Tin nóng
21.07.2013

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Nông nghiệp:

- Vụ đông xuân: Toàn tỉnh đã thu hoạch dứt điểm lúa đông xuân trên diện tích 300.606 ha, vượt 1,56% kế hoạch năm và tăng 2,88% (tăng 8.429 ha) so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích tăng tập trung ở các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên, tăng nhiều nhất ở huyện Hòn Đất với 6.009 ha, huyện Kiên Lương tăng 2.480 ha, diện tích tăng là do chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp chưa trồng rừng và đất nuôi tôm kém hiệu quả sang trồng lúa. So với vụ đông xuân năm trước, năng suất sơ bộ đạt 69,07 tạ/ha, giảm 1,49 tạ/ ha. Sản lượng ước tính được 2.076.405 tấn, bằng 98,84%  kế hoạch và tăng 0,71% (tăng14.693 tấn) so vụ này năm trước. Năng suất vụ này giảm so năm trước là do diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh nhiều hơn (diện tích nhiễm bệnh 34.919 ha, nhiều  hơn  năm trước 19.109 ha), hơn nữa năm trước lũ lớn đã đem lại lượng phù xa màu mỡ hơn cho đất, ngoài ra lúa đông xuân năm nay còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết như mưa to, giông lớn làm lúa bị đổ và gãy cổ bông trên diện rộng.

Sản lượng thu hoạch của vụ đông xuân năm nay gần 2,1 triệu tấn, trong khi chỉ tiêu mua tạm trữ phân bổ cho tỉnh chỉ 81.000 tấn gạo, sẽ không mua hết lượng lúa hàng hóa trong dân, giá lúa có xu hướng giảm dần sau khi kết thúc đợt mua tạm trữ gạo, có địa phương lúa giảm 300-500 đồng/kg. Hiệu quả sản xuất vụ đông xuân năm nay thấp, giá lúa liên tục giảm trong khi chi phí sản xuất không giảm, nông dân ít có lãi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của bà con nông dân.

- Vụ xuân hè: Một số địa phương, nông dân thu hoạch xong lúa đông xuân sớm đã tranh thủ sản xuất thêm vụ xuân hè, đến nay diện tích gieo sạ được 8.627 ha, tăng hơn cùng kỳ năm trước 554 ha.

- Vụ hè thu: Sau khi thu hoạch xong vụ lúa đông xuân, bà con nông dân đã tiến hành cày xới để làm tiếp vụ hè thu. Tính đến trung tuần tháng 4 đã cày xới được 125.000 ha, và đã gieo sạ được 108.450 ha, tăng hơn 45.000 ha so cùng kỳ năm trước. Huyện có diện tích gieo sạ nhiều nhất là Giồng Riềng với 44.100 ha, huyện Tân Hiệp 36.655 ha..... Trên diện tích gieo sạ của huyện Giồng Riềng bị nhiễm bệnh đạo ôn 241 ha, tỷ lệ nhiễm từ 5% đến 10%, sâu cuốn lá 84 ha với mật số từ 25- 40 con/1m2, các địa phương khác lúa đang phát triển tốt.

- Cây rau màu: Vụ đông xuân năm nay cây rau màu được bà con nông dân tích cực gieo trồng, diện tích và sản lượng đều tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Kết quả gieo trồng một số cây rau màu chủ yếu như: khoai lang 1.011 ha, tăng 2,39 lần (tăng 588 ha), với sản lượng 14.029 tấn, tăng 5.588 tấn so cùng kỳ; dưa hấu 982 ha, tăng 4,1 lần (tăng 747 ha), sản lượng 19.769 tấn, tăng 1.979 tấn; rau các loại 4.348 ha, tăng 2 lần (tăng 2.255 ha), sản lượng 72.372 tấn, tăng 4.262 tấn ...

- Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi của tỉnh từ đầu năm đến nay gặp rất nhiều khó khăn, đã xảy ra 2 ổ dịch cúm gia cầm AH5N1, vào đầu tháng 3 một đàn gà ở huyện Hòn Đất tiêu hủy 559 con,  tiếp tục một đàn gà nhiễm bệnh xảy ra vào ngày 9/4 tại ấp Cây Huệ, xã Hòa An thuộc huyện Giồng Riềng, ngành chức năng chỉ đạo tiêu hủy 1.300 con vịt. Hiện các ngành chức năng của tỉnh tiến hành tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng vắc xin bao vây dịch bệnh theo đúng quy định, không để dịch lây lan ngoài cộng đồng, nhất là vào thời điểm dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp ở các địa phương gần biên giới và các nước lân cận, đã gây tử vong cho người.

