24.10.2014
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản a. Nông nghiệp Vụ Hè Thu: Chính thức diện tích gieo sạ được 300.372 ha, đạt 100,12% kế hoạch (tăng 372 ha), so với vụ Hè thu năm trước tăng 2,09% (tăng 6.151 ha). Diện tích tăng chủ yếu ở vùng Tứ Giác Long Xuyên do nông dân tận dụng đất chưa trồng rừng, một phần diện tích trồng tràm kém hiệu quả sang trồng lúa như: huyện Hòn Đất tăng 3.347 ha, Kiên Lương tăng 1.298ha và chuyển đổi từ đất vườn tạp ở huyện Giồng Riềng tăng 2.095ha, Gò Quao tăng 332ha. Năng suất đạt 53,62 tạ/ha, tăng 0,17tạ/ha so với vụ này năm trước, do thời tiết thuận lợi trong giai đoạn thu hoạch lúa ít bị gãy đổ. Sản lượng đạt 1.610.475 tấn, giảm 2,4% kế hoạch và tăng 2,41% so vụ này năm trước (tăng 37.864 tấn). Vụ Thu Đông (vụ 3): Đến nay đã kết thúc gieo sạ với diện tích 75.505 ha, trong đó có 3 huyện có diện tích gieo sạ nhiều nhất là Giồng Riềng 30.003 ha, Tân Hiệp 24.338ha và Châu Thành 9.428 ha.., diện tích vụ này đạt 77,05% kế hoạch (giảm 22.495 ha) và bằng 79,85% (giảm 19.055ha) so với vụ Thu đông năm trước. Tính đến nay diện tích thu hoạch được trên 70%, năng suất sơ bộ đạt từ 49tạ/ha - 49,5 tạ/ha. Dự báo đến trung tuần tháng 11 sẽ kết thúc thu hoạch vụ này. Diện tích lúa Thu đông bị nhiễm sâu bệnh khoảng 2.726 ha, bằng 90,87%, thấp hơn trên 270 ha so cùng kỳ năm trước, chủ yếu ở huyện Giồng Riềng như bệnh cháy lá, rầy nâu, ốc bưu vàng, sâu đục bẹ... Năm nay nắng hạn và mưa ít làm thời gian gieo sạ lúa Hè thu kéo dài gây trễ lịch thời vụ, do vậy tính về hiệu quả nông dân đã ngưng sản xuất vụ này nên diện tích gieo sạ vụ Thu Đông năm nay giảm nhiều so kế hoạch và vụ Thu Đông năm trước. Sản xuất vụ Mùa và vụ Đông Xuân năm 2014-2015: Một số địa phương đã tiến hành gieo sạ, chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng do phụ thuộc vào thiên nhiên nên phải gieo sạ sớm trước khi kết thúc mùa mưa. Tính đến nay diện tích gieo sạ của hai vụ được như sau: Vụ Mùa 2014-2015: Diện tích gieo sạ được 57.434 ha, tăng 10,08% (tăng 5.260 ha) so cùng kỳ năm trước, gồm các huyện như: An Minh được 27.583 ha, Vĩnh Thuận: 15.142 ha, An Biên: 7.500ha, U Minh Thượng: 5.600 ha, Gò Quao: 1.055ha và Hà Tiên: 554ha. Vụ Đông Xuân 2014-2015: Diện tích gieo sạ được 9.630 ha, tăng 8,06% so cùng kỳ năm trước, gồm các huyện Vĩnh Thuận: 9.415ha và An Biên:200ha, An Minh: 15ha. Cây rau màu: Ngoài sản xuất lúa, nông dân trong tỉnh còn quan tâm sản xuất rau màu nhằm cải thiện đời sống. Trong tháng các huyện đã gieo trồng rau màu với diện tích: huyện Hòn Đất khoảng 70 ha, tăng 40% so cùng kỳ năm trước; An Minh: 15 ha, bằng 88,24% so cùng kỳ; An Biên: 13ha, tăng 18%; Kiên Lương:8,5ha, bằng 90,43%; Châu Thành 8,1ha, bằng 95,29%; Vĩnh Thuận 4,5ha... Chăn nuôi: Trong tháng trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện ổ dịch nghiêm trọng nào xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Công tác tiêm phòng được ngành chức năng duy trì thường xuyên. Giá cả sản phẩm chăn nuôi còn giữ mức cao, giá thức ăn chăn nuôi ổn định và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thời gian tới nên tổng đàn có chiều hướng tăng hơn cùng kỳ. Theo số liệu điều tra chăn nuôi định kỳ 1/7/2014 so với cùng kỳ, đàn trâu tăng 0,52%; đàn bò tăng 3,33%; đàn heo tăng 0,07%; đàn gia cầm tăng 16,04%. b. Lâm nghiệp Tính từ đầu năm diện tích rừng được chăm sóc là 7,64 ngàn ha, giảm 1,75% so cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 22,95 ngàn m3, tăng 3,31%; củi khai thác: 22,72 ngàn ste, tăng 4,9%; xảy ra 28 vụ chặt phá rừng, giảm 5 vụ, với diện tích rừng bị phá 1,01 ha, giảm 0,19 ha so cùng kỳ năm trước. c. Thủy sản Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010) tháng 10 ước tính đạt 1.858,1 tỷ đồng, giảm 10,74% so tháng trước, trong đó: giá trị khai thác 948,5 tỷ đồng, giảm 4,12% và giá trị nuôi trồng 909,5 tỷ đồng, giảm 16,73%. Tính chung 10 tháng giá trị sản xuất thủy sản là 17.940 tỷ đồng, đạt 87,6% kế hoạch năm và tăng 14,2% (tăng 2.231 tỷ đồng) so cùng kỳ năm 2013, bao gồm: giá trị khai thác 9.762,1 tỷ đồng, đạt 85,78% kế hoạch và tăng 5,33% (tăng 494 tỷ đồng) và giá trị nuôi trồng là 8.177,9 tỷ đồng, đạt 89,87% kế hoạch và tăng 26,97% (tăng 1.737 tỷ đồng) so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản (khai thác và nuôi trồng) trong tháng 10 ước tính đạt 53,9 ngàn tấn, giảm 10,96% so tháng trước (giảm 6,6 ngàn tấn). Lũy kế 10 tháng