30.09.2019
Kinh tế - xã hội nước ta 9 tháng năm 2019 dự báo tiếp tục được cải thiện nhưng có dấu hiệu chậm lại, kết quả tăng trưởng kinh tế của cả nước dự báo có được là do Chính phủ chỉ đạo tập trung thực hiện việc nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường các biện pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch vào Việt Nam do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, chủ động phòng tránh, ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam... Tuy nhiên, còn đó những khó khăn, thách thức và nhiều "điểm nghẽn" chưa được tháo gỡ, như: Ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng; xuất khẩu nông sản chịu áp lực cạnh tranh lớn và sự gia tăng các rào cản thương mại, nhất là từ thị trường Trung Quốc, trong khi đây là mặt hàng khó dịch chuyển thị trường.
Ảnh hưởng tình hình chung của cả nước, 9 tháng năm 2019 kinh tế - xã hội tỉnh ta phát triển ổn định nhưng có giảm so với cùng kỳ, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng khá. Du lịch tiếp tục tăng trưởng cao, sản xuất công nghiệp với các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh phát triển ổn định, các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp đã phát huy cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đời sống nhân dân được cải thiện, dịch bệnh được kiểm soát; an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, kết quả sản xuất ở một số lĩnh vực cũng còn gặp khó khăn: Vụ lúa Đông xuân do ảnh hưởng tình hình sâu bệnh nên năng suất đạt thấp so với cùng kỳ, giá lúa giảm, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên nhiều địa phương, khai thác thủy sản không hiệu quả, hoạt động kinh doanh bất động sản có phần bị chựng lại nhất là ở huyện Phú Quốc; vốn đầu tư XDCB giải ngân thấp, một vài nguồn thu chưa đạt kế hoạch... Cụ thể từng lĩnh vực đạt được như sau: 1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2019 (giá so sánh 2010) ước tính 48.648,32 tỷ đồng, đạt 72,39% kế hoạch, tăng 7,01% so với cùng kỳ năm 2018. Chia ra : Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tổng giá trị tăng thêm ước tính 18.482,43 tỷ đồng, đạt 81,64% kế hoạch, tăng 4,01% thấp hơn năm trước (cùng kỳ năm 2018 tăng 7,24%), đóng góp cho tăng trưởng chung khu vực I tăng 1,56 điểm phần trăm, trong đó ngành nông nghiệp, tăng 3,45% thấp hơn năm trước (cùng kỳ năm 2018 tăng 6,28%), đóng góp cho tăng trưởng 0,95 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 5,45% thấp hơn năm trước (năm 2018 tăng 9,80%), đóng góp cho tăng trưởng 0,62 điểm phần trăm. Nguyên nhân khu vực này tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước là do năng suất lúa vụ Đông xuân năm nay đạt thấp nên sản lượng giảm 61.944 tấn, năng suất vụ Hè thu dự kiến không đạt kế hoạch; tình hình dịch tả lợn Châu phi xuất hiện tại nhiều địa phương trong tỉnh và lây lan nhanh trên diện rộng; đặc biệt tình hình khai thác thủy sản hiện đang gặp nhiều khó khăn…Từ những bất lợi nêu trên, dự báo tăng trưởng khu vực này sẽ không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (tăng trên 5,16% theo KH). Khu vực công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị tăng thêm ước tính 9.448,52 tỷ đồng, đạt 73,93% kế hoạch, tăng 8,24%, đóng góp cho tăng trưởng chung khu vực II là 1,58 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp, tăng 10,34% thấp hơn năm trước (năm 2018 tăng 10,67%), đóng góp cho tăng trưởng 1,27 điểm phần trăm; lĩnh vực xây dựng tăng 4,52% thấp hơn năm trước (năm 2018 tăng 5,02%), đóng góp cho tăng trưởng 0,31 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ: Tổng giá trị tăng thêm ước thực hiện 18.264,87 tỷ đồng, đạt 61,86% kế hoạch, tăng 9,15% cao hơn năm trước (năm 2018 tăng 8,02%), đóng góp cho tăng trưởng chung 3,36 điểm phần trăm. Ở khu vực III tăng trưởng đều và ổn định, có thể nói đây là lĩnh vực quan trọng và có đóng góp cao nhất trong tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9 tháng, tiếp tục phát triển theo đúng định hướng và ổn định, bền vững cụ thể: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 37,20%, giảm 2,83% so cùng kỳ, trong đó ngành nông nghiệp giảm 2,11%, ngành thủy sản giảm 0,71%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 19,86%, tăng 0,47% so cùng kỳ, riêng công nghiệp tăng 0,80%; khu vực dịch vụ chiếm 38,01%, giảm 0,14% ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,94%, tăng 2,50%. 2. Tài chính, ngân hàng 2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước Tổng thu ngân sách trên địa bàn 9 tháng năm 2019 dự kiến 8.356,45 tỷ đồng, đạt 80,04% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 9,41% so cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa 8.190,13 tỷ đồng, đạt 79,52% dự toán, tăng 13,50%, chiếm 98,01% trên tổng thu ngân sách của tỉnh. Nếu thu nội địa loại trừ thu tiền sử dụng đất và xổ số kiết thiết là 3.737 tỷ đồng thì chỉ đạt 67,81% so dự toán HĐND tỉnh giao. Đa số các khoản thu đều đạt cao so dự toán[1]. Nguyên nhân một số sắc thuế thu đạt cao là do các doanh nghiệp nộp đột biến ngoài kế hoạch tiền sử dụng đất; thu từ thuế bảo vệ môi trường do tăng mức thu theo NQ Quốc hội; thu nộp chậm tiền sử dụng đất; thu nợ năm trước chuyển sang thuế cấp quyền khai thác khoáng sản… Bên cạnh đó vẫn còn một số khu vực, sắc thuế đạt thấp so dự toán cả năm và so với cùng kỳ như: thu lệ phí trước bạ đạt 56,35% dự toán, bằng 85,59% cùng kỳ; thu phí và lệ phí đạt 67,13% dự toán; bằng 96,90% cùng kỳ... Tổng chi ngân sách địa phương 9 tháng dự kiến 8.463,93 tỷ đồng, bằng 56,12% dự toán, tăng 2,62% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 5.847,77 tỷ đồng, đạt 65,81% dự toán, tăng 2,89%so cùng kỳ; chi đầu tư phát triển 2.616,15 tỷ đồng, đạt 47,28% dự toán, tăng 2,00% so với cùng kỳ. 2.2. Hoạt động Ngân hàng Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong quý III duy trì ổn định. Ước đến cuối quý III/2019, một số chỉ tiêu đạt như sau: Tổng nguồn vốn hoạt động đạt 89.900 tỷ đồng, tăng 1,52% so với quý trước, tăng 7,64% so với đầu năm, tăng 10,41% so cùng kỳ. Trong đó, vốn huy động tại địa phương đạt 48.400 tỷ đồng (chiếm 53,84% tổng nguồn vốn hoạt động), tăng 2,41% so quý trước, tăng 5,38% so đầu năm và tăng 1,11% so cùng kỳ. Hoạt động tín dụng trong quý III tiếp tục tăng trưởng (tăng chậm trong tháng đầu quý nhưng tăng khá ở hai tháng cuối quý). Ước đến cuối quý III/2019, doanh số cho vay trong quý ước đạt 30.000 tỷ đồng, tăng 3,68% so quý trước. Trong đó: Cho vay ngắn hạn 25.000 tỷ đồng, chiếm 83,33% doanh số cho vay; Cho vay trung và dài hạn 5.000 tỷ đồng, chiếm 16,67% doanh số cho vay. Dư nợ cho vay ước đạt 75.200 tỷ đồng, tăng 1,57% so với quý trước, tăng 9,59% so với đầu năm, tăng 14,81% so cùng kỳ. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo khu vực kinh tế như sau: Cho vay khu vực I (Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản): Doanh số đạt 4.100 tỷ đồng; Dư nợ cho vay 15.600 tỷ đồng (chiếm 20,74%/ tổng dư nợ), tăng 3,56% so với quý trước, tăng 5,44% so với đầu năm. Trong đó: Doanh số cho vay thủy sản lả 1.200 tỳ đồng, dư nợ ước đạt 4.300 tỷ đồng, tăng 3,74% so quý trước và tăng 6,21% so với đầu năm. Cho vay khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng): Doanh số đạt 5.500 tỷ đồng; Dư nợ cho vay 12.500 tỷ đồng (chiếm 16,62%/ tổng dư nợ), tăng 1,52% so quý trước, tăng 5,96% so đầu năm. Cho vay khu vực III (Thương mại - Dịch vụ): Doanh số đạt 20.400 tỷ đồng; Dư nợ cho vay 47.100 tỷ đồng (chiếm 62,63%/ tổng dư nợ), tăng 0,94% so quý trước, tăng 12,07% so đầu năm, trong đó vay tiêu dùng doanh số đạt 6.200 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 18.200 tỷ đồng, tăng 1,58% so quý trước, tăng 10,26% so đầu năm. Nợ xấu tiếp tục duy trì tỷ lệ an toàn. Đến cuối quý III, nợ xấu nội bảng 600 tỷ đồng, chiếm 0,8%/tổng dư nợ. Nợ tổn thất (nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro và theo dõi ngoại bảng) 700 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh tiếp tục thực hiện giải ngân cho vay đối với các chương trình trọng điểm. Ước đến cuối quý III, dư nợ cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đạt 3.342 tỷ đồng, tăng 0,85% so quý trước, tăng 8,53% so với đầu năm, chiếm 4,44%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn. Nợ quá hạn 93 tỷ đồng (chiếm 2,78% tổng dư nợ), nợ khoanh 27 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có 22 QTDND đang hoạt động. Ước đến cuối quý III, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.170 tỷ đồng, tăng 1,45% so quý trước, tăng 4,48% so đầu năm. Trong đó, Vốn huy động đạt 760 tỷ đồng, chiếm 64,96% tổng nguồn vốn; Vốn vay tại Ngân hàng Hợp tác xã và TCTD khác ước 260 tỷ đồng, chiếm 22,22% tổng nguồn vốn; Vốn khác 150 tỷ đồng, chiếm 12,82% tổng nguồn vốn; Dư nợ cho vay ước đạt 1.000 tỷ đồng (chiếm 1,33%/tổng dư nợ toàn địa bàn), tăng 0,94% so quý trước, tăng 3,63% so đầu năm; Nợ xấu ước 8 tỷ đồng, tỷ lệ 0,8%. 3. Đầu tư và xây dựng Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 9 tháng đạt 34.727,32 tỷ đồng, đạt 72,22% kế hoạch, giảm 1,99% so cùng kỳ. Chia ra: Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý là 31.989,9 tỷ đồng, đạt 70,64% kế hoạch, giảm 0,66%; vốn đầu tư của Bộ ngành quản lý 2.737,43 tỷ đồng, đạt 97,77% kế hoạch, bằng 84,71% so cùng kỳ. Trong tổng số vốn ĐTPT do địa phương quản lý, vốn ngân sách nhà nước là 2.243,24 tỷ đồng đạt 40,54% kế hoạch, tăng 0,38% so cùng kỳ[2]; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 447,14 tỷ đồng, đạt 89,43% kế hoạch; vốn ngoài nhà nước của tổ chức doanh nghiệp, hộ kinh tế cá thể và dân cư là 29.222,76 tỷ, đạt 76,9% kế hoạch, tăng 6,91%. Theo Ban quản lý các khu kinh tế, tiến độ triển khai đầu tư và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp như sau: Tổng số dự án đầu tư lũy kế đến tháng 9/2019 trong 02 KCN (Thạnh Lộc, Thuận Yên) có 25 dự án đăng ký đầu tư, với tổng diện tích đăng ký 151,81 ha. Trong đó có 22 dự án đã cấp GCNĐKĐT, tổng diện tích đăng ký là 94,64 ha và tổng vốn đăng ký đầu tư là 6.059,97 tỷ đồng. Cụ thể KCN Thạnh Lộc: Có 23 dự án đăng ký đầu tư (có 03 dự án đăng ký mở rộng), với diện tích đăng ký 80,21 ha, tỷ lệ lấp đầy (giai đoạn 1) đạt 74,64%. Trong đó 21 dự án đã cấp GCNĐKĐT, diện tích đăng ký là 72,90 ha và vốn đăng ký đầu tư là 5.767,47 tỷ đồng. Lũy kế đã có 09[3] dự án đã đi vào hoạt động; 12[4] dự án đang thực hiện thủ tục đất đai và triển khai xây dựng; 02 dự án đang lập dự án đầu tư. KCN Thuận Yên: Có 02 dự án đăng ký đầu tư, với diện tích đăng ký 71,60 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 81,87%. Trong đó 01 dự án đã cấp GCNĐKĐT là CTy Gạch tynel Thông Thuận, diện tích đăng ký là 21,74 ha và đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; 01dự án đã thỏa thuận cho nhà đầu tư và đang lập vùng nguyên liệu. Giá trị đầu tư của các dự án trong Quý III/2019 là 20,11[5] tỷ đồng, bằng 46% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất kinh doanh của các nhà máy trong 02 KCN (Thạnh Lộc, Thuận Yên) đạt 4.382,82 tỷ đồng, tăng 3,7 lần so với cùng kỳ; nộp ngân sách cho tỉnh đạt 228,82 tỷ đồng, tăng gần 1,2 lần so với cùng kỳ. Theo Ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc: Tính đến ngày 10/9/2019 đã có 311 dự án còn hiệu lực trong các khu quy hoạch với diện tích 10.779 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 317.936 tỷ đồng, trong đó có 47 dự án đã đưa vào hoạt động kinh doanh với tổng vốn đầu tư khoảng 13.584 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động, 71 dự án đang triển khai xây dựng (trong đó có 11 dự án đã đưa vào khai thác kinh doanh một phần), tổng vốn đầu tư khoảng 158.401 tỷ đồng. Tuy nhiên, gần đây do thời tiết mưa nhiều đã gây ngập lụt cục bộ một số nơi đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, nguồn vốn đầu tư hạ tầng của Trung Ương hỗ trợ Phú Quốc chưa đáp ứng nhu cầu, công tác phối hợp giữa nhà đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước chưa đồng bộ dẫn đến tình hình người dân bao chiếm, lấn chiếm, tái chiếm, xây dựng không phép vẫn diễn ra hết sức phức tạp …những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến tình hình đầu tư phát triển của huyện Phú Quốc nói riêng và cả tỉnh Kiên Giang nói chung. 4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp và Hợp tác xã Trong tháng Chín số doanh nghiệp thành lập mới là 119 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 11.337,5 tỷ đồng, giảm 8% về số lượng doanh nghiệp và tăng 4 lần về vốn so với tháng trước (trong đó Công ty Cổ phần là 23 DN; công ty TNHH là 92 DN và doanh nghiệp tư nhân 4 DN). Thành lập mới 59 đơn vị trực thuộc công ty; có 153 lượt doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; 214 lượt doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký qua mạng, tăng 77% so tháng trước. 