Việc tái đàn và mở rộng chăn nuôi trong thời điểm này khó thực hiện, khi dịch bệnh các nơi đang đe dọa, giá sản phẩm chăn nuôi chưa hợp lý còn bấp bênh, người chăn nuôi sẽ không có lãi nên chưa đầu tư mạnh mà chỉ nuôi mang tính cầm chừng.

b. Lâm nghiệp: Trong tháng 4 trên địa bàn tỉnh một vài nơi đã có mưa, do đó nguy cơ về cháy rừng giảm đi phần nào, tuy nhiên thời tiết vẫn còn nắng nóng nhiều, các ngành chức năng vẫn thường xuyên chú trọng công tác phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng bằng các biện pháp như: tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, phạt những hành vi vi phạm luật bảo vệ rừng nên từ đầu năm đến nay việc bảo vệ rừng được ổn định, rừng ít bị tàn phá và chỉ xảy ra một số vụ cháy nhỏ chủ yếu là cháy cỏ, chưa để xảy ra vụ việc nào nghiêm trọng.

          c. Thủy sản:

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010), tháng 4 ước tính đạt 1.290 tỷ đồng, tăng 5,9% so tháng trước và giảm 0,11% so cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng ước tính đạt  4.990,8 tỷ đồng, tăng 4,05% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá trị khai thác 3.581,2 tỷ đồng, tăng 9,28% và giá trị nuôi trồng 1.409,5 tỷ đồng, giảm 7,24%.

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng trong tháng 4 ước tính 42.195 tấn, tăng 2,16% so tháng trước và giảm 1,61% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng ước tính đạt 169.572 tấn, bằng 28,8% kế hoạch năm và tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: cá các loại 105.798 tấn, tăng 13,81%; tôm các loại 20.191 tấn, giảm 3,86%; mực 18.977 tấn, tăng 4,6%, thủy sản khác 24.606 tấn, giảm 19,9% so cùng kỳ năm 2012.

Sản lượng khai thác: Tháng 4 ước đạt 35.125 tấn thủy hải sản các loại, tăng 4,59% so tháng trước (tăng 1.541 tấn) và tăng 0,86% so cùng kỳ (tăng 301 tấn). Trong đó: Cá các loại 22.694 tấn, tăng 5,51% so cùng kỳ (tăng 1.185 tấn); tôm đạt 3.807 tấn, tăng 6,55% (tăng 234 tấn); mực đạt 5.110 tấn, tăng 2,28% (tăng 114tấn). Lũy kế 4 tháng sản lượng khai thác ước tính 134.769 tấn, đạt 30,95% kế hoạch năm và tăng 8,39% (tăng 10.428 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá các loại 87.656 tấn, tăng 13,07% (tăng 10.133 tấn); tôm 14.503 tấn, tăng 6,18% (tăng 844 tấn); mực 18.977 tấn, tăng 4,6% (tăng 834 tấn) và thủy sản khác đạt 13.633 tấn, giảm 9,21% (giảm 1.383 tấn). Từ đầu năm đến nay sản lượng khai thác thủy sản tăng khá cao do phương tiện đánh bắt xa bờ tăng cả về số lượng và công suất, bên cạnh đó còn có thêm đội ngũ tàu hậu cần nghề cá đã góp phần làm giảm chi phí trên mỗi chuyến, ngư dân sẽ tích cực hơn với ngành nghề.

Sản lượng nuôi trồng: Tháng 4 ước đạt 7.070 tấn, giảm 12,28% (giảm 990 tấn) so cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá nuôi các loại 4.598 tấn, tăng 19,43%, (tăng 748 tấn); tôm các loại 1.660 tấn, giảm 28,91% (giảm 675 tấn) và thủy sản khác 812 tấn, giảm 56,69% (giảm 1.063 tấn). Lũy kế 4 tháng sản lượng nuôi trồng ước tính 34.803 tấn, đạt 22,7% kế hoạch năm và giảm 9,57% (giảm 3.682 tấn) so cùng kỳ năm 2012, trong đó: Cá đạt 18.142 tấn, tăng 17,5% (tăng 2.702 tấn); tôm đạt 5.688 tấn, giảm 22,53%, (giảm 1.654 tấn) và thủy sản khác đạt 10.973 tấn, giảm 30,12% (giảm 4.730 tấn).