được 538,1 ngàn tấn, đạt 87,82% kế hoạch năm và tăng 11,67% (tăng 56,2 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai thác: Tháng 10 ước đạt 38 ngàn tấn, giảm 2,06% so tháng trước (giảm 799 tấn), trong đó: cá các loại đạt 26,4 ngàn tấn, giảm 1,17% (giảm 313 tấn); tôm được 3 ngàn tấn, giảm 2,75% (giảm 86 tấn), mực 4,7 ngàn tấn, giảm 7,39% (giảm 377 tấn)...Lũy kế 10 tháng sản lượng khai thác là 387,2 ngàn tấn, đạt 87,01% kế hoạch năm và tăng 6,7% (tăng 24,2 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó tăng nhiều nhất là: cá các loại đạt 265,8 ngàn tấn, tăng 23,6 ngàn tấn; mực đạt 50,1 ngàn tấn, tăng 2,8 ngàn tấn; tôm 33,3 ngàn tấn, tăng 135 tấn. Sản lượng nuôi trồng: Tháng 10 ước đạt 15,9 ngàn tấn, giảm 16,85% so tháng trước (giảm 5,8 ngàn tấn), trong đó: cá nuôi được 7,2 ngàn tấn, giảm 1,9 ngàn tấn; tôm các loại đạt 5 ngàn tấn, giảm gần 1,2 ngàn tấn, riêng tôm thẻ chân trắng đạt 2,97 ngàn tấn, chỉ giảm 9 tấn; thủy sản khác 3,6 ngàn tấn, giảm 2,7 ngàn tấn (giảm chủ yếu từ lượng sò,hến). Lũy kế 10 tháng sản lượng nuôi trồng được 150,9 ngàn tấn, đạt 89,94% kế hoạch năm và tăng 26,85% (tăng 31,9 ngàn tấn) so cùng kỳ năm 2013, bao gồm: cá các loại 55,5 ngàn tấn, tăng 21,23% (tăng 9,7 ngàn tấn); tôm các loại đạt 44 ngàn tấn, tăng 35,28% (tăng 11,4 ngàn tấn) trong đó: tôm thẻ đạt 14,1 ngàn tấn, tăng 64,5% (tăng 5,5 ngàn tấn) và thủy sản khác (cua, sò, hến): 51,3 ngàn tấn, tăng 26,44% (tăng 10,7 ngàn tấn). Sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay khá ổn định và tăng hơn cùng kỳ do thời tiết khá thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của bão và chính sách hỗ trợ của Nhà nước để cải hoán các phương tiện khai thác nâng cao công suất chuyển sang đánh bắt xa bờ. Sản lượng nuôi trồng cũng tăng hơn năm trước (tăng 31,9 ngàn tấn), đạt gần 90% kế hoạch. Các sản phẩm nuôi trồng đều tăng, trong đó tôm nuôi có giá trị cao tăng trên 11 ngàn tấn, do năm nay tôm nuôi ít dịch bệnh, các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận còn nuôi xen tôm thẻ quảng canh đã góp phần nâng diện tích nuôi tôm sú tăng 1.152 ha và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng 1.215 ha (tăng gấp 2 lần) so năm trước. 2. Công nghiệp Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) trong tháng toàn ngành tăng 5,12% so tháng trước và tăng 2,82% so cùng kỳ năm trước, trong đó có 2 ngành chỉ số sản xuất tăng khà cao là: sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 13,66% và ngành chế biến bảo quản thủy sản tăng 7,41%, các ngành còn lại đạt chỉ số sản xuất dưới tăng chung toàn ngành. Lũy kế 10 tháng chỉ số phát triển công nghiệp toàn tỉnh tăng 7,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó: các ngành có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ: chế biến bảo quản thủy sản tăng 17,24%; ngành khai thác đá, cát, sỏi tăng 13,28%; sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 8,79%, ngành sản xuất, truyền tải điện tăng 8,66% và ngành khai thác, xử lý, cung cấp nước tăng 8,51%. Ngành có chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ là: xay xát giảm 0,92% và sản xuất nước đá giảm 5,47%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010): Tháng 10 ước thực hiện 3.042,1 tỷ đồng, tăng 5,26% so tháng trước. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt giá trị cao nhất 2.885,6 tỷ đồng, tăng 5,43%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí đạt 104,7 tỷ đồng, tăng 1,61%; ngành khai khoáng 38,9 tỷ đồng, tăng 4,32% so tháng trước... Lũy kế 10 tháng giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện 25.194,7 tỷ đồng, đạt 77,21% kế hoạch năm và tăng 8,08% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, GTSX chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất được 23.914 tỷ đồng, đạt 77,06% KH, tăng 7,91%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 817,2 tỷ đồng, đạt 78,97% KH, tăng 10,23%; ngành khai khoáng 352,1 tỷ đồng, đạt 82,29% KH, tăng 13,48% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 111,3 tỷ đồng, đạt 81,72% KH, tăng 13,34% so cùng kỳ. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Trong 10 tháng sản phẩm đạt mức khá so kế hoạch và tăng so cùng kỳ năm trước như: Xi măng Trung ương 764,9 ngàn tấn, vượt 12,49% kế hoạch và tăng 63,8%; bột cá 77 ngàn tấn, vượt 18,51% KH, tăng 19,76%; mực đông 12,9 ngàn tấn, vượt 3,74% KH và tăng 41,99%; khai thác đá 2,68 triệu m3, đạt 83,75% KH, tăng 6,43% so cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm có mức sản xuất đạt thấp so kế hoạch và so cùng kỳ năm trước như: xi măng VĐT nước ngoài được 1,43 triệu tấn, bằng 71,65% KH, giảm 5,8% so cùng kỳ; tôm đông 2,7 ngàn tấn, bằng 52,38% KH và giảm 20,91%; cá đông 1,99 ngàn tấn, bằng 39,84% KH và giảm 31,97%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp, do các ngành chế biến chế tạo, trong đó ngành sản xuất xi măng của khu vực vốn đầu tư nước ngoài và chế biến thủy sản hàng tôm đông và cá đông giảm đáng kể. Trong thời gian tới để phát triển sản xuất công nghiệp đóng góp giá trị tích cực cho tăng trưởng kinh tế cần sự hỗ trợ của Nhà nước về xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường để giải quyết đầu ra; nguồn vốn vay lãi suất hợp lý và kịp thời để mở rộng sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ; quan tâm nguồn nguyên liệu đầu vào đầy đủ đạt tiêu chuẩn; có chế độ ưu đãi đầu tư phát triển thêm nhiều cơ sở sản xuất. 3. Vốn đầu tư Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trong tháng 10 ước thực hiện được 254 tỷ đồng, so tháng trước tăng 1,92%. Tính chung 10 tháng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý được 3.389,3 tỷ đồng, so kế hoạch đạt 80,33% và tăng 10,32% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.003,4 tỷ đồng, đạt 81,25% KH và tăng 11,34% so cùng kỳ; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 589,9 tỷ đồng, đạt 82,65% KH và tăng 13,19% so cùng kỳ; vốn ngoài nước ODA 49,9 tỷ đồng, so KH đạt 74,5% và giảm 4,3% so cùng kỳ. Tính từ đầu năm tiến độ giải ngân các công trình dự án còn rất chậm, chỉ đạt trên 55% kế hoạch, các ngành chức năng cần tăng cường quản lý, cải cách thủ tục, giải quyết tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình trọng điểm thiết thực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 4. Thu, chi ngân sách Nhà nước Thu ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách tháng 10 ước tính 346,87 tỷ đồng, giảm 30,16% so tháng trước và bằng 72,64% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng tổng thu ngân sách được là 4.329,79 tỷ đồng, đạt 86,8% dự toán năm và tăng 5,27% so cùng kỳ năm trước. Thu nội địa 2.768,43 tỷ đồng, bằng 79,1% dự toán năm, trong đó thu từ các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 199,86 tỷ đồng, bằng 90,85% dự toán; thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương 191,1 tỷ đồng, bằng 95,55%; thu từ doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài 172,63 tỷ đồng, bằng 76,73%; thu phí và lệ phí 61,75 tỷ đồng, bằng 99,59%; thuế thu nhập cá nhân 250,24 tỷ đồng, bằng 92,68%; thuế bảo vệ môi trường 141,53 tỷ đồng, bằng 81,81%; thu thuế công thương nghiệp ngoài Nhà nước 791,71 tỷ đồng, bằng 62,39%; thu tiền sử dụng đất 680,49 tỷ đồng, bằng 85,06% dự toán năm… Trong thu nội địa so với cùng kỳ năm trước bằng 97,79%, từ các khoản thu còn đạt ở mức thấp như: Thuế công thương nghiệp giảm 19,49%; thu từ doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài giảm 5,13%; thuế thu nhập cá nhân giảm 8,62% so cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách tháng 10 ước tính 841,77 tỷ đồng, so tháng trước tăng 14,16% và so cùng kỳ năm trước tăng 15,32%. Lũy kế 10 tháng tổng chi 7.259,96 tỷ đồng, bằng 81,01% dự toán năm và tăng 10,04% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi thường xuyên 4.623,18 tỷ đồng, bằng 88,39% dự toán và tăng 7,23% so cùng kỳ; chi đầu tư phát triển 1.332,19 tỷ đồng, bằng 66,63% dự toán và tăng 22,05% so cùng kỳ. 5. Hoạt động Ngân hàng Tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt 41.900 tỷ đồng, tăng 8,68% so đầu năm, trong đó: vốn huy động tại địa phương ước đạt 22.700 tỷ đồng, tăng 13,80%, chiếm 53,06% tổng nguồn vốn hoạt động.Vốn huy động tại địa phương tăng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, tăng 25,63% so đầu năm, số dư 17.800 tỷ đồng; tiền gửi thanh toán tháng 10/2014 dự kiến tăng trở lại, ước đạt 4.810 tỷ đồng, nhưng giảm 7,65% so đầu năm; số dư phát hành giấy tờ có giá vẫn tiếp tục xu hướng giảm ước đạt 90 tỷ đồng, giảm 84,22% so với đầu năm. Doanh số cho vay trong tháng 10/2014 ước đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 7,46% so tháng trước. Dư nợ cho vay ước đạt 31.870 tỷ đồng, tăng 0,91% so với tháng trước và tăng 6,17% so đầu năm. Dư nợ xấu ước 790 tỷ đồng, chiếm 2,47%/tổng