18 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể tự nguyện giảm 22% so tháng trước; 13 lượt doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 8% so tháng trước; 14 doanh nghiệp quay lại hoạt động. Tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới là 1.035 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 27.059,8 tỷ đồng, giảm 24% về số doanh nghiệp, tăng 22% về số vốn đăng ký so cùng kỳ. Có 776 lượt doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký qua mạng điện tử, tăng 48% so cùng kỳ. 172 doanh nghiệp đăng ký giải thể tự nguyện, tăng 11% so cùng kỳ (trong đó huyện Phú Quốc có 66 doanh nghiệp tăng 1,35 lần; Tp Rạch Giá 65 doanh nghiệp tăng 1,67 lần); 241 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 13% so cùng kỳ; 195 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 56% so cùng kỳ. Kinh tế tập thể: Trong tháng 9 đã thành lập mới 2 HTX nâng tổng số HTX trên địa bàn tỉnh là 422 HTX, tăng 60 HTX so cùng kỳ năm 2018; Tổng vốn điều lệ là 131.636 tỷ đồng với 57.380 ha đất canh tác; có 51.320 thành viên và tạo việc làm cho 8.635 lao động thường xuyên và lao động thời vụ. 5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng 2019 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 50.286,21 tỷ đồng, đạt 79,80% kế hoạch, tăng 4,37% so cùng kỳ. Trong đó, nông nghiệp 26.322,76 tỷ đồng, đạt 85,12% kế hoạch, tăng 3,45% so cùng kỳ; thủy sản 23.782,24 tỷ đồng, đạt 74,79% kế hoạch, tăng 5,45%. 5.1. Nông nghiệp * Trồng trọt: Diện tích gieo trồng chính thức của 2 vụ lúa (vụ Mùa và vụ Đông xuân) và ước tính vụ Hè thu (kể cả Xuân hè) là 643.340 ha, đạt 90,87% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 6,54 tấn/ha và sản lượng 3.863.637 tấn, đạt 89,85% so kế hoạch, giảm 0,02% so với năm trước (giảm 603 tấn). Kết quả từng vụ đạt được như sau: Vụ Mùa: Kết thúc sản xuất, diện tích gieo trồng được 64.075 ha, đạt 106,79% so kế hoạch, tăng 9,35 % so cùng kỳ, năng suất đạt 4,98 tấn/ha, tăng 9,59% (tăng 0,436 tấn/ha) so cùng kỳ, sản lượng đạt 319.291 tấn, tăng 19,85% (tăng 52.873 tấn) so cùng kỳ. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ mùa năm nay đều tăng so với cùng kỳ, chủ yếu tăng ở 2 huyện An Biên và An Minh, nguyên nhân do thời tiết năm nay thuận lợi mưa nhiều vào thời điểm cuối năm nên ít bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, vì vậy năng suất đạt cao hơn. Vụ Đông xuân: Kết thúc sản xuất, diện tích gieo trồng được 289.094 ha, đạt 101,44% so với kế hoạch, bằng 99,70%; năng suất đạt 6,88 tấn/ha, giảm 2,73% (giảm 0,193 tấn/ha) so cùng kỳ, sản lượng đạt 1.989.030 tấn, giảm 3,02% (giảm 61.944 tấn) so cùng kỳ. Vụ Đông xuân năm nay, do diện tích gieo trồng giảm 876 ha, đồng thời năng suất cũng giảm 0,193 tấn/ha dẫn đến sản lượng giảm 61.944 tấn so với vụ Đông xuân năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do một số diện tích khi gieo xạ, nông dân không tuân thủ theo đúng lịch thời vụ nên những diện tích lúa này đã bị nhiễm sâu bệnh làm cho năng suất giảm kéo sản lượng giảm như trên. Năm nay giá lúa tươi thương lái mua tại ruộng từ 4.500đ - 5.500đ/kg tùy theo giống lúa, giá bán thấp hơn từ 1.000-1.200đ/kg so với vụ đông xuân 2018 nên lợi nhuận đạt thấp ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Vụ Hè thu (kể cả Xuân hè): Kết thúc gieo trồng toàn tỉnh xuống giống được 290.171ha[6] đạt 103,63% so kế hoạch, bằng 95,25 % so cùng kỳ. Đến nay đã thu hoạch được 193.493 ha, năng suất ước đạt 5,36 tấn/ha, ước sản lượng cả vụ 1.555.316 tấn. Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Hè Thu là 22.771 ha, các đối tượng gây hại chủ yếu gồm Rầy nâu 4.086 ha, Đạo ôn lá 2.093 ha, Cháy bìa lá 5.977 ha, lem lét hạt 7.863 ha. Ngoài ra còn đối tượng gây hại khác như Sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông, chuột cắn… cũng xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ. Vụ Thu Đông (vụ 3): Diện tích gieo trồng 78.474 ha[7] đạt 94,55% so kế hoạch, tăng 4,33% (tăng 3.256 ha) so cùng kỳ. Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Thu đông là 8.854 ha. Các đối tượng gây hại chủ yếu gồm Lem lét hạt 3.504 ha, cháy bìa lá 3.826 ha, Đạo ôn 735 ha, Muỗi hành 315 ha. Vụ Mùa 2019- 2020: Các địa phương có diện tích trồng lúa mùa cũng đã tiến hành làm đất gieo trồng, tính đến ngày 15/9 toàn tỉnh đã gieo sạ được 26.683 ha, tập trung ở các huyện An Biên 5.100 ha, An Minh 15.970 ha,Vĩnh Thuận 2.500 ha, U Minh Thượng 3.113 ha. Cây rau màu: Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh nông dân gieo trồng các loại cây màu chủ yếu như Dưa hấu trồng được 1.125 ha, đạt 80,36% kế hoạch, tăng 3,21% so cùng kỳ; khoai lang 1.122 ha, đạt 70,13% so kế hoạch, tăng 6,86%; rau đậu các loại 8.136 ha, đạt 73,96% so kế hoạch, tăng 0,44% so cùng kỳ năm trước... * Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra thống kê chăn nuôi thời điểm 1/7/2019, Tổng đàn trâu có 5.010 con, tăng 7,95% (tăng 369 con) so cùng kỳ, đàn bò 12.406 con tăng 6,49% (tăng 756 con), đàn heo có 211.068 con giảm 31,66% (giảm 97.769 con) so cùng kỳ, đàn gia cầm 4.258 ngàn con giảm 21,04% so cùng kỳ. Đàn heo giảm mạnh, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, mặc khác do người chăn nuôi bán, giết thịt với số lượng tương đối lớn, nhưng không dám tái đàn. Tính đến ngày 15/9/2019 trên địa bàn tỉnh có 2.932 hộ chăn nuôi tại 643 ấp, khu phố của 120 xã, phường thuộc 14 huyện[8], thành phố có heo mắc bệnh; số heo mắc bệnh phải tiêu hủy 41.526 con. Nông thôn mới: Từ đầu năm đến nay, đã công nhận 13/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 108,33% KH), lũy kế tính đến tháng Chín có 64/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 54,78% và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới. 5.2. Lâm nghiệp Trong 9 tháng đã triển khai các công trình lâm sinh, đã giao khoán bảo vệ rừng được 8.596 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng được 43 ha, sản lượng gỗ khai thác được 23.389 m3. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 10,96%. Các ngành chức năng thường xuyên phối hợp với các địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, qua 9 tháng đã xảy ra 2 vụ cháy rừng, hiện trạng là rừng tràm trồng 1,5 tuổi và 3,5 tuổi ở huyện Hòn Đất nguyên nhân là do người dân vào rừng bắt ong gây ra cháy, diện tích thiệt hại khoản 48,15 ha và 26 vụ vi phạm chặt phá rừng với diện tích thiệt hại khoản 3,415 ha, giảm 1 vụ so với cùng kỳ. 5.3. Thủy sản Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Tháng Chín ước đạt 3.065,79 tỷ đồng[9], tăng 0,16% so tháng trước, giảm 0,95% so cùng kỳ. Tính chung 9 tháng, giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 23.782,25 tỷ đồng[10], đạt 74,79% so kế hoạch, tăng 5,45% so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản (Khai thác và nuôi trồng) tháng Chín ước đạt 77.787 tấn, giảm 2,43% so tháng trước. Tính chung 9 tháng đạt 637.825 tấn, đạt 76,48% kế hoạch, tăng 4,23% (tăng 25.902 tấn) so cùng kỳ. Chia ra Sản lượng khai thác tháng Chín ước đạt 50.093 tấn hải sản các loại, tăng 0,45% so tháng trước, giảm 1,66% so cùng kỳ, trong đó cá các loại 38.097 tấn, tăng 0,75% so tháng trước; tôm các loại 2.646 tấn, giảm 0,90%; mực 6.249 tấn, giảm 0,24%; thủy hải sản khác 3.101 tấn, giảm 0,58% so tháng trước. Tính chung 9 tháng, sản lượng khai thác được 450.593 tấn, đạt 76,24% kế hoạch, tăng 2,79% (tăng 12.218 tấn) so cùng kỳ. Trong đó cá các loại 339.485 tấn, tăng 3,94% (tăng 12.871tấn); tôm 26.119 tấn, giảm 3,81% (giảm 1.035 tấn); mực 55.688 tấn, tăng 2,87% (tăng 1.556 tấn). Nhìn chung, tình hình khai thác từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn, bất lợi như số ngày để tàu ra khơi đánh bắt giảm bởi ngư trường bị thu hẹp do thực hiện nghiêm kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp ở nước ngoài theo chỉ đạo của Chính phủ[11]; nguồn lợi hải sản càng ngày càng cạn kiệt, nguồn lao động trực tiếp trên tàu thiếu do thu nhập thấp, từ đó càng đi khai thác hải sản càng thua lỗ dẫn đến một số doanh nghiệp và hộ khai thác đành phải chuyển đổi nghề, một số doanh nghiệp phải chịu cảnh phá sản… Sản lượng nuôi trồng tháng Chín ước đạt 27.694 tấn, giảm 7,25% so tháng trước (giảm 2.165 tấn). Trong đó cá nuôi 11.710 tấn, tăng 13,82%; tôm nuôi 8.604 tấn, giảm 11,08% (giảm 1.072 tấn), gồm tôm sú đạt 5.214 tấn, giảm 6,05% và tôm thẻ chân trắng 2.847 tấn, tăng 223 tấn; thủy sản khác giảm 2.515 tấn. Tính chung 9 tháng, sản lượng nuôi trồng được 187.232 tấn, đạt 77,05% kế hoạch, tăng 7,88% (tăng 13.684 tấn) so cùng kỳ, trong đó: Cá nuôi 53.986 tấn, đạt 84,29% kế hoạch, tăng 8,06% (tăng 4.027 tấn); tôm các loại 67.833 tấn, đạt 89,25% kế hoạch, tăng 7,87% (tăng 4.947 tấn), trong đó tôm thẻ chân trắng 20.175 tấn, đạt 92,76% kế hoạch, tăng 1,55% (tăng 307 tấn)… Sản lượng nuôi trồng 9 tháng tăng 13.684 tấn so với năm trước, tăng đều cho tất cả các loại thả nuôi, nguyên nhân chủ yếu là do năm nay, thời tiết thuận lợi, dịch bệnh ít xảy ra nên các cơ sở nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh đã đầu tư cải tạo, mở rộng quy mô cũng như áp dụng nhiều tiến bộ kỷ thuật trong quy trình nuôi nên năng suất tăng lên đáng kể. Đồng thời, tình hình nuôi xen kết hợp tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh và cá đem lại hiệu quả rất cao nên bà con nông dân đã đầu tư tăng thêm diện tích thả nuôi. Sản lượng cá tăng một phần là do nhân dân các xã đảo đã đầu tư tăng lồng bè thả nuôi cũng như đa dạng hóa các loại cá nuôi trên biển. Tuy nhiên, hiện nay giá tôm nuôi không ổn định và có xu hướng giảm sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đầu tư thả nuôi và thu nhập của người dân và doanh nghiệp nhất là mô hình nuôi tôm công nghiệp-bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên trong thời gian tới. Đến nay, ước tính diện tích Tôm thả nuôi được 126.300 ha, đạt 100,23% so kế hoạch, tăng 0,70% so cùng kỳ. Trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp 2.624 ha đạt 84,64% kế hoạch. 6. Sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Tháng Chín ước tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 1,20% so tháng trước, tăng 14,00% so cùng kỳ. Trong đó so tháng trước ngành chế biến, chế tạo tăng 1,22%. Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 9,99% so cùng kỳ, ngành tăng cao nhất là ngành khai khoáng tăng 14,63%; kế đến là ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 12,16%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải tăng 10,49%; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,72%. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng Chín ước tính 4.185,75 tỷ đồng, tăng 1,25% so tháng trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4.070,2 tỷ đồng, chiếm 97,24%/tổng số, tăng 1,25%. Tính chung 9 tháng, ước thực hiện 34.635,72 tỷ đồng, đạt 73,25% kế hoạch, tăng 10,07% so cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 33.646,38 tỷ đồng, chiếm 97,14%/tổng số, tăng 10,01%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 11,80%; ngành khai khoáng tăng 11,58%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 14,01%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 9 tháng có mức tăng cao so cùng kỳ như: Tôm đông tăng 17,11%; Mực đông tăng 9,21%; cá đông tăng 6,35%; sản phẩm giày da tăng 22,61%; Gỗ MDF tăng 14,53%; xi măng tăng 6,44%; điện thương phẩm tăng 18,54%; nước máy tăng 10,53%... Nhưng vẫn còn một số sản phẩm giảm như: Bia các loại giảm 3,43%; xay xát gạo giảm 2,35%; bao bì PP giảm 14,91%, Bột cá giảm 8,8%. Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đạt khá so với kế hoạch cũng như so cùng kỳ. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp vẫn còn có khó khăn: Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm hải sản khai thác còn nhiều bất cập; chất lượng, chũng loại nguyên liệu hải sản cho chế biến xuất khẩu trong từng thời điểm chưa đáp ứng nhu cầu dẫn đến doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến; về sản phẩm vẫn còn một số sản phẩm đạt thấp và giảm so cùng kỳ như: xay xát gạo là do doanh nghiệp chậm cải tiến công nghệ, không cạnh tranh được nên sản xuất giảm sút (DN Trường Thịnh, Hải Nương, Đại Ngọc); Sản xuất bao bì giảm mạnh do bị thu hẹp thị trường xuất khẩu vì không cạnh tranh về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, Bột cá giảm là do thiếu nguồn nguyên liệu. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 bằng 84,14% so tháng trước, bằng 90,62% so cùng tháng năm trước. Tính chung 9 tháng chỉ số tiêu thụ tăng 1,37% so cùng kỳ. Trong đó ngành sản xuất đồ uống tăng 12,64%; sản xuất xi măng tăng 7,17%; tôm đông tăng 13,55%, hải sản ướp đông tăng 17,29%... Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo dự tính tháng 9 tăng 7,68% so tháng trước, tăng 24,30% so cùng tháng năm trước. Hầu hết các ngành đều có chỉ số hàng tồn kho tăng hơn so cùng tháng năm trước. Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/9/2019 tăng 40,00% so với thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 37,69%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 10,48% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng hơn 6 lần. 7. Thương mại, dịch vụ và giá cả 7.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín đạt 8.769,04 tỷ đồng, tăng 2,53% so tháng trước, tăng 9,15% so cùng kỳ. Ước tính quý III/2019 đạt 26.260,60 tỷ đồng, tăng 7,51% so quý cùng kỳ. Tính chung 9 tháng ước thực hiện 79.630,99 tỷ đồng, đạt 73,60% kế hoạch, tăng 9,69% so cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế như sau: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng Chín ước đạt 6.437,14 tỷ đồng, tăng 2,08% so tháng trước, tăng 10,06% so tháng cùng kỳ; ước tính quý III đạt 19.352,71 tỷ đồng, tăng 8,33% so quý cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đạt 58.674,53 tỷ đồng, chiếm 73,68%/ tổng mức, đạt 74,27% kế hoạch, tăng 10,13%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng Chín đạt 1.305,46 tỷ đồng, tăng 2,51% so tháng trước, tăng 6,89% so cùng kỳ; ước tính quý III đạt 3.848,33 tỷ đồng, tăng 5,29% so quý cùng kỳ. Tính chung 9 tháng dự kiến 11.476,98 tỷ đồng, đạt 74,05% so kế hoạch, tăng 8,57% so cùng kỳ. Bao gồm doanh thu dịch vụ lưu trú 3.380,98 tỷ đồng, tăng 8,75% và dịch vụ ăn uống 8.096 tỷ đồng, tăng 8,50%. Doanh thu du lịch lữ hành tháng Chín thực hiện 32,36 tỷ đồng, giảm 10,31% so tháng trước, tăng 1,58% so tháng cùng kỳ ; ước tính quý III đạt 109,51 tỷ đồng, tăng 12,66% so quý cùng kỳ. Tính chung 9 tháng dự kiến đạt 345,90 tỷ đồng, đạt 69,18% kế hoạch, tăng 11,69% so cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ khác tháng Chín ước tính 994,08 tỷ đồng, tăng 6,08% so tháng trước, tăng 6,63% so cùng kỳ; ước tính quý III đạt 2.950,05 tỷ đồng, tăng 5,04% so quý cùng kỳ. Trong đó, so với tháng trước dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 18,25%; dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 7,93%; Tính chung 9 tháng ước đạt 9.133,58 tỷ đồng, đạt 69,19% so kế hoạch, tăng 8,22% so cùng kỳ. Trong đó dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí 3.943,35 tỷ đồng, chiếm 43,17%/tổng DT và tăng 8,95%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 3.152,48 tỷ đồng, chiếm 34,52%/tổng DT và tăng 6,84%... 7.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Chín ước đạt 71,65 triệu USD, tăng 6,27% so tháng trước, tăng 24,69% so cùng kỳ, trong đó so tháng trước hàng nông sản đạt 22,86 triệu USD, tăng 11,68%; hàng thủy sản đạt 18,88 triệu USD, tăng 19,49%. Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính 492,59 triệu USD, đạt 72,44% kế hoạch, tăng 5,39% so cùng kỳ[12]. Các mặt hàng xuất khẩu 9 tháng tăng so cùng kỳ như Cá đông 2.780 tấn, tăng 8,72%; Tôm đông 2.982 tấn, tăng 0,30%; mực, bạch tuộc đông 11.194 tấn, tăng 1,28%. Các mặt hàng giảm như : gạo 309.123 tấn, giảm 4,08% (giảm 13.149 tấn); thủy sản đông khác 10.159 tấn, giảm 0,52%; Cá cơm sấy 444 tấn, giảm 30,62% (giảm 146 tấn). Do các mặt hàng trên giảm, nhất là mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nên đã ảnh hưởng đến mức tăng chung của kim ngạch và tăng thấp so cùng kỳ. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Chín ước đạt 28,5 triệu USD, tăng 4,51% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng trị giá nhập khẩu ước 111,55 triệu USD, đạt 185,92% kế hoạch, tăng 3,35% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất. 7.3 Tình hình quản lý thị trường Trong quý III/2019 đã kiểm tra 628/500 vụ, đạt 126% kế hoạch quý, phát hiện 76 vụ vi phạm và 87 vụ có dấu hiệu vi phạm ; xử lý 159 vụ vi phạm hành chính (kể cả số vụ kỳ trước chuyển sang), thu nộp ngân sách 2,43 tỷ đồng đạt 139% kế hoạch quý. Trong đó phạt hành chính 2,1 tỷ đồng, bán tang vật tịch thu 327 triệu đồng. Lũy kế đến 9 tháng 2019 đã kiểm tra 1.819 /2.000 vụ, đạt 91% kế hoạch năm ; phát hiện 464 vụ vi phạm, xử lý 496 vụ vi phạm (kể cả số vụ kỳ trước chuyển sang), thu nộp ngân sách 7,1 tỷ đồng đạt 101% kế hoạch năm. Trong đó phạt hành chính 5,1 tỷ đồng, bán tang vật tịch thu 2 tỷ đồng. Trong số các vụ vi phạm có 79 vụ vi phạm hàng cấm, hàng nhập lậu ; 8 vụ vi phạm hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ; 72 vụ vi phạm gian lận thương mại và vi phạm khác 7.4. Chỉ số giá Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín tăng 0,29% so với tháng trước, trong đó: Khu vực thành thị tăng 0,22%, khu vực nông thôn tăng 0,33%. CPI tháng Chín tăng nhẹ là do có 6 nhóm hàng tăng, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng giáo dục tăng 7,00%, kế đến nhóm hàng hóa khác tăng 0,60%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,39%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,24%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,19% và nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%. Có 3 nhóm hàng giảm gồm nhóm giao thông giảm -1,53%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm -0,02%; nhóm bưu chính viễn thông giảm -0,01%. Còn lại các nhóm hàng khác không tăng, không giảm hoặc tăng không đáng kể. Tính đến tháng 12 năm trước (sau 9 tháng) chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,87%; Tất cả 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính đều tăng, trong đó có 4 nhóm hàng tăng cao hơn mức tăng chung đó là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, VLXD tăng 14,27%; kế đến là nhóm giáo dục tăng 7,16%; nhóm hàng hóa khác tăng 5,25%; nhóm Giao thông tăng 4,01%. Còn lại các nhóm khác đều tăng dưới mức tăng chung. Chỉ số giá vàng tăng 0,36% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 22,49%. Giá vàng bình quân tháng 09/2019 là 4.199.000 đồng/chỉ, tăng 15.000 đồng/chỉ so với tháng trước. Chỉ số giá Đô la Mỹ tăng 0,05% so tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 0,74%. Giá USD bình quân tháng 09/2019 là 2.327.700 đồng/100 USD, tăng 1.050 đồng/100 USD so tháng trước. Theo NHNN chi nhánh tỉnh Kiên Giang, tỷ giá USD so với VND ở các ngân hàng thương mại trong quý biến động theo xu hướng chung của cả nước, cụ thể: Giảm vào đầu quý và ổn định vào cuối quý (mức biến động từ 5-30 VND/USD). Đến thời điểm báo cáo (16/9/2019) giá mua tiền mặt là 23.120 VND/USD và giá bán là 23.280 VND/USD. Giá vàng trong quý tăng mạnh theo giá vàng thế giới, chênh lệch giữa giá mua và giá bán cao (phổ biến từ 500.000 – 2.700.000 đồng/lượng).