Nuôi trồng thủy sản 4 tháng đầu năm có nhiều bất lợi, sản lượng nuôi trồng giảm trong đó lượng tôm nuôi có giá trị cao giảm nhiều, do các doanh nghiệp nuôi tôm thẻ ở Giang Thành chưa thu hoạch;  tình hình dịch bệnh trên tôm xuất hiện, vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 thời tiết nắng nóng kéo dài lượng nước bốc hơi rất nhanh làm cho mực nước trên vuông nuôi xuống thấp, sự biến động quá lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm và mưa trái mùa đã gây sốc ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm nuôi, thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Vùng U Minh Thượng, diện tích tôm bị bệnh 15.359 ha, trong đó nhiều nhất ở huyện An Minh diện tích bị thiệt hại 11.580 ha (đã khắc phục được 9.000 ha) bà con phải thu hoạch sớm nên sản lượng thấp; ngoài ra lượng thủy sản khác như sò lông không tìm được đầu ra phải hạn chế thu hoạch. Trước tình hình nuôi tôm bị thiệt hại khá lớn ở huyện An Minh, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn kết hợp với cán bộ kinh tế kỹ thuật xuống địa bàn các xã, thị trấn tập huấn, kịp thời tư vấn kỹ thuật, vận động nhân dân khắc phục diện tích nuôi tôm bị thiệt hại.

Do thời tiết khô hạn nên đến thời điểm này diện tích thả nuôi tôm chỉ được 81.135 ha, bằng 92,52% kế hoạch năm, trong khi lịch thời vụ thả nuôi kết thúc thời điểm cuối tháng 3.

          2. Công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 ước tính tăng 10,39% so tháng trước và tăng 33,03% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng chỉ số chung sản xuất công nghiệp tăng 24,8% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Chỉ số tăng cao nhất là ngành khai khoáng tăng 31,6%; kế đến là ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 25,37%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,28% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải giảm 0,02% (do nguồn nước bị nhiễm mặn, cắt giảm 30% lượng nước cung cấp cho sinh hoạt trong nửa đầu tháng 4).

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tháng 4 ước tính 2.188,6 tỷ đồng, tăng 4,11% so tháng trước và tăng 8,33% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.047,1 tỷ đồng, tăng 8,65%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 85,5 tỷ đồng, tăng 2,73%; ngành khai khoáng 46,9 tỷ đồng, tăng 7,95% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 9 tỷ đồng, giảm 3,98%.  Lũy kế 4 tháng giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện  8.218,9 tỷ đồng, tăng 8,84% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 7.727,1 tỷ đồng, tăng 9,05%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 290,7 tỷ đồng, tăng 4,9%; ngành khai khoáng 157,3 tỷ đồng, tăng 8,9% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 43,7 tỷ đồng, tăng 0,16%.

Một số sản phẩm công nghiệp sản xuất ước tính 4 tháng đạt khá cao so cùng kỳ năm 2012 như clinke trên 743,6 ngàn tấn, tăng 2,58 lần (tăng 455,7 ngàn tấn); cá đông 1.174 tấn, tăng 74,96% (tăng 503 tấn); tôm đông 992 tấn, tăng 32,44% (tăng 243 tấn); xay xát gạo 824.161 tấn, tăng 8,54%; khai thác đá 964 ngàn m3, tăng 12,22%; đóng mới tàu 88 chiếc, tăng 14,29%...Bên cạnh đó cũng còn môt jsoos sản phẩm có mức sản xuất giảm tương đối nhiều như xi măng trên 969,8 ngàn tấn, giảm 6,67%; mực đông lạnh 3.385 tấn, giảm 16%...

3. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính tháng 4 thực hiện 380,5 tỷ đồng, tăng 3,39% so tháng trước. Luỹ kế 4 tháng ước tính  thực hiện 1.449,1 tỷ đồng, bằng 38,14% dự toán năm và tăng 17,52% so cùng kỳ năm trước.

