởi công dự án cáp treo và quần thể khu vui chơi giải trí biển Hòn Thơm - Phú Quốc được Tập đoàn Sun Group đầu tư. Hệ thống cáp treo này sẽ nối liền thị trấn An Thới với đảo Hòn Thơm, huyện đảo Phú Quốc, với tổng vốn đầu tư giai đoạn một của dự án là 4.900 tỷ đồng. Cáp treo Hòn Thơm sẽ có 6 trụ, được xây dựng băng qua các đảo Hòn Dừa và Hòn Rỏi, trong đó trụ cao nhất là 160m. Vận tốc của cáp đạt 8,5m một giây, công suất đạt 3.500 khách một giờ. Cả tuyến cáp có 70 cabin, mỗi cabin chở được khoảng 30 khách, tổng chiều dài cáp treo là 7.899,99m. 4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Chín tháng đầu năm 2015 giá trị sản xuất nông, lâm và thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 43.083,76 tỷ đồng, đạt 81,75% kế hoạch và tăng 4,72% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nông nghiệp đạt 25.980,53 tỷ đồng, tăng 4,41%; thuỷ sản đạt 16.918,4 tỷ đồng, tăng 5,20% so cùng kỳ năm trước. 4.1. Nông nghiệp: Hiện các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục thu hoạch lúa Hè thu, gieo sạ vụ Thu đông và chuẩn bị làm đất gieo cấy vụ Mùa năm tới. Đến nay tổng diện tích gieo sạ lúa các vụ: Mùa, Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu đạt được 681.284 ha, tăng 0,38% (tăng 2.578 ha) so cùng kỳ năm trước và đạt 89,5% kế hoạch năm. Sản lượng sơ bộ (không kể vụ Thu Đông) là 4.176.783 tấn, đạt 89,93% kế hoạch, tăng 0,68% so cùng kỳ. Vụ Hè Thu: Chính thức gieo sạ được 300.322 ha, đạt 99,71% kế hoạch (giảm 862 ha), so với vụ hè thu năm trước giảm 0,02% (giảm 50 ha). Đến nay đã thu hoạch được 180.312 ha, chiếm 60,04 % trên diện tích gieo sạ, năng suất ước đạt từ 5,36 tấn/ha. Diện tích bị nhiểm bệnh là 15.053 ha, một số bệnh chủ yếu như: lem lép hạt 4.951 ha, đạo ôn lá 1.938 ha, sâu cuốn lá 2.340 ha, rầy nâu 717 ha tập trung nhiều ở các huyện Hòn đất,Giang Thành, Kiên Lương, Gò Quao và rải rác ở các huyện còn lại. Vụ Thu Đông: đến nay đã gieo sạ đạt 85.369 ha, đạt 94,85% KH, thuộc các huyện ( Rạch giá, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao), diện tích gieo sạ nhiều nhất là ở hai huyện Giồng Riềng 33.168 ha, Tân Hiệp 31.193ha...Năng suất ước đạt 5,2 tấn/ha. Diện tích bị nhiểm bệnh là 2.725 ha, một số bệnh chủ yếu như: lem lép hạt 1.003 ha, đạo ôn lá 497 ha, đạo ôn cổ bông 481 ha, cháy bìa lá 679 ha tập trung nhiều ở các huyện Giồng Riềng, Châu Thành. Qua kết quả sản xuất lúa ở các vụ năm nay cho thấy yếu tố về thời tiết và thời vụ tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất, khi vụ Hè thu sắp kết thúc. Sản lượng lúa ở các vụ sơ bộ (chưa kể Thu Đông) đạt 4.176.783 tấn (bằng 92,35% KH năm) nếu vụ thu đông dự kiến năng suất trên 5,2 tấn/ha và diện tích thu hoạch còn lại của vụ hè thu đạt năng suất cao hơn thì khả năng mới có thể đạt được chỉ tiêu sản lượng lương thực năm 2015. Vụ Mùa 2015-2016: Một số huyện vùng bán đảo Cà Mau như: An Minh, Vĩnh Thuận, An Biên... đã tiến hành chuẩn bị đất. Đến thời điểm này chưa có huyện nào gieo sạ vụ mùa 2015-2016. Cây rau màu: Ngoài gieo trồng lúa các vụ, cây màu cũng được nông dân quan tâm sản xuất để nâng cao thu nhập. Tính chung 9 tháng, một số cây màu có diện tích gieo trồng chưa đạt kế hoạch và giảm so cùng kỳ năm trước như: dưa hấu 1.357 ha, đạt 61,68% KH và bằng 78,53% so cùng kỳ năm trước; khoai lang 1.123 ha, đạt 83,19% KH và bằng 79,76%; rau đậu các loại 5.480 ha đạt 59,57% KH và bằng 69,28% so cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 1-7 hàng năm, số lượng đàn trâu có 6.307 con, giảm 15,21% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 11.949 con, tăng 0,31 %; đàn heo có 332.085 con, tăng 2,53% so với cùng kỳ; đàn gia cầm có sự phát triển ổn định và tăng trở lại với tổng đàn trên 5,4 triệu con, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đàn heo, đàn gia cầm tăng là do thời gian qua giá sản phẩm chăn nuôi tăng mức hợp lý và ổn định, nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh ngày một tăng và ngành thú y tỉnh đã quản lý tốt dịch bệnh tạo tâm lý tốt cho người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển đàn. 4.2. Lâm nghiệp: Tính từ đầu năm diện tích trồng rừng tập trung ước tính 238 ha; sản lượng gỗ khai thác 26,04 ngàn m3, tăng 19,89%; củi khai thác 24,73 ngàn ste, tăng 30,93%; xảy ra 33 vụ chặt phá rừng, tăng 8 vụ, với diện tích rừng bị phá 1,749 ha, tăng 0,83 ha so cùng kỳ năm trước, tập trung nhiều nhất ở huyện Phú Quốc (20 vụ), còn lại ở các huyện Hòn Đất, An Biên, An Minh, Kiên Hải và Hà Tiên. 4.3. Thủy sản Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Trong tháng 9 ước đạt 2.191,9 tỷ đồng, so với tháng trước giảm 6,94%, trong đó: giá trị khai thác 1.088,02 tỷ đồng, giảm 2% và giá trị nuôi trồng 1.103,91 tỷ đồng, giảm 11,34%. Tính chung 9 tháng giá trị sản xuất thủy sản là 16.918,4 tỷ đồng, đạt 75,58% kế hoạch năm và tăng 5,20% (tăng 836,4 tỷ đồng) so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: giá trị khai thác 9.361,99 tỷ đồng, đạt 77,10% kế hoạch