7.5.Vận tải Vận tải hành khách tháng Chín ước tính 8,48 triệu lượt khách, tăng 1,40% so tháng trước; luân chuyển 442,64 triệu HK.km, tăng 1,38% so tháng trước. Tính chung 9 tháng vận tải hành khách ước đạt 67,21 triệu lượt khách, đạt 72,13% kế hoạch, tăng 9,44% so cùng kỳ; Luân chuyển 4.458,49 triệu HK.km, đạt 81,21% kế hoạch, tăng 13,88%. Trong đó so cùng kỳ năm trước vận tải hành khách đường biển tăng cao nhất, tăng 22,01%. Vận tải hàng hóa tháng Chín ước đạt 1,14 triệu tấn, tăng 2,23% so tháng trước; luân chuyển 144,16 triệu tấn.km, tăng 2,28% so tháng trước. Tính chung 9 tháng vận tải hàng hóa ước tính 9,42 triệu tấn, đạt 73,14% kế hoạch, tăng 11,63% so cùng kỳ; Luân chuyển 1.257,27 triệu tấn.km, đạt 69,36% kế hoạch, tăng 11,55%. Trong đó so cùng kỳ năm trước vận tải hàng hóa đường biển tăng cao nhất, tăng 13,24%; vận tải hàng hóa đường sông tăng 11,55%. Trong 9 tháng doanh thu vận tải ước đạt 9.097,24 tỷ đồng, tăng 10,42% so cùng kỳ. Tính đến 15/9/2019 đã triển khai xây dựng được 340,74Km/382 Km đường giao thông nông thôn, đạt 89,2% kế hoạch, nâng tổng số Km đường giao thôn nông thôn trên địa bàn tỉnh được cứng hóa là 5.925Km/7.084Km đạt 83,65%. Hiện nay ngành Giao thông tỉnh đang quản lý 158 tuyến vận tải, bao gồm: Đường bộ 122 tuyến (trong đó liên tỉnh 110 tuyến, nội tỉnh 7 tuyến và xe buýt 5 tuyến), đường thủy nội địa 34 tuyến, đường biển 04 tuyến. Toàn tỉnh có 9.164 phương tiện vận chuyển khách và hàng hóa với 74.336 ghế, 35.530,7 tấn hàng hóa. 7.6. Thông tin – truyền thông Về ứng dụng công nghệ thông tin phát triển Chính quyền điện tử: Hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thành phần của các sở, ngành và địa phương được nâng cấp đồng bộ đảm bảo an toàn thông tin. Hiện nay, Cổng thông tin điện tử tỉnh và Thư điện tử công vụ, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đầu tư theo mô hình tập trung, đồng bộ. Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc đã được nâng cấp, hoàn thiện và triển khai đồng bộ trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã giúp nâng cao hiệu quả việc gửi, nhận văn bản điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước đã bước đầu ứng dụng chữ ký số trên văn bản điện tử. Đã thực hiện cấp 145 chữ ký số cá nhân đến cá nhân lãnh đạo các cơ quan nhà nước; 22 sở ngành tỉnh, 15 huyện, thành phố và 95 xã, phường, thị trấn được cấp chữ ký số tổ chức. Về bưu chính – viễn thông: Các doanh nghiệp trên địa bàn thường xuyên nâng cao chất lượng an toàn, an ninh mạng lưới, chất lượng dịch vụ đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 15 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát bưu chính và 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Có 101 bưu cục; 132 điểm Bưu điện - Văn hóa xã; bán kính phục vụ đạt 2,94 km/điểm. Hiện nay, 100% địa bàn xã được phủ sống mạng thông tin di động 3G, 4G. 7.7. Du lịch Trong tháng, do ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi nên tổng lượt khách du lịch tháng Chín đến các địa phương đều giảm, ước tính 720,01 ngàn lượt khách, giảm 9,12% so tháng trước. Trong đó lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch giảm 3,71%; số khách quốc tế giảm 4,17%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 346,99 ngàn lượt khách, giảm 3,46%; khách du lịch đi theo tour đạt 24,54 ngàn lượt khách, giảm 7,00% so tháng trước. Tính chung 9 tháng, tổng lượt khách du lịch đạt 6.864,05 ngàn lượt khách, đạt 82,70% kế hoạch, tăng 12,53% so cùng kỳ. Trong đó lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 79,19% kế hoạch, tăng 16,82%. Trong 9 tháng đầu năm số khách du lịch tăng mạnh, nguyên nhân là do công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư và triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỷ thuật về du lịch tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là tại Phú Quốc. Tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hút 303 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đăng ký 337.323 tỷ đồng. Riêng huyện Phú Quốc có 260 dự án đầu tư du lịch (chiếm 85% dự án toàn tỉnh), với tổng vốn đăng ký 330.525 tỷ đồng. Cơ sở lưu trú du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh, nhiều khách sạn chất lượng cao và các khu vui chơi, giải trí được đầu tư và đưa vào hoạt động từ đầu năm. Đến nay, tổng số cơ sở lưu trú toàn tỉnh có đăng ký là 726 cơ sở, với 22.654 phòng (có 38 khách sạn tử 3 – 5 sao với 10.079 phòng)[13]. Toàn tỉnh có 38 cơ sở lữ hành được cấp phép (21 cơ sở lữ hành quốc tế). Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỷ thuật du lịch có phát triển nhưng chưa đồng bộ, công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về phát triển du lịch có quan tâm nhưng chưa đa dạng, phong phú, cơ sở lưu trú phát triển nhanh, nhưng tình trạng không phép, không theo quy hoạch diễn ra phức tạp nhất là ở Phú Quốc. Chất lượng dịch vụ tại một số khu, điểm du lịch chưa đảm bảo, các sản phẩm du lịch của tỉnh chưa đặc sắc, đa dạng, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, sự phối hợp của ngành chức năng với các địa phương trong việc quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế… làm cho khách đến tỉnh ta tuy nhiều nhưng thời gian lưu trú chưa lâu dẫn đến doanh thu du lịch chưa đạt như kỳ vọng.
8. Một số tình hình xã hội 8.1. Tình hình đời sống dân cư và an sinh xã hội: Trong những năm gần đây tình hình đời sống dân cư trong tỉnh đang có sự chuyển dần từ kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chuyển dần sang phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp nên đời sống tầng lớp nhân dân nông thôn được cải thiện rõ rệt về vật chất lẫn tinh thần. Công tác an sinh xã hội và các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có công và các đối tượng chính sách khác được các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ kịp thời. Tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7/2019 và tổ chức Lễ Truy điệu, an táng 53 bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia đợt 22 năm 2019 (trong tỉnh 7 bộ hài cốt, ngoài nước 46 bộ hài cốt) tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hòn Đất. Phối hợp với Tỉnh Đoàn, UBND huyện Hòn Đất tổ chức Tết Trung thu cấp tỉnh tại huyện Hòn Đất và vận động các tổ chức, cá nhân tặng quà trung thu cho trẻ em; Chăm sóc, quản lý tốt đối tượng bảo trợ xã hội, thường xuyên tổ chức hoạt động sinh hoạt văn nghệ, vui chơi giải trí phù hợp với sức khỏe cho từng nhóm đối tượng. Trong quí III xác lập, thẩm định 496 hồ sơ thân nhân người có công, nâng tổng số lên 1.328 hồ sơ người có công. 8.2. Lao động, việc làm Trong tháng 9/2019, giải quyết việc làm cho 3.464 lượt người, trong đó trong tỉnh là 1.595 lượt người, ngoài tỉnh là 1.860 lượt người, xuất khẩu lao động: 09 người. Nâng tổng số giải quyết việc làm từ đầu năm đến quý III/2019 là 28.215 lượt người[14], đạt 80,61% kế hoạch, giảm 0,13% so năm trước. Trong 9 tháng các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đào tạo nghề cho 21.259 người[15], đạt 79,24% kế hoạch. 8.3. Tình hình Giáo dục Ngành giáo dục đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh; mạng lưới trường, lớp ngày càng phát triển; môi trường giáo dục ở các cơ sở GDMN được cải thiện theo hướng tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi. Hoàn thành tốt công tác tổ chức, coi thi, chấm thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và công tác tuyển sinh lớp 6 THCS, lớp 10 THPT năm học 2019-2020. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 có 10.208 học sinh đăng ký thi tuyển sinh vào 20 trường (trong đó 14 trường tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển, 06 trường tuyển sinh bằng hình thức thi kết hợp xét (chỉ thi Văn, Toán), các trường còn lại tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển. Tổ chức đánh giá ngoài cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông theo quy định. Tổng kết năm học 2018 – 2019 của tất cả các cấp học, đồng thời triển khai kế hoạch thực hiện năm học mới 2019 – 2020 và đồng loạt tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2019 và cũng là ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường” với nội dung ngắn gọn, đơn giản nhưng phản ảnh đúng bản chất của ngày khai trường. Sau lễ khai giảng các trường tổ chức tọa đàm với khách mời và toàn thể giáo viên của trường. Nội dung tọa đàm tập trung đánh giá thực trạng hoạt động của nhà trường; phân tích thuận lợi, khó khăn nguyên nhân, tiến bộ hạn chế của năm học 2018-2019. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học, chất lượng giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản trị trường học, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy – học, tăng cường dạy kỷ năng sống, đạo đức, xây dựng trường học thân thiện, ngăn chặn bạo lực học đường,… trong năm học 2019 - 2020. 