 

4. Thu chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tháng 4 ước thực hiện thu ngân sách trên địa bàn được 293,6 tỷ đồng, giảm 3,21% so tháng trước và bằng 97,32% so cùng kỳ năm trước. Tổng thu 4 tháng ước tính được 1.514,8 tỷ đồng, đạt 32,05% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 7,07% so cùng kỳ.  Một số khoản thu tăng khá cao so cùng kỳ như: Thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương trên 68,7 tỷ đồng, đạt 34,39% dự toán và tăng 27,13%; thu phí lệ phí 18,6 tỷ đồng, đạt 42,27% dự toán và tăng 70,1%; thuế bảo vệ môi trường 57,3 tỷ đồng, đạt 35,84% dự toán và tăng 83,96%; thu phí trước bạ 39,1 tỷ đồng, đạt 32,37% dự toán và tăng 18,39%...Bên cạnh đó cũng còn một số khoản thu đạt kế hoạch rất thấp và giảm so với cùng kỳ như: Thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 44,3 tỷ đồng, đạt 22,73% KH và giảm 26,55% so cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất 55,9 tỷ đồng, đạt 7,12% KH và bằng 37,9% cùng kỳ; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 6,05 tỷ đồng, đạt 16,79% KH và bằng 66,34% so cùng kỳ năm trước.

     Tổng chi ngân sách địa phương: Tháng 4 ước tính chi ngân sách địa phương trên 738,6 tỷ đồng, tăng 29,39% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách 4 tháng ước tính 2.602 tỷ đồng, bằng 31,32% dự toán năm và tăng 27,52% so với  cùng kỳ năm 2012. Trong đó, chi thường xuyên 1.624,8 tỷ đồng, bằng 34,89% dự toán và tăng 10,73%; chi đầu tư phát triển 283,6 tỷ đồng, bằng 14,18% dự toán và tăng 7,49% so cùng kỳ năm trước.

5. Thương mại và Dịch vụ

5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Thị trường bán lẻ hàng hóa tháng 4 trên địa bàn tỉnh hoạt động bình ổn, hầu hết mức bán lẻ các nhóm hàng được duy trì, giá cả các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ tương đối ổn định mặt dù giá xăng vào cuối tháng 3 có tăng 1.300đ/lít và giảm 500đ/lít vào ngày 9/4 nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng giá cả chung. Các doanh nghiệp bán lẻ, hệ thống siêu thị đang đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm kéo sức mua.

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 đạt 3.896,7 tỷ đồng, tăng 3,24% so tháng trước và tăng 20,75% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng ước tính đạt 15.887,5 tỷ đồng, bằng 32,42% kế hoạch năm và tăng 20,04% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế cá thể đạt 10.569,6 tỷ đồng, tăng 28,04%; kinh tế tư nhân đạt 4.859 tỷ đồng, tăng 8,94%; kinh tế Nhà nước đạt 444,49 tỷ đồng, giảm 12,16%; kinh tế tập thể đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 2,82%. Phân theo ngành kinh tế thì thương nghiệp tăng 21,12%; lưu trú và ăn uống tăng 10,56%; dịch vụ và du lịch lữ hành tăng 24,46%.

5.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

 Xuất khẩu: Tình hình xuất khẩu trong tỉnh tháng 4 chưa có chuyển biến tích cực, mặt hàng gạo dự kiến xuất 97 ngàn tấn, giảm 21,21% so tháng trước (giảm 26 ngàn tấn). Dự kiến lượng gạo xuất khẩu của 7 doanh như sau: Công ty Thương mại  - Du lịch: 30,1 ngàn tấn; Công ty kinh doanh Nông sản KG: 11,3 ngàn tấn; Công ty Thuận Phát: 4 ngàn tấn; Công ty Xuất nhập khẩu KG gần 21,3 ngàn tấn; Cty Kiên An Phú 8,9 ngàn tấn; Cty Lâm sản 17,3 ngàn tấn và Công ty dịch vụ thương mại 4 ngàn tấn. Do khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản khó khăn nên trong tháng 4 này giá xuất nông sản có giảm so tháng trước, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và giá cả thu mua lúa gạo trong dân. Bên cạnh đó xuất khẩu thủy sản có chuyển biến tốt hơn, trị giá xuất các mặt hàng thủy sản tăng khá cao so cùng kỳ năm trước (tăng 3,6 triệu USD), nếu duy trì mức xuất các mặt hàng thủy sản có giá trị cao thì kỳ vọng  cả năm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt được kế hoạch đề ra.