và tăng 6,22% (tăng 548 tỷ đồng) và giá trị nuôi trồng là 7.556,4 tỷ đồng, đạt 73,78% kế hoạch và tăng 3,96% (tăng 288 tỷ đồng) so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản (khai thác và nuôi trồng): Trong tháng 9 ước đạt 62,08 ngàn tấn, giảm 3,19% so tháng trước (giảm 2,04 ngàn tấn), gồm: sản lượng khai thác đạt 42,79 ngàn tấn, sản lượng nuôi trồng 19,28 ngàn tấn. Tính chung 9 tháng tổng sản lượng thủy sản ước 509,93 ngàn tấn, đạt 78,80% kế hoạch năm và tăng 5,31% (tăng 25,73 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước. Trong đó: cá các loại 302,24 ngàn tấn, tăng 5,03% (tăng 14,47 ngàn tấn); tôm 69,02 ngàn tấn, bằng 99,70%; mực 47,55 ngàn tấn, tăng 4,78% (tăng 2,17 ngàn tấn) so cùng kỳ. Sản lượng khai thác: Tháng 9 ước đạt 42,79 ngàn tấn, giảm 2,66% so tháng trước (giảm 1.170 tấn), trong đó: cá các loại đạt 30,44 ngàn tấn, giảm 2,29% (giảm 716 tấn); tôm 3,52 ngàn tấn, bằng 100,03%, mực 5,52 ngàn tấn, giảm 2,01% (giảm 113 tấn)...Tính chung 9 tháng sản lượng khai thác là 369,23 ngàn tấn, đạt 79,92% kế hoạch năm và tăng 5,75% (tăng 20,07 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước, bao gồm: cá các loại 255,61 ngàn tấn, tăng 16,2 ngàn tấn; tôm đạt 30,7 ngàn tấn, tăng 45 tấn; mực đạt 47,54 ngàn tấn, tăng 2,17 ngàn tấn; thủy sản khác 35,36 ngàn tấn, tăng 1,24 ngàn tấn. Sản lượng nuôi trồng: Tháng 9 ước đạt 19,28 ngàn tấn, giảm 4,33% so tháng trước (giảm 873 tấn), bao gồm: cá nuôi 8,71 ngàn tấn, tăng 25,75% (tăng 1,78 ngàn tấn); tôm 5,75 ngàn tấn, giảm 16,97% (giảm 1,17 ngàn tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng đạt 2,51 ngàn tấn, tăng gấp 2,69 lần (tăng 1,57 ngàn tấn) và thủy sản khác 4,82 ngàn tấn, giảm 23,51% (giảm 1,48 ngàn tấn). Tính chung 9 tháng sản lượng nuôi trồng dự kiến 140,7 ngàn tấn, đạt 76% kế hoạch năm và tăng 4,19% (tăng 5,66 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước, bao gồm: cá các loại 46,59 ngàn tấn, giảm 3,62% (giảm 1,75 ngàn tấn); tôm đạt 38,31 ngàn tấn, giảm 1,68% (giảm 656 tấn) trong đó: tôm thẻ đạt 8,33 ngàn tấn, giảm 25,15% (giảm 2,8 ngàn tấn) và thủy sản khác (cua, sò, hến) 55,79 ngàn tấn, tăng 16,90% (tăng 8,06 ngàn tấn). Do ảnh hưởng thời tiết trong tháng sản lượng khai thác giảm nhẹ so tháng trước, riêng sản lượng tôm nuôi thẻ chân trắng tháng này được các doanh nghiệp, hộ nuôi ở Thị xã Hà Tiên, Kiên Lương và Giang Thành thu hoạch tăng cao. Tính đến nay diện tích tôm thả nuôi đạt 98.615 ha, vượt 9,57% kế hoạch, tăng 9,04% so với cùng kỳ; Trong đó tôm nuôi công nghiệp, bán công nghiệp 1.545 ha, đạt 51,5% kế hoạch, bằng 81,75% so với cùng kỳ (trong đó có 1.428 ha tôm thẻ chân trắng); diện tích bị thiệt hại là 11.322 ha (trong đó mất trắng 396 ha). Nhìn chung, từ đầu năm đến nay hoạt động sản xuất thủy sản về khai thác và nuôi trồng có những mặt thuận lợi đó là: Nhà nước đã có nhiều chính sách phù hợp để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính Phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Quyết định số 1705/QĐ-UBND … Triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho nuôi trồng thủy sản (nhất là vùng nuôi tôm công nghiệp), thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn chuyển đổi, cải hoán nâng cao công suất phương tiện đánh bắt xa bờ, nâng dần chất lượng sản phẩm có giá trị cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước, từ đó nâng cao giá trị và sản lượng so với năm trước. Tuy nhiên, tình hình khai thác và nuôi trồng vẫn còn nhiều khó khăn: Về nuôi trồng do thời tiết năm nay không thuận lợi, khô hạn kéo dài, nước biển xâm nhập sâu, nhiệt độ chênh lệch cao giữa ngày và đêm nên đã xãy ra dịch bệnh trên tôm, giá tôm nguyên liệu từ đầu năm đến nay luôn ở mức thấp do sự cạnh tranh của các nước nên người nuôi không có lợi, mặc khác, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư hết diện tích sẳn có nên ảnh hưởng khá lớn đến nuôi trồng thủy sản trong tỉnh; Về khai thác do nguồn hải sản ngày một cạn kiệt, từ việc khai thác bừa bãi đã làm hủy diệt môi trường sống và sinh sản các loài hải sản, sản lượng cá tạp tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao làm giá trị khai thác chưa cao. Để đạt được kế hoạch đề ra đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tháo gở khó khăn cho doanh nghiệp, hộ nuôi trổng cũng như có biện pháp ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, nạo vét kênh mương dẫn nước thuận lợi… nhằm tạo điều kiện phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp trong thời gian tới. 5. Sản xuất công nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tháng 9 toàn ngành tăng 14,79% so tháng trước và tăng 31,68% so cùng kỳ năm trước, trong đó: so với tháng trước chỉ có 2 ngành tăng khá là xay xát và sản xuất bột tăng 23,15% và Chế biến, bảo quản thủy sản tăng 18,19%. Tính chung 9 tháng chỉ số phát triển công nghiệp toàn tỉnh tăng 9,73% so cùng kỳ, trong đó: chỉ số tăng cao so với cùng kỳ ở các ngành như: chế biến bảo quản thủy sản tăng 12,09%; sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 12,65%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,45%; còn lại các ngành khác tăng dưới mức tăng chung toàn ngành. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010): Tháng 9 ước thực hiện 3.412,64 tỷ đồng, tăng 16,81% so tháng trước. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt giá trị cao nhất 3.252,5 tỷ đồng, tăng 17,34%; ngành khai khoáng 44,55 tỷ đồng, tăng 17,15%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí (nước đá) đạt 102,13 tỷ đồng, tăng 4,15% so tháng trước... Tính chung 9 tháng giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện 24.396,54 tỷ đồng, đạt 68,51% kế hoạch năm và tăng 9,76% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 23.208,39 tỷ đồng, đạt 68,51% KH, tăng 9,87%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 753,88 tỷ đồng, tăng 7,47%; ngành khai khoáng 328,67 tỷ đồng, tăng 8,15% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 105,60 tỷ đồng, tăng 8,18% so cùng kỳ. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Trong 9 tháng sản phẩm đạt mức khá so kế hoạch và tăng so cùng kỳ năm trước như: Xi măng Trung ương 723,48 ngàn tấn, đạt 68,90% kế hoạch và tăng 5,72%; xi măng địa phương 655,4 ngàn tấn, đạt 86,24% KH và tăng 16,93%; mực đông 12,56 ngàn tấn, đạt 76,16% kế hoạch và tăng 4,78%; cá hộp 7,95 ngàn tấn, đạt 72,34% kế hoạch và tăng 6,88%; nước máy 22,16 triệu m3, đạt 75,13% kế hoạch và tăng 8,18% so cùng kỷ. Các sản phẩm có mức sản xuất đạt thấp so kế hoạch và so cùng kỳ năm trước như: bột cá 45,22 ngàn tấn, đạt 47,60% kế hoạch, tăng 16,85%; Bao bì PP được 27,13 ngàn cái, bằng 58,36% KH, giảm 16,34% so cùng kỳ; đường các loại 2,8 ngàn tấn, bằng 40% KH, giảm 8,50% so cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp 9 tháng qua, giá trị sản xuất đạt kế hoạch còn thấp. Do đó, trong thời gian tới để ngành công nghiệp giữ vững và đạt mức tăng trưởng như dự kiến, các ngành chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh như: dễ tiếp cận vốn vay, giảm lãi suất cho vay, can thiệp cạnh tranh phá giá thu mua nguồn nguyên liệu từ doanh nghiệp ngoài tỉnh; đối với các khu công nghiệp quan tâm đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉ đạo các nhà máy trong các khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng để hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất ra sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8 tháng đầu năm tăng 9,16% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số tiêu thụ 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 14,58%. (Trong đó: cá đông lạnh tăng 85,76%; phi lê cá tăng 20,26%; thủy sản ướp đông tăng 17,60%); Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,06% ; trong đó: sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 11,13%... Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm 1/9/2015 bằng 94,42% so cùng kỳ năm trước; trong đó ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 29,12% so cùng kỳ (Tôm đông lạnh tăng 55,42%; Mực đông lạnh tăng 18,89%), Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12,13% so cùng kỳ. Qua so sánh 2 chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho ngành công nghiệp tại thời điểm đầu tháng 9/2015 cho thấy: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn, nhất là các mặt hàng thủy hải sản như tôm đông, mực đông, các mặt hàng xi măng …Do đó các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm kiếm thị trường cả trong và ngoài nước để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhất là các mặt hàng nói trên để thu hồi vốn, gia tăng sản lượng sản xuất trong thời gian tới. Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/9 tăng 0,61% so với cùng thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 2,67%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 1,55% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,87%. Hoạt động của doanh nghiệp: Trong 9 tháng số doanh nghiệp thành lập mới là 686 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 6.323 tỷ đồng. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là 9,21 tỷ đồng. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp là 330 doanh nghiệp với tổng nguồn vốn là 1.525 tỷ đồng. Tình hình hoạt động doanh nghiệp trong 9 tháng qua có tín hiệu tích cực thể hiện qua số doanh nghiệp thành lập mới cao hơn số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động. 6. Thương mại, dịch vụ và giá cả 6.1 Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 5.759,95 tỷ đồng, tăng 4,83% so với tháng trước và tăng 18,09% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đạt 47.541,65 tỷ, đạt 73,77% kế hoạch và tăng 14,45% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng trên 13%. Trong đó cụ thể: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9 ước tính 4.437 tỷ đồng, tăng 3,47% so tháng trước và tăng 17,2% so cùng kỳ, trong 12 nhóm hàng thì có 11 nhóm tăng và 1 nhóm giảm so với tháng trước; nhóm hàng có doanh thu tăng nhiều nhất là nhóm hàng ô tô các loại tăng 10,20% và nhóm tăng thấp nhất là nhóm may mặc chỉ tăng 1,58%; Nhóm hàng có doanh thu giảm là vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 2,1%. Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa được 37.455 tỷ đồng, đạt 73,16% kế hoạch năm, tăng 13,64% so cùng kỳ năm trước; Chia ra kinh tế Nhà nước đạt 393,11 tỷ đồng, kinh tế tập thể: 20,6 tỷ đồng, kinh tế cá thể: đạt 17.486,9 tỷ đồng và kinh tế tư nhân: 19.554,8 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ khác: Dự kiến tổng doanh thu đạt 1.322,56 tỷ đồng, tăng 4,81% so tháng trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú: 61,46 tỷ đồng, tăng 1,59%; doanh thu dịch vụ ăn uống: 470,86 tỷ đồng, tăng 4,12%; doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch: 19,32 tỷ đồng, tăng 7,74%. Tính chung 9 tháng tổng doanh thu lĩnh vực này đạt 10.086,15 tỷ đồng, đạt 76,12% kế hoạch, tăng 17,55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú: 549,17tỷ đồng, tăng 58,16%; doanh thu dịch vụ ăn uống: 3.796,42 tỷ đồng, tăng 11,11%; doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch: 135,75 tỷ đồng, tăng 69,62% so với cùng kỳ năm trước. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tăng cường hoạt động thường xuyên, liên tục, nhất chú trọng công tác chống gian lận thương mại và buôn lậu qua biên giới. Trong tháng 8 năm 2015, Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra 253 vụ việc, phát hiện 62 vụ vi phạm quy định nhà nước. Trong đó có 39 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, 05 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng, 18 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý các vụ vi phạm, thu phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 430,94 triệu đồng. Lũy kế 8 tháng kiểm tra 1.474 vụ việc, trong đó phát hiện 478 vụ vi phạm quy định nhà nước, đã xử lý các vụ vi phạm, thu phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 4,67 tỷ đồng. 6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Dự kiến trong tháng 9 kim ngạch xuất khẩu đạt 36,96 triệu USD, tăng 30,38% so với tháng trước và giảm 18,08% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: hàng nông sản 25,74 triệu USD, tăng 54,26% so tháng trước; hàng thủy sản 9,79 triệu USD, giảm 4,58% so tháng trước và hàng hóa khác được 1,43 triệu USD, tăng 2% so tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 dự kiến tăng so với tháng trước, nguyên nhân là do các công ty xuất khẩu gạo đã ký những hợp đồng mới, một số doanh nghiệp XK chuyển hợp đồng xuất khẩu từ các tháng trước sang do tàu nhận hàng bên đối tác không thực hiện như dự định; Riêng mặt hàng thủy sản giảm là do một số công ty tạm ngưng hoạt động xuất khẩu như: Công ty Classicmode, Công ty Chang hua và Công ty Kiên Cường. Cụ thể các công ty kinh doanh xuất khẩu gạo của tỉnh dự kiến xuất trong tháng 9 như sau: Công ty Du lịch - Thương mại dự kiến xuất trực tiếp 11.249 tấn với trị giá trên 3,9 triệu USD. Công ty cổ phần kinh doanh nông sản ước xuất 17.989 tấn với trị giá trên 6,7 triệu USD. Công ty MTV Thương mại-dịch vụ dự kiến không xuất. Công ty Cp nông lâm sản dự kiến ủy thác xuất 440 tấn với trị giá 169 ngàn USD. Công ty xuất nhập khẩu Kiên giang dự kiến xuất trực tiếp 33.225 tấn với trị giá trên 14,7 triệu USD, và ủy thác xuất 700 tấn với trị giá 269 ngàn USD. Thị trường xuất khẩu trong tháng 9 chủ yếu là Châu Phi và Trung Quốc. Tính chung 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 257,95 triệu USD, bằng 49,04% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm trước giảm 22,44%. Bao gồm: hàng nông sản 146,01 triệu USD, bằng 46,35% kế hoạch và giảm 29,98% (giảm 62,5 triệu USD); hàng thủy sản 94,63 triệu USD, bằng 55,37% kế hoạch và giảm 18,09% so cùng kỳ (giảm 20,9 triệu USD) và hàng hóa khác 17,31 triệu USD, bằng 42,22% kế hoạch và tăng 2 lần so cùng kỳ. Trong 9 tháng, lượng gạo xuất dự kiến 352,69 ngàn tấn, bằng 50,38% kế hoạch năm và giảm 25,66% (giảm 122 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước; tôm đông: 1.336 tấn, giảm 53,51% (giảm 1.537 tấn); thủy sản đông khác: 11.881 tấn, tăng 94,32%; mực đông và tuộc đông: 9.239 tấn, tăng 0,99%; cá đông: 1.677 tấn, bằng 65,43%; cá cơm sấy 353 tấn,bằng 93,88%.. Chín tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt thấp so với cùng kỳ, nguyên nhân từ các mặt hàng gạo, tôm là những mặt hàng chủ lực nhưng lại gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó do Nhà nước Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, vì thị trường Trung Quốc chiếm trên 10% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và chiếm 15,9% kim ngạch xuất khẩu gạo của Kiên Giang. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9 ước tính 2,15 triệu USD, tăng 16,22% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng trị giá nhập được 38,36 triệu USD, đạt 63,95% kế hoạch năm và tăng 62,35% so cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập như: Máy móc thiết bị vật tư dùng cho sản xuất, dùng cho y tế, sắt làm lưỡi câu mực; giấy Krapt, hạt nhựa làm bao bì, thạch cao... 6.3 Vận tải: Vận tải hành khách: Tháng 9 ước tính 5,29 triệu lượt khách, tăng 2,5% so tháng trước và tăng 7,85% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 295,4 triệu HK.km, tăng 2,79% so tháng trước và tăng 27,37% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng vận tải hành khách được 47,31 triệu lượt khách, đạt 76,17% kế hoạch và tăng 7,68% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 3.040,9 triệu HK.km, đạt 87,71% kế hoạch và tăng 9,88% so cùng kỳ. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 38,03 triệu lượt khách, tăng 7,86% so cùng kỳ và luân chuyển 2.422,9 triệu lượt khách.km, tăng 10,09%; Vận tải hành khách đường sông 7,92 triệu lượt khách, tăng 7,21% và luân chuyển 468,6 triệu lượt khách.km, tăng 9,87%; Vận tải hành khách đường biển 1,35 triệu lượt khách, tăng 5,37% và luân chuyển 149,36 triệu lượt khách.km, tăng 6,61% so cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa: Tháng 9 ước được 807 ngàn tấn, tăng 3,07% so tháng trước và tăng 16,62% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 111,9 triệu tấn.km, tăng 2,79% so tháng trước và tăng 18,60% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng vận tải hàng hóa được 6,96 triệu tấn, đạt 77,90% kế hoạch và tăng 7,92% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 942,3 triệu tấn.km, đạt 76,56% kế hoạch và tăng 8,48% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ được 2,15 triệu tấn, tăng 12,19% so cùng kỳ và luân chuyển 299,9 triệu tấn.km, tăng 12,42%; Vận tải hàng hóa đường sông 2,86triệu tấn, tăng 6,96 và luân chuyển 358,29 triệu tấn.km, tăng 7,33%; vận tải hàng hóa đường biển 1,94 triệu tấn, tăng 4,90% và luân chuyển 284,14 triệu tấn.km, tăng 5,99% so cùng kỳ năm trước. Ngành Giao thông vận tải đã tăng cường chỉ đạo và phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, kiểm soát, phân luồng, tuyến để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ổn định luồng tuyến, trong tháng đã có vài doanh nghiệp vận tải trình đề nghị xin giảm giá cước vận tải từ 5 đến 10% do giá xăng dầu giảm mạnh. 6.4. Bưu chính -Viễn thông Hoạt động Bưu chính, Viễn thông 9 tháng qua đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, ổn định, đảm bảo 1 ngày/chuyến thư, báo (xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc 1 tuần/chuyến) đáp ứng yêu cầu phục vụ chính quyền và nhân dân trong tỉnh, lưu thoát bưu gửi không để tồn đọng công văn, thư báo; chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính đảm bảo thông tin liên lạc các kỳ thi tốt nghiệp, THPT năm 2015; Bưu điện tỉnh đưa sách xuống 40 xã (trong đó, có 35 xã thuộc xã xây dựng nông thôn mới với tổng số 9.000 đầu sách) và thực hiện việc triển khai đọc sách, báo tại một số điểm Bưu điện -Văn hóa xã; tổ chức rà soát 12 doanh nghiệp hoạt động bưu chính, chuyển phát về thủ tục hồ sơ có 06 doanh nghiệp cần bổ sung hồ sơ theo quy định. Trên lĩnh vực bưu chính: toàn tỉnh có 28 bưu cục; 140 điểm Bưu điện văn hóa xã đang hoạt động với bán kính phục vụ: 3,2 km; doanh thu 9 tháng ước đạt 63 tỷ đồng, tăng 31,25% so cùng kỳ Về viễn thông: Tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 1.894.188 thuê bao, mật độ thuê bao 107 trên 100 dân, trong đó: thuê bao cố định: 92.630 thuê bao; thuê bao di động trả trước 1.749.131 thuê bao; thuê bao trả sau 52.427 thuê bao. Lượng thuê bao di động do Nhà nước tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý thời gian qua sụt giảm nay đã dần ổn định. Tổng số thuê bao internet hiện có trên mạng 83.782 thuê bao. Doanh thu viễn thông (chỉ tính doanh thu doanh nghiệp lớn) trong 9 tháng ước đạt 1.368 tỷ đồng, tăng 37,24% so cùng kỳ năm trước. 6.5. Du lịch Tổng lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh trong tháng 9 ước tính được 330,13 ngàn lượt khách, tăng 1,54% so tháng trước và tăng 34,45% so cùng kỳ năm trước, trong đó: lượt khách đến các cơ sở lưu trú du lịch đạt 151,62 ngàn, tăng 1,12% so với tháng trước. Trong số khách đến các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 137,1 ngàn lượt khách tăng 1,23% so tháng trước và khách du lịch đi theo tour đạt 14,52 ngàn lượt khách,tăng 0,06%. Từ đầu năm đến nay tổng số khách du lịch ước thực hiện 3,62 triệu lượt khách, đạt 85,55% kế hoạch năm và tăng 21,79% so cùng kỳ năm trước, trong đó: lượt khách đến các cơ sở lưu trú du lịch là 1,53 triệu lượt người, đạt 76,51% kế hoạch, tăng 22,16% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ là 1,417 triệu lượt người, đạt 77,47% kế hoạch năm, tăng 22,95% so cùng kỳ và khách du lịch đi theo tour đạt 116,31 ngàn lượt khách, đạt 66,47% kế hoạch và tăng 13,26% so cùng kỳ năm trước. 