8.4. Hoạt động Văn hóa, Thể thao Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Nhiều hoạt động hướng về cơ sở, chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đồng bào Khmer nhất là các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2019), mừng Xuân Kỷ Hợi 2019, kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2019), 74 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2019) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2019) được tổ chức trang trọng, đảm bảo quy mô và chất lượng các hoạt động được nâng lên. Công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được chú trọng. Công tác gia đình được quan tâm chỉ đạo, nhấn mạnh vai trò của giáo dục gia đình đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam[16]. Hoạt động thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, thể thao quần chúng được tổ chức đa dạng, với nhiều nội dung hoạt động sôi nổi, phong phú[17]; thể thao thành tích cao có bước phát triển mới, đăng cai tổ chức thành công các giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế[18]. 8.5. Tình hình y tế Trong 9 tháng, các ngành chức năng đã triển khai nhiều chiến dịch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn còn tăng cao cụ thể: Bệnh sốt xuất huyết có 2.058 cas mắc, tăng 1,85 lần so cùng kỳ năm 2018 (tăng 950 cas). Bệnh Tay chân miệng có 1.326 cas mắc, tăng 2,56 lần (tăng 809 cas). Các bệnh khác có chiều hướng giảm so với cùng kỳ như: sốt phát ban nghi sởi có 1.329 cas mắc (giảm 371cas), cúm có 814 cas mắc (giảm 260 cas). Thương hàn 39 cas mắc (giảm 39 cas), bệnh do virus Adeno mắc 23 cas (giảm 8 cas). Chương trình phòng chống HIV/AIDS, trong 9 tháng đã thực hiện xét nghiệm 60.710 mẫu máu (trong đó phụ nữ mang thai 21.433 người), tăng 1,85% so cùng kỳ; số bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV lũy kế 1.969, trong đó có 95 trẻ em dưới 15 tuổi. Số người điều trị Methadone là 115 người. Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng đã được tăng cường và quản lý tốt[19]. Từ đầu năm tới nay xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm, với 12 người mắc, không có cas tử vong, do nhiễm vi sinh trong thực phẩm tại ấp Kiên Hảo, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất; Toàn tỉnh ghi nhận có 108 cas ngộ độc thực phẩm mắc lẻ (giảm 22 cas so với cùng kỳ), không có tử vong, chủ yếu ngộ độc do tác dụng của cồn và thức ăn. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 9 tháng 2019 ước đạt 88,28% (KH là 88%). 8.6. Tình hình an toàn giao thông Tháng Chín (từ ngày 15/08/2019 đến 14/09/2019), toàn tỉnh xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông, làm 6 người chết, 10 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng 8 vụ, làm 6 người chết và 5 người bị thương. So với tháng trước Số vụ tai nạn giao thông giảm 3 vụ, nhưng số người chết tăng 3 người, bị thương giảm 3 người. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng tăng 1 vụ, tăng 3 người chết, số người bị thương giảm 3 người. Tính chung 9 tháng (từ 15/12/2018 đến 14/9/2019) trên địa bàn tỉnh xảy ra 103 vụ tai nạn giao thông, làm 62 người chết, 72 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng 78 vụ, 62 người chết, 43 người bị thương. So với cùng thời điểm năm trước, giảm 47 vụ TNGT, giảm 40 người chết, giảm 22 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng giảm 36 vụ, nhưng giảm 40 người chết và giảm 13 người bị thương. Tình hình tai nạn giao thông từ đầu năm đến nay đã giảm trên cả 3 tiêu chí so với cùng thời điểm năm trước, đây chính là sự phấn đấu, nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, tuy nhiên để giảm thiểu tai nạn giao thông hơn nữa, đề nghị các ngành chức năng cần phải đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trật tự ATGT đến mọi người dân bằng nhiều hình thức; tuyên truyền nội dung đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện; tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến có nguy cơ xảy ra TNGT cao; cần khắc phục sửa chữa sớm những đoạn đường hư hỏng nặng (nhất là tuyến QL 80 từ Rạch Giá đi Hà Tiên) để các phương tiện tham gia giao thông được thuận tiện nhằm làm giảm thiểu tai nạn giao thông một cách bền vững. 8.7. Tình hình cháy, nổ và thiên tai Tình hình cháy nổ: Từ ngày 16/8/2019 đến 15/9/2019 toàn tỉnh không xảy ra vụ cháy, vụ nổ nào. Tính chung 9 tháng, trên địa bàn xảy ra 18 vụ cháy, 01 vụ nổ làm 03 người chết, 03 người bị thương. Thiệt hại ước tính 25 tỷ 295 triệu đồng Tình hình thiên tai: Tính từ đầu năm đến nay, thiên tai xảy ra đã làm sập 127 căn nhà, tốc mái 247 căn nhà, ngập 12.298 căn nhà; sạt lở 400m đê chắn sóng, sạt lở 110m đường; chìm 01 động cơ và 101 tàu thuyền nhỏ, xuồng đò đang neo đậu tại bờ, hư hỏng 02 phương tiện, mất tích 02 phương tiện; hư hại 01 cống, gãy hỏng 04 cầu, cuốn trôi 01 cầu; thiệt hại 11,12 ha hoa màu; làm chết, cuốn trôi 3.175 các loại gia súc, gia cầm; 97,6km tuyến đường bị ngập dưới 1m; hư hỏng 01 lồng bè nuôi cá, 01 bè bán tạp hóa trên biển, tràn 02 ao cá; đổ ngã 07 trụ điện; sạt lở 10m giao thông nông thôn và sập hoàn toàn 02 cầu gỗ trên địa bàn huyện Phú Quốc và Kiên Hải. Ước tổng giá trị thiệt hại về vật chất khoảng 185 tỷ 354 triệu đồng. 9. Nhận xét, kiến nghị. Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2019, nhìn tổng thể đạt khá nhưng vẫn còn thấp so với kế hoạch. Để góp phần thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra cả năm 2019, Cục Thống kê kiến nghị một số vấn đề như sau: 1. Trong lĩnh vực nông nghiệp: Tiếp tục xây dựng, chuyển giao, nhân rộng các chương trình, mô hình khuyến nông có hiệu quả, phù hợp với vùng sinh thái, quy hoạch của ngành. Vận động, hướng dẫn nông dân đưa một số giống cây trồng vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất để phát huy tiềm lực của từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Tăng cường giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn bà con chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. Tập trung bảo vệ và chăm sóc đàn heo hiện có, đồng thời theo dõi sát diễn biến của thị trường, nhất là tình hình dịch bệnh, giá heo hơi và gia cầm để có những dự báo, cảnh báo cụ thể kịp thời nhằm chủ động trong chỉ đạo kế hoạch đầu tư phát triển tăng đàn chăn nuôi được linh hoạt, kịp thời và hiệu quả khi có điều kiện thuận lợi để tạo tâm lý tốt giúp người dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi nhất là đối với đàn gia cầm. 2. Về lĩnh vực thủy sản: Triển khai các giải pháp đồng bộ, cấp bách nhằm khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Tăng cường công tác triển khai, nhân rộng mô hình nuôi tôm áp dụng khoa học kỷ thuật và công nghệ, đồng thời, tuyên truyền, vận động các hộ dân và các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thả nuôi tôm theo kế hoạch, nhất là đối với mô hình thả nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ Giác Long Xuyên khi có điều kiện thuận lợi góp phần làm tăng chất lượng, sản lượng nuôi trồng các loại, nhất là tôm nuôi nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. 3. Tình hình xuất khẩu, cần phải kết hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường; tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, nhất là các mặt hàng chế biến thuỷ hải sản, hàng nông sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay; tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp thu mua hết nguồn lúa gạo hàng hóa trong nhân dân nhất là lúa vụ hè thu, thu đông đang thu hoạch nhằm giúp ổn định giá cả đầu ra để bà con nông dân yên tâm đầu tư sản xuất các vụ lúa tiếp theo. 4. Về lĩnh vực công nghiệp – Đầu tư: Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp hiện có, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có đủ tiềm lực để đầu tư phát triển vào các ngành công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước, vừa đáp ứng xuất khẩu và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Tiếp tục tháo gở những vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư nhà nước nhằm góp phần làm tăng giá trị sản xuất ngành xây dựng. 5. Ngành du lịch tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch toàn diện, cả về phạm vi, chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bền vững, mang đậm bản sắc dân tộc, thân thiện môi trường. Hổ trợ cho doanh nghiệp và cộng đồng và các nhân làm du lịch xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, đề xuất chính sách và xây dựng kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Tăng cường công tác liên kết giữa các trường trong tỉnh có đào tạo về du lịch với các doanh nghiệp có nhu cầu để đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng, kỷ năng của người làm du lịch đáp ứng nhu cầu thiếu hụt nguồn nhân lực của tỉnh, nhất là huyện Phú Quốc. Đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch, tổ chức nhiều chương trình, sự kiện với nhiều loại hình phong phú, đa dạng hơn nửa nhằm thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến và lưu trú dài ngày hơn và chi tiêu cho du lịch nhiều hơn góp phần làm tăng doanh thu ngành du lịch.