Ước tính kim ngạch xuất khẩu tháng 4 đạt trên 54,7 triệu USD, giảm 14,2% so với tháng trước và tăng 10,87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng nông sản xuất 39,5 triệu USD, giảm 19,9% so tháng trước, tăng 3,2% so cùng kỳ; hàng thủy sản 12 triệu USD, tăng 6,94% so tháng trước, tăng 23,29% so cùng kỳ.

Lũy kế 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 186,9 triệu USD, bằng 28,32% kế hoạch năm và tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng nông sản đạt 135,6 triệu USD, bằng 30,48% kế hoạch và tăng 21,93% so với cùng kỳ; hàng thủy sản đạt 42,9 triệu USD, bằng 23,23% kế hoạch và tăng 9,2%; hàng hóa khác đạt 8,3 triệu USD, bằng 27,74% kế hoạch và tăng 30,92% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu trong 4 tháng tăng so với cùng kỳ như: gạo xuất gần 331,2 ngàn tấn, tăng 29,81%; tôm đông 807 tấn, tăng 34,72%; cá đông 749 tấn, tăng 30,94%.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tháng 4 đạt 2,1 triệu USD, tăng 24,78% so tháng trước và băng 75,51% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu như thạch cao, giấy kratp, hạt nhựa. Qua 4 tháng giá trị hàng hóa nhập khẩu ước tính 9,7 triệu USD, bằng 27,82% kế họach năm và tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm: thạch cao nhập 30,3 ngàn tấn, tăng 8,93%; giấy kratp 653 tấn, tăng gấp 3 lần; hạt nhựa 965 tấn, tăng 3,4 lần.

5.3. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục giảm 0,39% so tháng trước, trong đó: giảm nhiều nhất là nhóm lương thực giảm 1,97%, nguyên nhân nhóm này giảm nhiều do lượng lúa tồn đọng trong dân còn khá lớn trong khi giá gạo xuấ khẩu đang giảm đã làm giá lúa giảm từ 500-1.000đ/kg; nhóm thực phẩm giảm 1,7%, các mặt hàng thực phẩm giảm mạnh như thịt heo còn 55.000-68.000đ/kg, hải sản khô, các loại rau cũng giảm giá nhiều do nguồn cung khá lớn; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu XD giảm 0,83% do giá gas đốt giảm 34.000đ/bình (giảm 4,14%); nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,26%. Nhóm tăng cao nhất là giao thông tăng 1,6% do nhà nước tăng giá xăng dầu từ 120đ - 1.190 đ/lít, (giá xăng tăng 2,31%  và giá dầu tăng 1,66%). Các nhóm còn lại tăng nhẹ như nhóm may mặc tăng 0,35%; thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,18%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,1%; giáo dục tăng 0,09%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,59%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 so với tháng 12 năm trước (sau 4 tháng) chỉ tăng 1,63%, trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,15% (lương thực giảm  4,68%, thực phẩm tăng 4,53% và ăn uống ngoài gia đình tăng 3,7%); nhóm đồ uống tăng 2,55%; may mặc tăng 2,4%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 2,05%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,07%. Có hai nhóm giảm là bưu chính, viễn thông giảm 0,67% và nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu XD giảm 0,01%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 so với cùng kỳ năm trước (sau một năm) tăng 6,11%, trong đó: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng rất cao với mức 74,64%; kế đến là nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 8,7%.

Chỉ số giá vàng: Tính đến thời điểm điều tra 16/4, chỉ số giá vàng so tháng trước giảm 1,86%, giảm theo giá vàng thế giới, bình quân bán ra trong tháng 4.017.000đ/chỉ. So với tháng 12/2012 (sau 4 tháng) giảm 6,54% và sau 12 tháng giảm 3,71.

Chỉ số giá đô la Mỹ: So với tháng trước giảm 0,54%; so tháng 12/2012 giảm 0,14%; so với cùng kỳ năm trước giảm 0,14%. Thời điểm 15/4/2013 tại Ngân hàng Ngoại thương bán ra 20.880 đ/USD, thị trường tự do bán 21.150 đ/USD.