dư nợ Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tính đến 30/9/2014 của một số lĩnh vực cụ thể như sau: + Cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn: Doanh số cho vay tháng 9 đạt 1.086 tỷ đồng; Dư nợ 12.913 tỷ đồng, giảm 4,37% so với đầu năm. + Cho vay lĩnh vực xuất khẩu: Doanh số cho vay tháng 9 đạt 960 tỷ đồng; Dư nợ 4.266 tỷ đồng, tăng 19,36% so với đầu năm. Trong đó: Cho vay xuất khẩu gạo doanh số đạt 440 tỷ đồng, dư nợ 1.883 tỷ đồng, tăng 51,96% so với đầu năm; Cho vay xuất khẩu thuỷ sản doanh số 520 tỷ đồng, dư nợ 2.383 tỷ đồng, tăng 2,06% so với đầu năm. + Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 29/2013/TT-NHNN ngày 6/12/2013 của NHNNVN, có 24 doanh nghiệp được các ngân hàng cho vay số tiền được giải ngân 9 tháng đầu năm 284 triệu USD (6.038 tỷ đồng). + Tổng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2014 đạt 21.086 tỷ đồng, dư nợ 12.257 tỷ đồng, tăng 8,85% so đầu năm. + Hoạt động của NHCSXH: Dư nợ đạt 2.111 tỷ đồng. Nợ xấu 46 tỷ đồng (trong đó nợ khoanh 26 tỷ đồng), chiếm 2,18%/tổng dư nợ. 6. Thương mại - dịch vụ a. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng: Thị trường bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 10 trên địa bàn hoạt động trở lại bình thường, hầu hết các nhóm hàng có chỉ số tăng thấp hơn tháng trước. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ tương đối ổn định, nhóm xăng dầu xu hướng giảm. Theo kết quả điều tra doanh thu bán lẻ tháng 10, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt được 3.817,3 tỷ đồng, tăng 1,63% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 48.990,3 tỷ đồng, đạt 88,69% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ ngành thương nghiệp trong tháng 10 ước đạt 3.143,8 tỷ đồng, tăng 1,6% so tháng trước. Trong tháng có ngày Lễ Phụ nữ Việt Nam 20/10 nên nhóm hàng khác trong đó có hoa tươi tăng cao nhất 3,6%; nhóm vật liệu xây dựng và đồ dùng gia đình tăng 2,4%; nhóm xăng dầu giá xăng giảm và nhu cầu đi lại của nhân dân không giảm nên doanh thu tăng nhẹ 1,5%; các nhóm hàng còn lại doanh thu đều giảm so tháng trước. Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ toàn tỉnh là 38.428,9 tỷ đồng, đạt 83,32% kế hoạch năm, tăng 12,03% so cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ tăng khoảng 7,5% Doanh thu hoạt động lưu trú và ăn uống: trong tháng 10 ước đạt 359,3 tỷ đồng, tăng 2,23% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng doanh thu hoạt động lưu trú và ăn uống 7.272,2 tỷ đồng, đạt 105,86% kế hoạch năm. Bao gồm: Doanh thu lưu trú trong tháng ước tính 48,6 tỷ đồng, tương đương tháng trước, lũy kế 10 tháng 445,6 tỷ đồng; Doanh thu ăn uống 307 tỷ đồng, tăng 2,5% so tháng trước, lũy kế 10 tháng 6.826,6 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động du lịch lữ hành tháng 10 ước tính 3,6 tỷ đồng, tương đương tháng trước. Lũy kế 10 tháng trên 40,5 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động dịch vụ trong tháng đạt trên 313,5 tỷ đồng, tăng 1,21% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng trên 3.248 ,5 tỷ đồng. Doanh thu các loại hình dịch vụ đa số tăng hơn tháng trước, trong đó dịch vụ y tế tăng 11,84%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 4,11%; nhóm dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình tăng 1,68%; nhóm dịch vụ liên quan đến kinh doanh bất động sản tương đương tháng trước; chỉ một nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 7,02%. Về quản lý thị trường trong 9 tháng đầu năm 2014, Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra 1.775 vụ việc, trong đó phát hiện 388 vụ vi phạm quy định nhà nước, gồm: 228 vụ vi phạm hàng cấm, hàng lậu; 14 vụ gian lận thương mại; 19 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng; 04 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và 123 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý các vụ vi phạm, thu phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 3,92 tỷ đồng, giảm 26,2% so cùng kỳ năm trước. b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Dự kiến trong tháng 10 kim ngạch xuất khẩu đạt 50,02 triệu USD, tăng 10,88% so với tháng trước tăng 6,19% so cùng kỳ năm trước. Gồm: hàng nông sản 33,25 triệu USD, tăng 23,35% so tháng trước; hàng thủy sản 16,19 triệu USD, giảm 8,4% so tháng trước và hàng hóa khác (mì gói, nước rửa chén xuất qua cửa khẩu Hà Tiên) được 0,57 triệu USD, tăng 21,22% so tháng trước. Mặt hàng chủ yếu dự kiến xuất trong tháng này là: gạo 68,7 ngàn tấn, tăng 24,63% so tháng trước; tôm đông 290 tấn, giảm 7,94%; mực đông và tuộc đông 1.240 tấn, giảm 6,77%; cá đông 330 tấn, giảm 8,33%; thủy sản đông khác 660 tấn, giảm 7,04%; cá đóng hộp 1,78 triệu lon, giảm 3,78%; cá cơm sấy 32 tấn, giảm 11,11%. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo trong tháng tăng hơn tháng trước nguyên nhân là do các công ty xuất khẩu gạo của tỉnh dự kiến tiếp tục thực hiện các hợp đồng từ những tháng trước như: Công ty Du lịch - Thương mại dự kiến xuất trực tiếp 17.284 tấn với trị giá trên 8,5 triệu USD, ủy thác 7.700 tấn với trị giá trên 3,2 triệu USD. Công ty kinh doanh nông sản ước xuất 11.618 tấn với trị giá trên 4,8 triệu USD, trong đó xuất trực tiếp 3.068 tấn với trị giá trên 1 triệu USD. Công ty Thương mại-dịch vụ dự kiến ủy thác xuất 700 tấn với trị giá 311 ngàn USD. Công ty Cp nông lâm sản dự kiến xuất trực tiếp 3.000 tấn với trị giá trên 1,5 triệu USD và ủy thác xuất 1.500 tấn với trị giá trên 665 ngàn USD. Công ty xuất nhập khẩu Kiên giang dự kiến xuất trực tiếp 21.820 tấn với trị giá trên 11,8 triệu USD, và ủy thác xuất 3.850 tấn với trị trên 1,5 triệu USD. Bên cạnh đó mặt hàng thủy sản trong tháng xuất lại giảm, các hợp đồng chuyển xuất tháng 11,12 trong dịp Lễ Noel và Tết Dương lịch. Kim ngạch xuất 10 tháng, thực hiện được 382,6 triệu USD, bằng 57,11% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm trước giảm 29,23% (giảm 158 triệu USD). Trong đó: Hàng nông sản 241,7 triệu USD, bằng 54,95% kế hoạch và giảm 28,16% (giảm 94,7 triệu USD); Hàng thủy sản 131,7 triệu USD, bằng 75,27% kế hoạch và tăng 2,31% so cùng kỳ (tăng 2,9 triệu USD) so cùng kỳ. Lượng hàng xuất được trong 10 tháng gồm: gạo 543,2 ngàn tấn, bằng 49,38% kế hoạch năm và giảm 34,62% (giảm 287,5 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước; tôm đông: 3,1 ngàn tấn, giảm 16,87% (giảm 642 tấn); thủy sản đông khác: 6,7 ngàn tấn, giảm 6,51%; mực đông và tuộc đông: 10,3 ngàn tấn, tăng 24,14% (tăng 2 ngàn tấn); cá đông: 2,8 ngàn tấn, tăng 54,29% (tăng 1 ngàn tấn); cá cơm sấy 408 tấn, tăng 36,45%... Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tháng 10 ước tính 2,5 triệu USD, bằng 35,06% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng trị giá nhập được 26,1 triệu USD, bằng 65,33% so kế hoạch năm và bằng 91,21% so cùng kỳ năm trước, (tổng kim nhập khẩu tháng này thấp hơn tháng 9 do không tính vào trị giá nhập 439,699 triệu USD của Cty TNHH Vinpearl Phú Quốc nhập thiết bị, vật tư mới là số báo cáo chưa nhập). Trị giá nhập trong tháng các mặt hàng nhập như : gỗ nhóm I nhập qua đường tiểu ngạch trị giá 720 ngàn USD; giấy Krapt, sắt làm lưỡng câu, hạt nhựa, thạch cao .... c. Chỉ số giá Chỉ số giá tiêu dùng: Tháng 10 (tính từ 15/9 - 15/10/2014) tăng nhẹ 0,32% so tháng trước, trong đó chỉ có một nhóm giao dục tăng cao nhất 3,79% (do trong tháng có 15 ngày cuối của tháng 9 lấy giá bình quân trong tăng học phí đầu năm học); kế đến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,27%, trong đó có mặt hàng lương thực tăng 0,53% (do giá gạo tăng 100-200đ/kg so tháng trước), ăn uống ngoài gia đình tăng 0,54%; các nhóm hàng khác còn lại tăng dước mức tăng chung từ 0,16% đến 0,06%; nhóm bưu chính viễn thông tháng này ổn định không tăng giảm; hai nhóm giảm là nhóm giao thông giảm -0,63% (chủ yếu giá xăng giảm 2 lần trong kỳ 840đ/lít) và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm nhẹ -0,14% (do giá dầu hỏa 2 lần điều chỉnh giảm 860đ/lít). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 so với tháng trước ở khu vực thành thị tăng 0,39%, khu vực nông thôn tăng 0,29% (khu vực này thấp hơn khu vực thành thị chủ yếu từ mặt hàng thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 so với tháng 12/2013 (sau 10 tháng) tăng 2,65%, trong đó tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 8,46% Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 so với tháng 10/2013 (sau 1 năm) tăng 3,74%, trong đó tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 8,51% (do học phí THCS năm nay so năm trước tăng 25% và nhà trẻ, mẫu giáo tăng 7,1%). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 4,43%/ Chỉ số giá vàng: Tháng 10 (tính đến thời điểm điều tra 17/10/2014) so tháng trước giảm 4,38% (giảm 144.000đ/chỉ), bình quân giá bán trong tháng là 3.190.000đ/chỉ. Chỉ số giá vàng sau 10 tháng giảm 2,12% và sau một năm giảm 6,13%. Chỉ số giá Đô la Mỹ: Tháng 10 giảm 0,05% so với tháng trước. Đến thời điểm điều tra ngày 17/10/2014 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển giá bán ra là 21.265đ/USD, thị trường tự do bán 21.220đ/USD. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 10 so với tháng 12/2013 (sau 10 tháng) tăng 0,2% và sau một năm tăng 0,23%. d. Vận tải: Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trong tháng 10 đều giảm so tháng trước, do sau đợt nghỉ Lễ 2/9 dài ngày, Lễ hội lớn kỷ niệm ngày hy sinh Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và ngày khai giảng năm học mới. Phương tiện vận tải, luồng tuyến trên các ngành đường vẫn ổn định, ngành giao thông vận tải vẫn quản lý tốt các doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân, tuy nhiên giá cước vận tải vẫn chưa thay đổi khi giá xăng trong thời gian qua có điều chỉnh nhiều đợt giảm giá. Vận tải hành khách: Tháng 10 ước tính 4,72 triệu lượt khách, giảm 3,63% so tháng trước và tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 223,7 triệu HK.km, giảm 3,51% so tháng trước và giảm 2,37% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng được 48,9 triệu lượt khách, đạt 85,02% kế hoạch và tăng 9,52% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 2.738,4 triệu HK.km, đạt 86,88% kế hoạch và tăng 11,69% so cùng kỳ. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ được 39,2 triệu lượt khách, tăng 9,65% so cùng kỳ và luân chuyển 2.168,6 triệu lượt khách.km, tăng 11,2%; Đường sông 8,1 triệu lượt khách, tăng 9,29% và luân chuyển 428,8 triệu lượt khách.km, tăng 14,23%; Đường biển 1,4 triệu lượt khách, tăng 7,38% và luân chuyển 140,9 triệu lượt khách.km, tăng 11,75% so cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa: Tháng 10 ước tính được 679 ngàn tấn, giảm 1,88% so tháng trước và tăng 7,01% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 92,5 triệu tấn.km, giảm 1,94% so tháng trước và tăng 7,54% so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng vận tải hàng hóa được 7,2 triệu tấn, đạt 85,41% kế hoạch và tăng 6,92% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 971 triệu tấn.km, đạt 84,42% kế hoạch và tăng 6,82% so cùng kỳ. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ đạt 2,1 triệu tấn, tăng 7,72% so cùng kỳ năm trước và luân chuyển 304,7 triệu tấn.km, tăng 7,82%; Đường sông: 2,9 triệu tấn, tăng 6,72% và luân chuyển 368,5 triệu tấn.km, tăng 6,08%; Đường biển: 2 triệu tấn, tăng 6,79% và luân chuyển 297,7 triệu tấn.km, tăng 6,71% so cùng kỳ. e. Du lịch: Trong tháng 10, số lượt khách du lịch đến tỉnh giảm mạnh so tháng trước do tháng trước có lễ hội. Tổng lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh trong tháng 10 ước tính được 238,4 ngàn lượt khách, giảm 13,07% so tháng trước và tăng 14,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó: lượt khách đến các cơ sở lưu trú du lịch đạt 133,3 ngàn lượt khách, giảm 17,09% so với tháng trước. Trong số lượt khách đến các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 123 ngàn lượt khách giảm 15,76% và khách du lịch đi theo tour đạt 10,3 ngàn lượt khách, giảm 31,24%. Từ đầu năm đến nay tổng số khách du lịch ước tính 3,2 triệu lượt khách, đạt 78,34% kế hoạch năm và tăng 0,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó: lượt khách đến các cơ sở lưu trú du lịch được 1,4 triệu lượt người, vượt 9,79% kế hoạch, tăng 40,61% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ là 1,3 triệu lượt người, vượt 12,5% kế hoạch năm tăng 41,12% so cùng kỳ và khách du lịch đi theo tour được 116,6 ngàn lượt khách, đạt 86,39% kế hoạch và tăng 35,18% so cùng kỳ năm trước. Trong năm tỉnh đã đầu tư nhiều công trình hạ tầng quan trọng, đầy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, số lượt khách du lịch tăng rất cao và vượt kế hoạch năm đề ra. Hiện với nhiều dự án đầu tư trọng điểm đang triển khai, trong đó khai trương thêm đường bay từ Phú Quốc đi Singapore và Siêm Riệp tương lai số khách du lịch quốc tế đến tỉnh còn tăng hơn nữa. 6. Một số tình hình xã hội: Giải quyết việc làm và đào tạo nghề: Trong tháng giải quyết việc làm cho 2.284 lượt người. Trong đó: lao động trong tỉnh 871 lượt người; lao động ngoài tỉnh 1.411 lượt người; xuất khẩu lao động 02 người. Tổng số lao động được giải quyết việc làm từ đầu năm đến nay lên 28.052 lượt người, đạt 85% kế