6.6. Chỉ số giá Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Tháng 9/2015 (tính từ 15/8 - 15/9) giảm 0,21% so tháng trước, đây là tháng thứ 3 chỉ số giá tiêu dùng giảm tính từ đầu năm 2015 (tháng 1 giảm 0,17%, tháng 8 giảm 0,12 và tháng 9 giảm 0,21%). Những nhóm hàng giảm mạnh đó là: nhóm giao thông giảm 2,54%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,35% và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%. Còn lại những nhóm hàng khác đều tăng nhẹ. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng trước ở khu vực thành thị giảm 0,3%, khu vực nông thôn giảm 0,16%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng 12/2014 (sau 9 tháng) tăng 0,97%, trong đó tăng cao nhất là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch +4,66%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng 9/2014 (sau 1 năm) tăng 0,82%, trong đó tăng cao nhất là nhóm may mặc, giày dép +4,95% . Chỉ số giá tiêu dùng bình quân so cùng kỳ tăng 1,36%. Chỉ số giá vàng tháng 9, đến thời điểm điều tra ngày 15/09/2015, giá vàng tăng so tháng trước, vàng 9999 bình quân bán 3.087.000đ/chỉ (tăng 147.000 đồng/chỉ). So với cùng kỳ tháng 09/2014 giảm 8,39%. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 9 , đến thời điểm điều tra ngày 15/9/2015 tại Ngân Hàng Đầu Tư & PT bán ra 22.520đ/USD, thị trường tự do bán 22.500đ/USD. So với tháng trước tăng 2,53%. Việc NHNN điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá từ tháng 8 có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến một số nhóm hàng tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, tác động này là không nhiều trong bối cảnh giá cả hàng hóa đang trong xu hướng giảm hiện tại. 7. Một số tình hình xã hội 7.1 Tình hình đời sống dân cư: Trong 9 tháng đầu năm 2015 đời sống các tầng lớp dân cư trong tỉnh tương đối ổn định và có phần nâng lên so với năm trước. Hàng hóa tiêu dùng phong phú với giá cả ổn định, từ đó chi tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh khá hơn. Tuy nhiên, đối với khu vực nông thôn, đời sống nông dân trong tỉnh cũng được cải thiện nhưng không đáng kể, do giá cả đầu ra của các mặt hàng nông, hải sản còn bấp bênh, nhất là giá lúa, tôm từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm dẫn đến giảm thu nhập. Khu vực thành thị đời sống nhân dân ổn định có phần cải thiện hơn, khi giá cả tiêu dùng có xu hướng giảm. Công tác an sinh xã hội: trong 9 tháng đầu năm 2015 đã trợ giúp xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ cho 41.240 đối tượng, tổng kinh phí 121 tỷ đồng; Cấp 41.618 thẻ BHYT cho hộ nghèo với số tiền trên 25,7 tỷ đồng và hỗ trợ 47.882 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo với số tiền trên 27,2 tỷ đồng. Tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các đồng chí lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9/2015. Thành lập các đoàn đi thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công nhân ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 vừa qua… 7.2 Giải quyết việc làm và đào tạo nghề: Trong tháng 9 giải quyết việc làm cho 2.448 lượt lao động. Trong đó: lao động trong tỉnh 1.095 lượt; lao động ngoài tỉnh 1.347 lượt; xuất khẩu lao động 06 lao động. Nâng tổng số lao động được giải quyết việc làm từ đầu năm tới nay lên 25.656 lượt người, đạt 77,74% kế hoạch (trong đó: lao động trong tỉnh 12.052 lượt, lao động ngoài tỉnh: 13.591 lượt, xuất khẩu lao động 50 người). Từ đầu năm đến nay, các trường, trung tâm, cơ sở tổ chức dạy nghề cho 30.566 người, trong đó: Cao đẳng nghề: 30 người, sơ cấp nghề: 3.909 người, dạy nghề dưới 3 tháng: 26.627 người. 7.3 Về giáo dục, đào tạo: Sở giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với tỉnh An Giang tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm đầu tiên. Kết quả chính thức toàn tỉnh như sau: + Giáo dục THPT: có 9.424/10.363 học sinh đậu tốt nghiệp; tỉ lệ 90,94% (năm 2014 đạt 99,40%) + GD Thường xuyên: có 668/954 học sinh đậu tốt nghiệp; tỉ lệ 70,02% (năm 2014 đạt 94,34%) Tổng hợp, lập báo cáo xét tốt nghiệp THCS năm học 2014-2015. Kết quả có 19.300/19.414 HS tốt nghiệp, tỉ lệ đạt 99,41% (tỉ lệ tốt nghiệp tăng 0,07%, số lượng tốt nghiệp tăng so với năm 2013-2014 tăng 3.428 HS). Số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học có 29.485 học sinh được công nhận, tỉ lệ đạt 99,77%. Đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm hè 2015 của ngành; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đảm bảo năm học 2015-2016. Chỉ đạo toàn ngành tổ chức Lễ khai giảng năm học trong không khí trang trọng, vui tươi, nhằm tạo tâm lý phấn khởi, sẵn sàng bước vào năm học mới. 7.4 Về y tế : Trong chín tháng đầu năm, ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, phòng chống dịch, bệnh; chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả; tăng cường bác sĩ từ tuyến huyện về hỗ trợ các trạm Y tế xã trong công tác khám, điều trị bệnh; Đảm bảo thuốc, hóa chất đầy đủ sẵn sàng đáp ứng cho công tác điều trị và phòng chống dịch bệnh... Tình hình diễn biến các bệnh truyền nhiễm tính từ đầu năm: Bệnh Tay chân miệng: mắc 508 cas, giảm 698 ca so cùng kỳ năm 2014. Bệnh sốt xuất huyết: có 273 cas mắc, giảm 42 cas so cùng kỳ, không có trường hợp nào biến chứng nặng gây tử vong. Bệnh sốt rét tổng số lam xét nghiệm là 13.119 lam, phát hiện 9 bệnh nhân sốt rét mới, tăng 6 bệnh nhân so với năm trước. Bệnh nhân lao phát hiện mới là 1.978 người, điều trị khỏi bệnh 1.912 người, số bệnh nhân tử vong do lao là 16 người. Bệnh HIV/AIDS: Tổng số ca xét nghiệm máu là 41.207 đạt 228,9% % kế hoạch năm, tăng 17,88% so với cùng kỳ; số cas nhiễm HIV mới là 137 cas bằng 67,48% kế hoạch năm, bằng 64,02% so với cùng kỳ; số cas chuyển sang AIDS là 1.298 người. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong 9 tháng đầu năm toàn tỉnh có 1 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể , 32 người mắc ở thị xã Hà Tiên, tổng số ca ngộ độc thực phẩm riêng lẻ là 92 ca, giảm 19 cas so cùng kỳ, trong đó, ngộ độc do cồn là 84 ca, 3 ca do ăn đồ biển, ngộ độc thực phẩm 5 ca. 7.5 Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao: Trong 9 tháng đầu năm, đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thành công các sự kiện lễ hội, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng đảm bảo yêu cầu về chất lượng nghệ thuật, nội dung tư tưởng, nổi bật như Lễ mít tinh và các hoạt động kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng (03/02); Lễ hội đón Giao thừa Tết Nguyên đán và Hội Xuân Ất Mùi (đường hoa - đường đèn) tại thành phố Rạch Giá, huyện Phú Quốc, U Minh Thượng cùng với các hoạt động "Mừng Đảng, mừng Xuân" tại các huyện, thị xã, thành phố; chương trình "Nghĩa tình biên giới, biển đảo quê hương" lần thứ III năm 2015 tại huyện Phú Quốc, kết hợp với Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Di tích quốc gia đặc biệt Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc; Lễ kỷ niệm và các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Lễ kỷ niệm và các hoạt động 70 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2015), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đã tham mưu thành lập Ban Tổ chức, kế hoạch tổ chức Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm 2015. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phục vụ Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam điểm cầu tại Khu di tích An ninh Khu IX, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng; Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Kiên Giang lần thứ IV (2015 - 2020). Chỉ đạo tổ chức lễ hội tại các di tích lịch sử văn hóa đảm bảo an toàn, trang trọng, thực hiện nghiêm Quy chế tổ chức lễ hội, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đồng thời mở rộng mối quan hệ, giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình với các tỉnh, thành trong cả nước và với các tỉnh, thành thuộc Vương quốc Campuchia. - Thể dục thể thao quần chúng: Tập trung chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân có 134/145 xã, phường, thị trấn tổ chức, đạt 92,4%, với 58.765 người tham gia chạy. Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Kiên Giang năm học 2014 - 2015, có 2.600 vận động viên nam, nữ đến từ các trường THPT, THCS trong tỉnh tham gia tranh tài ở 10 môn thi đấu. Tổ chức thành công 07 giải thể thao cấp tỉnh: Việt dã Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng, đua xe đạp thể thao; đua ghe ngo nam, nữ, vô địch bóng đá tỉnh, cầu lông, taekwondo, hội thao CNVC-LĐ, có 3.187 vận động viên tham gia, phục vụ trên 53.500 lượt khán giả đến xem và cổ vũ. - Thể thao thành tích cao: Các đội tuyển tham gia thi đấu 34 giải khu vực, toàn quốc, quốc tế, đạt 141 huy chương (trong đó có 47 HCV, 38 HCB, 56 HCĐ). Riêng tham gia Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI năm 2015, đoàn Kiên Giang đạt 71 huy chương (25 HCV, 17 HCB, 29 HCĐ) xếp thứ 9/14 tỉnh, thành, ngành khu vực; giải vô địch cờ vua các nhóm tuổi Đông Nam Á mở rộng tại Singapore, đạt 02 HCV. Phối hợp tổ chức 07 giải thể thao khu vực, toàn quốc gồm: Điền kinh, Bóng chuyền bãi biển nữ, Thể dục Thể hình - Fitness nằm trong khuôn khổ Đại hội Thể dục Thể thao khu vực ĐBSCL lần thứ VI năm 2015 và các giải Tour xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình Bến Tre lần thứ VII năm 2015... phục vụ trên 13 ngàn lượt khán giả đến xem và cổ vũ. 7.6 Tai nạn giao thông: Theo Ban An toàn Giao thông tỉnh, trong tháng (tính từ ngày 16/8/2015 - 15/9/2015) toàn tỉnh đã xảy ra 22 vụ tai nạn giao thông (tính cả vụ va chạm), làm chết 7 người, bị thương 21 người. So với tháng trước giảm 2 vụ, người chết không tăng, không giảm và giảm 5 người bị thương. So với cùng tháng năm trước tăng 4 vụ, giảm 04 người chết và tăng 4 người bị thương. Tính từ đầu năm, đã xảy ra 220 vụ TNGT, làm chết 104 người và 212 người bị thương, so với cùng kỳ năm trước giảm 89 vụ, tăng 3 người chết và giảm 108 người bị thương. Tình hình tai nạn giao thông có xu hướng giảm về số vụ và số người bị thương, tuy nhiên điều đáng quan tâm nhất là số người chết còn tăng. Theo thống kê những nguyên nhân thường gây ra tai nạn là do người tham gia giao thông chủ quan thiếu quan sát, phóng nhanh vượt ẩu lấn trái phần đường, tham gia giao thông khi có nồng độ rượu cao ...vì vậy Ban An toàn giao thông cần tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử phạt nặng những vi phạm có tính chất nghiêm trọng. 