5.4. Du lịch

          Tháng 4 tổng lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh ước tính 355,6 ngàn lượt khách, so với tháng trước tăng 8,08% và so cùng kỳ tăng 15,59%; trong đó có trên 110,6 ngàn lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch, tăng 11,67% so tháng trước, tăng 3,95% so cùng kỳ năm 2012. Khách đến các cơ sở lưu trú du lịch phục vụ được 101 ngàn lượt khách, tăng 11,91% so tháng trước và tăng 7,28% so cùng kỳ. Khách du lịch theo tour 9,5 ngàn lượt khách, tăng 9,14% so tháng trước và  bằng 78,28% so cùng kỳ năm trước.

Qua 4 tháng tổng số khách du lịch trên địa bàn có trên 1,4 triệu lượt khách, đạt 33,99% kế hoạch năm và giảm 5,92% so với cùng kỳ năm trước (số lượt khách đến các điểm vui chơi du lịch giảm 15,12%), trong đó khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch được 410,4 ngàn lượt, đạt 36,26% kế hoạch năm và tăng 27,38% so với cùng kỳ năm trước. Số khách đến các cơ sở lưu trú du lịch phục vụ được 378,8 ngàn lượt khách, đạt 37,88%  kế hoạch và tăng 31,21% so cùng kỳ. Khách du lịch theo tour 31,6 ngàn lượt khách, đạt 23,96% kế hoạch cả năm và bằng 94,39% cùng kỳ năm trước.

Dự báo trong hai kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4 - 1/5, số du khách đến các cơ sở lưu trú du lịch ở Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương sẽ tăng cao, tuy nhiên lượng khách đi theo tour vẫn giảm đáng kể.

5.5. Vận tải

Vận tải hành khách: Tháng 4 ước tính đạt trên 4,3 triệu lượt người, tăng 2,52% so tháng trước và tăng 4,97% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển hành khách ước tính 228,4 triệu lượt người.km, tăng 3,53% so tháng trước và tăng 6,55% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng vận chuyển hành khách ước tính được 18,3 triệu lượt người, đạt 37,81% kế hoạch năm, tăng 8,27% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 941,4 triệu lượt người.km đạt 37,44% kế hoạch năm và tăng 8,73% so cùng kỳ năm trước.

 Vận tải hàng hóa: Ước tính tháng 4 đạt 652 ngàn tấn, tăng 2,35% so tháng trước và tăng 5,84% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển hàng hóa trên 89 triệu tấn.km, tăng 2,95% so tháng trước và tăng 6,47% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng vận tải hàng hóa ước tính trên 2,6 triệu tấn, đạt 38,23% kế hoạch năm, tăng 9,21% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển trên 363,9 triệu tấn.km, đạt 42,33% kế hoạch năm và tăng 9,5% so với cùng kỳ.

  6. Một số tình hình xã hội

- Hoạt động văn hóa, thể thao: Trong tháng 4, có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc mừng kỷ niệm 38 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và 127 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5); đón tết Chôl-Chnăm-Thmây của đồng bào dân tộc Khmer; chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập huyện Kiên Hải; 20 năm thành lập xã Thổ Châu – huyện Phú Quốc; tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại huyện Tân Hiệp. Chuẩn bị các nội dung tham gia triển lãm, trình diễn nghệ thuật “Không gian di sản văn hóa Việt Nam – ASEAN” tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V – năm 2013.

            Thể thao thành tích cao: Các đội tuyển tỉnh tiếp tục tập luyện thường xuyên và tham dự các giải khu vực, toàn quốc và quốc tế. Đội tuyển quần vợt tham dự giải vô địch quần vợt các lứa tuổi năm 2013 tại Khánh Hòa; đội tuyển cờ vua tham dự giải cờ vua hạng nhất quốc gia và giải vô địch cờ nhanh, cờ chớp tại Thành phố Hồ Chí Minh; đoàn Vovinam, Taekwondo tham dự Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V năm 2013. Hỗ trợ công tác tổ chức lớp tập huấn bơi lội, cứu đuối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do Tổng Cục Thể dục Thể thao phối hợp với Ủy ban Olympic Việt Nam tổ chức tại Kiên Giang. Đăng cai tổ chức giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia Eximbank gắn với giải đua thuyền truyền thống Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V năm 2013 tại thị xã Hà Tiên.