[1] Thu tiền sử dụng đất 1.220,69 tỷ đồng, đạt 122,07% dự toán, tăng 58,86%; thu xổ số kiến thiết 1.302,97 tỷ đồng, đạt 96,52% dự toán, tăng 16,31%; thu thuế bảo vệ môi trường 517,61 tỷ đồng, đạt 86,27% dự toán, tăng hơn 2 lần; thuế thu nhập cá nhân 771,49 tỷ đồng, đạt 77,15% dự toán, tăng 9,93%. thu thuế DN nhà nước TW 350,16 tỷ đồng, đạt 83,37% dự toán, tăng 24,21%. [2] Trong đó vốn cân đối ngân sách địa phương 837,24 tỷ đồng, đạt 39,23% kế hoạch, bằng 77,95% cùng kỳ. [3] 09 dự án: Bia, gỗ, giày TBS, Giày Hàn Quốc, cấp nước Thạnh Lộc, dịch vụ viễn thông, VLXD (Công ty VLXD CIC), VLXD (HUD), thủy sản đông lạnh (Kiên Hùng). [4] 11 dự án: Cảng Thạnh Lộc (Khánh Long), nước thải Miseen, Dược Kiên Giang, VLXD – Trần Quế Trân, VLXD – Cường Thịnh Phú Quốc, Ống nhựa + điện (PT Mekong), VLXD – ANKT, kính cường lực (Tâm Lộc Phú), nước giải khát năng lượng hữu cơ – Đông Dương; dự án xây dựng nhà xưởng cho thuê sản xuất gia công đế giày và dự án xây dựng nhà xưởng cho thuê sản xuất các sản phẩm may (Toàn Lộc); sản xuất túi xách (dự án mở rộng - TBS). [5] 03 dự án: Gỗ MDF; VLXD – HUD; Dược. [6] Giảm 14,45 ngàn ha, trong đó riêng huyện Giang Thành giảm trên 12 ngàn ha do chuyển sang vụ Thu Đông. Tập trung ở các huyện Giang Thành 29.350 ha, Gò Quao 26.148 ha, Châu Thành 19.337 ha, Giồng Riềng 46.737 ha, Hòn Đất 78.901 ha, Rạch Giá 5.417 ha,Tân hiệp 36.803 ha, Vĩnh Thuận 5.310 ha, An Biên 8.323 ha, An Minh 100 ha, Kiên Lương 23.000 ha và U Minh Thượng 10.745 ha. [7] Tập trung ở các huyện Giồng Riềng 25.616 ha, Tân Hiệp 29.877 ha, Châu Thành 6.139 ha, Hòn Đất 4.436 ha, Gò Quao 296 ha, Giang Thành 11.200 ha và thành phố Rạch Giá 910 ha. [8] Địa phương chưa xảy ra dịch tả heo Châu Phi là thành phố Hà Tiên. [9] Tháng 9 chia ra: Giá trị khai thác 1.318,08 tỷ đồng, tăng 0,29% so tháng trước; giá trị nuôi trồng 1.747,71 tỷ đồng, tăng 0,06% so tháng trước. [10] 9 tháng chia ra: Giá trị khai thác 11.827,25 tỷ đồng, đạt 70,83% so kế hoạch, tăng 2,28% so cùng kỳ; giá trị nuôi trồng 11.954,34 tỷ đồng, đạt 79,17% kế hoạch, tăng 8,78% so cùng kỳ. [11] 9 tháng năm 2019 tổng số tàu cá của ngư dân Kiên Giang khai thác thủy hải sản ở nước ngoài trái phép và bị bắt giữ là 41 tàu, với 440 ngư dân (Malaysia 28 tàu/310 ngư dân; Indonesia 11 tàu/116 ngư dân; Campuchia 2 tàu/14 ngư dân), tăng so cùng kỳ 10 tàu/148 ngư dân (cùng kỳ 2018 là 33 tàu, với 311 ngư dân bị bắt giữ). [12] Trong đó: hàng nông sản 137,37 triệu USD, đạt 59,73% kế hoạch, giảm 17,73% so cùng kỳ; hàng thủy hải sản 154,75 triệu USD, đạt 68,78% kế hoạch, tăng 0,15% ; nguyên liệu giày da 129,28 triệu USD, đạt 70,26%, tăng 11,62%. [13] Trong đó có 10 khách sạn 5 sao, 8 khách sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao, 48 khách sạn 2 sao, 99 khách sạn 1 sao, còn lại là nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn. [14] Trong đó trong tỉnh 13.342 lượt người, ngoài tỉnh 14.770 lượt người, xuất khẩu lao động 103 người. [15] Trong đó Cao đẳng 1.992 người, Trung cấp nghề 2.733 người, sơ cấp nghề 7.528 người và dạy nghề dưới 3 tháng 16.534 người.
[16] Tổ chức Hội thi “Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững” tỉnh Kiên Giang lần thứ II năm 2019 tại xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải. [17] Tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Kiên Giang năm 2019, có 144/145 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đồng loạt triển khai tổ chức, với 134.981/1.810.454 số dân trong toàn tỉnh tham gia (đạt 6,93%). [18] Đăng cai tổ chức thành công Giải Bóng chuyền nữ quốc tế VTV9 - Bình Điền lần thứ XIII năm 2019 tại Nhà Thi đấu đa năng tỉnh Kiên Giang gồm 04 đội trong nước và 04 đội nước ngoài; thu hút hơn 20.000 lượt người đến xem và cổ vũ. [19] Trong 9 tháng tổng số bệnh nhân phong phát hiện mới 7 BN, số BN điều trị là 61 BN, số BN quản lý điều trị cộng dồn 398 BN. Tổng số BN Lao quản lý điều trị là 4.640 BN, điều trị khỏi bệnh 1.673 BN. Tổng số bệnh nhân mới phát hiện tâm thần là 83 BN (Trong đó: Tâm thần phân liệt 42 BN, động kinh 41 BN), tổng số cộng dồn quản lý 4.965 BN (TTPL 2.202 BN, động kinh 2.763 BN).
Số lần đọc: 2171
Cục Thống kê Kiên Giang |
Tin liên quan
|