7.7 Thiên tai: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới cùng với gió Tây Nam hoạt động cường độ mạnh. Từ ngày 16/8 đến 15/9 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xảy ra mưa lớn trên diện rộng, kèm theo giông và lốc xoáy đã làm sập hoàn toàn 32 căn nhà, tốc mái 174 căn nhà, làm bị thương 03 người, ước thiệt hại 2.342 triệu đồng. Gồm: huyện Tân Hiệp sập 25 căn nhà, tốc mái 132 căn nhà; huyện Giồng Riềng sập 07 căn, tốc mái 32 căn nhà và làm bị thương 03 người trong 1 gia đình ở xã Hòa Lợi; huyện Hòn Đất tốc mái 02 căn, Thành phố Rạch Giá tốc mái 08 căn. Số lũy kế 9 tháng đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang mưa lớn, dông và lốc xoáy đã làm sập hoàn toàn 64 căn nhà, tốc mái 272 căn nhà, làm bị thương 04 người, sét đánh chết 01 người ở huyện Gò Quao, ước tính thiệt hại về tài sản là 3.934 triệu đồng. Trong đó các huyện bị thiệt hại nặng gồm: (An Minh: sập 17 căn, tốc mái 11 căn; Tân Hiệp: sập 25 căn, tốc mái: 132 căn; Giồng Riềng: sập 07 căn, tốc mái 32 căn, bị thương 03 người; Vĩnh Thuận: sập 04 căn, tốc mái: 31 căn, bị thương 01 người, Gò Quao: sập 03, tốc mái 05 căn, sét đánh chết 01 người, TP. Rạch Giá: tốc mái: 08 căn…). 7.8 Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 16/08/2015 đến 15/09/2015 toàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy, 01 vụ nổ làm 01 người chết và 02 người bị thương ở huyện Phú Quốc. Thiệt hại do cháy, nổ gây ra ước tính 1.219,9 triệu đồng. Địa bàn xảy ra cháy ở các huyện như: Phú Quốc: 02 vụ cháy, 01 vụ nổ, TP. Rạch Giá: 01 vụ; U Minh Thượng: 01 vụ Số lũy kế 9 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xảy ra 50 vụ cháy, 01 vụ nổ. Làm bị thương 05 người và chết 01 người. Thiệt hại ước tính lũy kế 6.352,9 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước số vụ cháy tăng lên 12 vụ, số vụ nổ tăng 01 vụ. Tuy nhiên mức độ thiệt hại về tài sản giảm 2.112 triệu đồng. Số người chết giảm 01 người, số người bị thương tăng 05 người so với cùng kỳ. Nguyên nhân cháy, nổ chủ yếu do chập điện và bất cẩn trong sử dụng lửa sinh hoạt. Tóm lại: Kinh tế - xã hội của tỉnh 9 tháng đầu năm tuy vẫn ổn định và tăng trưởng, nhưng mức tăng đã chậm lại, một số chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch như thu ngân sách, tổng mức bán lẻ hàng hóa, du lịch, sản xuất lúa, khai thác thủy sản, vận tải hành khách, hàng hóa... Tuy nhiên còn một số chỉ tiêu lớn so với kế hoạch còn rất thấp như: kim ngạch xuất khẩu (chỉ mới đạt 49%), sản xuất công nghiệp (đạt 68,51%)… Cục Thống kê kiến nghị: - Trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản: Các ngành chức năng thường xuyên hướng dẫn bà con nông dân khâu bảo quản khi thu hoạch vụ hè thu, tăng cường bảo vệ dịch bệnh trên diện tích lúa vụ Thu đông nhằm đảm bảo sản lượng lương thực đạt và vượt kế hoạch. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ vốn để đóng mới, cải hoán, nâng cấp phương tiện nhỏ để ngư dân chuyển đổi ngư trường đánh bắt xa bờ có hiệu quả hơn, tăng cường công tác bảo vệ ngư trường, kiên quyết xử lý nghiêm những hoạt động khai thác nghề cấm khai thác và khai thác gần bờ.Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng như: Điện lưới, kênh mương thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, nhất là những vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung; nâng cao dự báo thiên tai, dịch bệnh và có biện pháp phòng trử dịch bệnh kịp thời đạt hiệu quả. - Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường mới cho xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực như gạo, tôm và các loại thủy sản khác, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ thị trường trong nước, mở rộng mạng lưới phân phối, đưa hàng hóa về tận nông thôn, với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và tuyên truyền vận động nhân dân “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh để kịp thời ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tạo uy tín hàng hóa của tỉnh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. - Tiếp tục đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh nhằm tăng giá trị tăng thêm từ khu vực dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và bền vững. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp để đưa các nhà máy đi vào hoạt động sản xuất ra sản phẩm, tăng thêm giá trị sản xuất cho từng lĩnh vực, đồng thời khảo sát, hướng nghiệp và liên kết để công tác đào tạo nghề cho lao động đạt tiêu chuẩn, đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tải về: - Số liệu KTXH tháng 9 năm 2015
Số lần đọc: 2547
Cục Thống kê Kiên Giang |
Tin liên quan
|