hoạch (trong đó lao động trong tỉnh: 12.819 lượt người, lao động ngoài tỉnh: 15.181 lượt người, xuất khẩu lao động 52 người). Giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 346 người lao động, nâng tổng số từ đầu năm đến nay 4.155 người Trong tháng các cơ sở đã tổ chức dạy nghề cho 6.405 người, nâng tổ số từ đầu năm đến nay lên 25.253 người, đạt 101% so với kế hoạch, trong đó: Cao đẳng nghề: 537 người, Trung cấp nghề: 798 người, Sơ cấp nghề: 6.429 người, dạy nghề dưới 03 tháng: 17.489 người. Về giáo dục, đào tạo: Trong tháng, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện đạt những kết quả như trong công tác chuyên môn: Giáo dục Mầm non tổ chức hội thi “An toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” và báo cáo tình hình GDMN năm học 2014-2015; xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013-2014”; tập huấn 6 môdun cho tất cả giáo viên mầm non của 02 đơn vị Tân Hiệp, Châu Thành; báo cáo với Đoàn khảo sát của Phó Chủ tịch nước về thực trang giáo dục mầm non tại tỉnh... Giáo dục Tiểu học: Triển khai Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học; thống kê số liệu về thí điểm dạy học Tiếng Anh ở các trường tiểu học; tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra công tác lập kế hoạch FDS và phát triển dạy học cả ngày tại các trường học tham gia SEQAP; tổ chức Câu lạc bộ trong trường tiểu học và tập huấn “Nâng cao năng lực giáo viên làm tổng phụ trách Đội ở trường tiểu học dạy học cả ngày”... Giáo dục Trung học: Tiếp nhận và thẩm định cấp phép dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường; tập huấn về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho các trường THPT, Trung tâm GDTX và các đơn vị có học viên THPT; hướng dẫn hội thi Văn hay chữ tốt; hướng dẫn công tác giáo dục QP-AN, GD Thể chất, dạy nghề phổ thông, trường chuẩn quốc gia; tham gia soạn đề, coi thi và chấm thi kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh... Về Y tế: Bệnh Sốt xuất huyết trong tháng (tính từ ngày 01/9/2014 đến 30/9/2014) toàn tỉnh có 09 cas mắc sốt xuất huyết, giảm 24 cas so với tháng trước. Trong đó SXHD có dấu hiệu cảnh báo 09 cas, không có cas sốt xuất huyết nặng. Các địa phương có số mắc cao trong tháng là TP. Rạch Giá (02 cas) và huyện Hòn đất (02 cas), Vĩnh thuận (02 cas), Châu Thành (01 cas), một số địa phương khác có số ca mắc giảm so tháng trước, toàn tỉnh chưa có trường hợp nào tử vong. Nâng tổng số ca mắc sốt xuất huyết 10 tháng đầu năm là 324 cas, giảm 421 cas so cùng kỳ năm 2013 (745 cas), giảm 51.6%. Bệnh tay chân miệng: Trong tháng toàn tỉnh có 188 cas, giảm 97 cas. Số mắc trong tháng vẫn tập trung nhiều ở Hà Tiên (41 cas), Hòn Đất (32 cas), Hòn Đất (23 cas), các địa phương khác đều có số ca mắc rải rác. Các bệnh truyền nhiễm khác: Trong tháng bệnh tiêu chảy mắc 628 cas, tăng 70 cas (giảm 157 cas so với tháng 9 cùng kỳ năm 2013); Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn là 05 cas, giảm 02 cas; Bệnh Lỵ trực trùng là 37 cas, tăng 20 cas; Bệnh Lỵ Amip là 16 cas, giảm 12 cas; Bệnh Thủy đậu là 9 cas, tăng 2 cas; Bệnh Quai bị là 21 cas, tăng 13 cas; Bệnh Cúm thường 448 cas, tăng 80 cas; Bệnh Đau mắt đỏ (Bệnh do Adenovirus) mắc trong tháng là 11 cas, tăng 6 cas; bệnh sởi 0 cas mắc. Tính từ đầu năm tổng số ca mắc tiêu chảy thường 5.491cas, giảm 3.260 cas (giảm 48%) so cùng kỳ năm trước; Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn 57 cas, tăng 06 cas (tăng 9%); Bệnh Lỵ trực trùng 251 cas, giảm 180 cas (giảm 30%); Bệnh Lỵ Amip 189 cas giảm 130 cas (giảm 38%); Bệnh Thủy đậu 317 cas, tăng 199 cas; Bệnh Quai bị 109 cas, giảm 74cas; Bệnh Cúm thường 3343 cas, giảm 438 cas; Bệnh đau mắt đỏ mắc 184 cas, giảm 2.754cas. Phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng thực hiện được 4.648/15.000 cas xét nghiệm máu đạt 30,98% kế hoạch năm, kết quả có 13 cas HIV dương tính (trong tỉnh 12cas) đạt 6,5% kế hoạch năm (CT 200 cas), chuyển sang AIDS 08 ca, tử vong 02 ca. Nâng tổng số ca xét nghiệm máu 10 tháng là 39.605 đạt 264,03 % kế hoạch năm (chỉ tiêu 15.000); số cas nhiễm HIV là 217 cas đạt 108,5% kế hoạch năm; số cas chuyển sang AIDS là 163 cas đạt 163% kế hoạch (chỉ tiêu 100 cas), tử vong 41 cas Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng VSATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm: Trong tháng, toàn tỉnh thực hiện thanh, kiểm tra 2.423/14.600 cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ ăn uống trên địa bàn. trong đó có 1.995 cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) theo quy định chiếm 82,33%, 428 cơ sở chưa đảm bảo VSATTP chiếm 17,66%. Qua đó, nhắc nhở 402 cơ sở, xử lý 26 cơ sở. Đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm là 171 mẫu/2.300 đạt 7,43% (trong đó có 145 mẫu đạt, 05 mẫu không đạt, 21 chưa có kết quả), test nhanh 196/2.700 mẫu đạt 7,25%, trong đó có 189 mẫu đạt. Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với thực phẩm là 974/18.000 đạt 5,41%, nâng tổng số khám sức khỏe cho người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm. là 10.760/18.000 người đạt 59,77% kế hoạch năm. Trong tháng toàn tỉnh không ghi nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm nào. Hoạt động Văn hóa, Thể dục thể thao: Trong tháng 10, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; phối hợp với UBND huyện Giồng Riềng tổ chức kỷ niệm 54 năm ngày hy sinh của AHLLVTND-liệt sĩ Mai Thị Nương (Mai Hồng Hạnh); chuẩn bị công tác tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII năm 2014 và kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12); xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 tại huyện Phú Quốc. Chuẩn bị tổ chức hội nghị tổng kết Đại hội Thể dục Thể thao các cấp tỉnh lần thứ VII năm 2013 - 2014. Phối hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức “Hội thi Văn nghệ - Thể thao Người cao tuổi tỉnh Kiên Giang lần thứ XV năm 2014”, có 580 hội viên người cao tuổi đến từ 24 đơn vị trong tỉnh tham gia thi văn nghệ, đồng diễn thể dục dưỡng sinh, chạy tiếp sức nam - nữ, ném bóng vào rổ nam - nữ, thi đấu cờ tướng và biểu diễn văn nghệ. Hỗ trợ huấn luyện các môn đẩy gậy, kéo co, ghe ngo cho các huyện chuẩn bị tham dự Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII năm 2014 và hỗ trợ các huyện Giồng Riềng, Gò Quao tổ chức giải đua ghe ngo.. Trong phong trào thể dục, thể thao quần chúng tại các huyện, thị, thành phố: Tổ chức 16 giải thi đấu thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, cầu lông, bán Marathoon.... phục vụ tốt nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe của nhân dân. Tổ chức Hội nghị tổng kết liên tịch giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2008 - 2012 và ký kết liên tịch giai đoạn 2015 - 2020. Hoàn chỉnh các thủ tục đăng ký tham dự Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 tại tỉnh Nam Định. Tai nạn giao thông: Theo Ban An toàn Giao thông tỉnh, trong tháng (tính từ ngày 16/9/2014 - 15/10/2014) toàn tỉnh đã xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông đường bộ (tính cả vụ va chạm), làm chết 7 người, bị thương 29 người. So với tháng trước số vụ tăng 11 vụ, giảm 4 người chết và tăng 14 người bị thương. Tính từ đầu năm, đã xảy ra 337 vụ TNGT, làm chết 108 người và 349 người bị thương, so với cùng kỳ năm 2013 giảm 71 vụ, tăng 27 người chết và giảm 141 người bị thương. Thiên tai: Trong tháng tính từ ngày 16/9 đến 15/10 do ảnh hưởng cơn bão số 3 kết hợp với gió mùa Tây Nam mạnh, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm sập hoàn toàn 11 căn nhà (huyện Hòn Đất sập 2 căn, Giồng Riềng: 5 căn, Vĩnh Thuận: 3 căn, U Minh Thượng: 1 căn) và tốc mái 8 căn (huyện Hòn Đất: 1 căn, Vĩnh Thuận: 5 căn, U Minh Thượng: 2 căn), ước thiệt hại 278 triệu đồng. Vào ngày 15/10 tại ấp Phước thới, Thị trấn Gò Quao trong cơn mưa sét đánh đã làm chết 01 người. Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 16/9 đến 15/10/2014 trên toàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy tại TP Rạch Giá, nguyên nhân do chập điện, ước thiệt hại 40 triệu đồng. Không có vụ nổ nào xảy ra. Tính chung 10 tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 39 vụ cháy, làm 02 người chết, thiệt hại ước tính 8,505 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước số vụ cháy tăng 5 vụ, mức độ thiệt hại về tài sản giảm 2,806 tỷ đồng. Số người chết giảm 04 người, số người bị thương giảm 01 người so với cùng kỳ. Nguyên nhân cháy chủ yếu do chập điện và dùng lửa bất cẩn. Tháng 10 là tháng an toàn phòng cháy, chữa cháy, do đó công tác phòng cháy được các cấp, các ngành triển khai thực hiện, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng nhằm giảm thiểu các vụ cháy nổ xảy ra./. Tải về: - Số liệu Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2014
Số lần đọc: 1945
Cục Thống kê Kiên Giang |
Tin liên quan
|