            Song song với các hoạt động văn hóa thể thao thì công tác thanh tra hoạt động trong lĩnh vực này cũng được quan tâm. Trong tháng 4, thanh tra chuyên ngành văn hóa thể thao đã tổ chức 02 cuộc thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật của các cơ sở kinh doanh du lịch tại địa bàn huyện Phú Quốc. Kết quả kiểm tra 21 cơ sở, đã lập biên bản làm việc, nhắc nhở 14 cơ sở; lập biên bản vi phạm hành chính 07 cơ sở và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 38,5 triệu đồng.

            - Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh, các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp. Hội chứng tay chân miệng trong tháng có 84 ca mắc, so với tháng trước giảm 03 ca, số mắc tập trung nhiều ở Hòn Đất (25 ca), Tp. Rạch Giá (11 ca), Hà Tiên (9 ca), Giang Thành (8 ca). Tính từ đầu năm tổng số mắc trên toàn tỉnh là 379 ca, chưa ghi nhận có ca tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết: Trong tháng có 90 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 53 ca (tăng 43%)  so với tháng trước. Các địa phương có số mắc cao là Phú Quốc (41 ca), Vĩnh Thuận (15 ca), Hòn Đất (13 ca). Từ đầu năm đến ngày 07/04/2013 toàn tỉnh có 201 ca mắc, giảm 298 ca, bằng 40,2% so với cùng kỳ năm 2012 và chưa ghi nhận có ca tử vong. Hai huyện Phú Quốc và Vĩnh Thuận có số ca mắc tăng cao và có nguy cơ xảy ra dịch lớn, ngành y tế đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng chống SXH.

Các bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng hơn tháng trước là bệnh tiêu chảy thường mắc 1.144 ca, tăng  59 ca so với tháng trước, không ghi nhận ca tiêu chảy cấp nguy hiểm, không có ca tử vong; riêng cúm A(H1N1), A(H5N1), đặc biệt là cúm A(H7N9) tỉnh đã chủ động, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm để phát hiện và xử lý kịp thời.

- An toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng 4 đã cấp mới 19 hồ sơ đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể và dịch vụ ăn uống, nhà hàng. Tiếp nhận và hoàn thành 2 hồ sơ chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Tổ chức 4 lớp tập huấn kiến thức ATVSTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có 347 học viên tham dự. Đã tiến hành thanh, kiểm tra 822 cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh, trong đó số cơ sở vi phạm là 82 và đã xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong tháng không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm nào.

- Tình hình tai nạn giao thông: Trong tháng 3 toàn tỉnh xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông, (có 1 vụ đường thủy), làm chết 10 người, bị thương 7 người. So với tháng trước số vụ TNGT tăng 3 vụ, tăng 2 người chết và bị thương tăng 1 người. So với cùng tháng năm trước số vụ tăng 5 vụ, tăng 2 người chết, số bị thương không tăng. Lũy kế từ đầu năm đã xảy ra 37 vụ TNGT, làm chết 24 người và bị thương 24 người. So với cùng kỳ năm 2012, số vụ tai nạn giao thông giảm 6 vụ, giảm 15 người chết và tăng 2 người bị thương.

Mặc dù tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ biểu dương một trong 13 địa phương đã giảm trên 20% số người chết vì tai nạn giao thông trong quý 1/2013, nhưng trong tháng 3 số vụ và số người chết vì tai nạn giao thông có tăng hơn tháng trước, do đó trong tháng 4 này có hai kỳ nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương và Lễ 30/4 dài ngày, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông.

- Thiệt hại do cháy nổ: Trong tháng (từ ngày 16/3 đến 15/4) toàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy, gồm 3 vụ cháy nhà dân và 1 vụ cháy cơ sở sửa chữa tàu thuyền, làm một người bị thương, ước thiệt hại 412 triệu đồng. Nguyên nhân có 2 vụ chập điện, 1 vụ bất cẩn lửa và 1 vụ hàn kim loại. Tổng số vụ cháy từ đầu năm đến nay là 15 vụ, với mức thiệt hại lên đến 7,1 tỷ đồng. /.

 

Tải về: - Số liệu Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2013

             - Số liệu CPI

Số lần đọc: 1733
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan