Tin nóng
29.11.2018

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Nông nghiệp

Tính đến thời điểm hiện nay diện tích gieo trồng lúa các vụ: Mùa, Đông Xuân, Hè Thu và Thu đông gieo trồng được 728.415 ha đạt 103,32% so với kế hoạch, giảm 0,93% (giảm 6.815 ha) so vói cùng kỳ, năng suất ước đạt 58,49 tạ/ha, bằng 97,00%  kế hoạch, tăng 5,95% ( tăng 3,29 tạ/ha) so với cùng kỳ. Sản lượng ước tính là 4.260.185 tấn, đạt 100,24% so với kế hoạch tăng 4,96% (tăng 201.472 tấn) so với năm 2017.

Sản xuất lúa năm 2018 tuy diện tích gieo trồng giảm (6.015 ha) nhưng năng suất năng tăng (3,29 tạ/ha), từ đó sản lượng tăng 201.472 tấn so với 2017.

* Vụ Thu Đông (vụ 3): Diện tích gieo trồng 75.218 ha, đạt 94,02% so với kế hoạch và bằng 87,37% (giảm 10.871 ha) so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện Giổng Riềng 30.672 ha, Tân Hiệp 30.658ha, Châu Thành 7.510 ha, Hòn Đất 4.413 ha, Gò Quao 1.135 ha và Rạch Giá 830 ha. Đến nay diện tích thu hoạch 75.218 ha, năng suất ước đạt 51,26 tạ/ha, sản lượng ước đạt 385.561tấn, giảm 15,18% (giảm 69.993 tấn) so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng thời tiết năm nay lũ về sớm hơn nên một số diện tích sản xuất lúa Thu đông không có đê bao khép kín, bà con nông dân không thể gieo trồng được, nên diện tích giảm 10.871ha kéo theo sản lượng giảm.

*Vụ mùa (2018-2019): Diện tích gieo trồng 63.905 ha, đạt 106,51% so với kế hoạch, tăng 9,06% ( tăng 5.307 ha) so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện như: An Biên 17.642 ha, An Minh 26.713 ha,Vĩnh Thuận 9.964 ha, Gò Quao1.324 ha, U Minh Thượng 7.904 ha và Hà Tiên 538 ha.

Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa mùa là 1.231ha, chủ yếu một số bệnh như đạo ôn lá 436 ha, Cháy bìa lá 83 ha, OBV115 ha.   

*Vụ Đông Xuân (2018-2019): Diện tích gieo trồng 38.833 ha, giảm 6,03% so cùng kỳ, tập trung ở các huyện như Vĩnh Thuận 5.860 ha, U Minh Thượng 7.468 ha, An Biên 8.849ha, Giang Thành 7.000 ha, Châu Thành 1.500 ha, Gò Quao 6.756 ha và Hòn Đất 600 ha,    

Diện tích  bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Đông xuân là 1.742 ha, chủ yếu một số bệnh như Đạo ôn lá1033 ha, Lem lét hạt 200 ha, Cháy bìa lá 210 ha, OBV 243 ha.   

* Cây màu: Tính từ đầu năm đến nay trên toàn tỉnh, bà con nông dân đã trồng được các loại cây màu chủ yếu như Dưa hấu 1.210 ha, giảm 0,58% so cùng kỳ; khoai lang 1.250 ha, giảm 11,03%; rau đậu các loại 8.792 ha, giảm 1,59% so cùng kỳ năm trước...

* Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm trong tỉnh không có biến động lớn. Đàn heo, giảm nhẹ so với cùng kỳ, hiện nay giá heo hơi đang trên đà tăng cao (52.000- 53.000 đ/kg), dự báo đàn heo trong thời gian tới sẽ tăng trở lại nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ, hạn chế trong áp dụng khoa học kỷ thuật nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Từ đầu năm đến nay công tác phòng chống dịch bệnh và tổ chức tiêm phòng bổ sung văc xin cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm soát giết mổ và buôn bán sản phẩm động vật ở các địa phương trong tỉnh được quan tâm thực hiện tốt nên đã không để phát sinh dịch bệnh nghiêm trọng và lây lan ra ở diện rộng.Tuy nhiên vào khoảng những ngày cuối tháng 10 năm 2018 trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất đã xảy ra 03 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 trên đàn gà 815 con của 03 hộ nuôi, cơ quan Thú y đã chủ động triển khai các biện phát xử lý kịp thời theo quy định, đến nay không phát sinh thêm ổ dịch bệnh mới.

b. Lâm nghiệp

Tình hình chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm túc, ngành Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, sẳn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Tuy nhiên trong tháng 11 xảy ra 2 vụ vi phạm chặt phá đất rừng (Phú Quốc 2 vụ) với diện tích khoảng 0,734 ha, tăng 2 vụ so với cùng kỳ. Tính chung từ đầu năm đã xảy ra 33 vụ phá rừng với diện tích khoảng 6,148 ha.

c. Thủy sản

Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh 2010): Tháng 11 ước đạt 2.231,53 tỷ đồng, giảm 9,72% so với tháng trước, giảm 0,60% so với cùng kỳ năm trước. Gồm: Giá trị khai thác 1.366,79 tỷ đồng, giảm 0,57% so tháng trước, tăng 11,61% so cùng kỳ. Giá trị nuôi trồng 864,73 tỷ đồng, bằng 78,81% so tháng trước, giảm 5,46% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng giá trị sản xuất thuỷ sản ước tính 27.256,52 tỷ đồng, đạt 92,61% kế hoạch năm, tăng 8,37% so cùng kỳ. Gồm: khai thác 14.305,22 tỷ đồng, đạt 90,94% kế hoạch, tăng 8,90%; nuôi trồng 12.951,29 tỷ đồng, đạt 94,54% kế hoạch, tăng 7,79% so với năm trước.

Tổng sản lượng thủy sản (khai thác và nuôi trồng): Tháng Mười Một ước thực hiện 68.113 tấn, giảm 5,95% so tháng trước, tăng 6,69% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng  752.460 tấn, đạt 95,98% kế hoạch, tăng 6,42%. Chia ra

Sản lượng khai thác: Tháng Mười Một ước đạt 50.791 tấn thủy sản các loại, giảm 1,12% so tháng trước. Trong đó: cá các loại 37.488 tấn, giảm 1,78%; tôm 3.231 tấn, tăng 0,34%; mực 6.401 tấn, tăng 0,25%...

Tính chung 11 tháng sản lượng khai thác ước tính 540.534 tấn, đạt 97,57% kế hoạch, tăng 7,52% so cùng kỳ năm trước (tăng 37.800 tấn), trong đó: cá các loại 402.271 tấn, tăng 9,50% (tăng 34.903 tấn); tôm 33.605 tấn, tăng 0,39% (tăng 132 tấn); mực 66.918 tấn, tăng 4,67% (tăng 2.983 tấn)...

Sản lượng nuôi trồng: Tháng Mười Một ước đạt 17.322 tấn thủy sản các loại, bằng 82,27%  so tháng trước (giảm 3.734 tấn), giảm 1,66% so cùng kỳ. Trong đó, cá các loại 8.002 tấn, giảm 18,92% so tháng trước, tăng 55,80% so tháng cùng kỳ; tôm các loại 3.456 tấn, chỉ bằng 77,59%, giảm 41,73% so cùng kỳ. Trong đó: tôm thẻ chân trắng giảm 473 tấn; tôm sú giảm 618 tấn...

Tính chung 11 tháng sản lượng nuôi trồng ước 211.926 tấn, đạt 92,14% kế hoạch, tăng 3,73% (tăng 7.624 tấn) so cùng kỳ, trong đó: Cá nuôi các loại 67.838 tấn, tăng 5,55% (tăng 3.565 tấn); tôm các loại 70.796 tấn, tăng 12,14% (tăng 7.666 tấn), trong đó tôm sú giảm 1.369 tấn; tôm thẻ chân trắng tăng 43,87% ( tăng 6.821 tấn); Các loại thủy sản khác như sò nuôi 33.325 tấn, tăng 2.556 tấn; cua 16.893 tấn, tăng 418 tấn…

Tính đến nay, diện tích thủy sản thả nuôi lũy kế là 159.088 ha, tăng 3,38% so cùng kỳ năm trước. Riêng nuôi tôm nước lợ, thả nuôi được 123.623/123.000 ha, đạt 100,50% kế hoạch và tăng 5,95% so cùng kỳ. Trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp 2.568/2.500 ha (TĐ, có 2.500 ha tôm thẻ chân trắng, sản lương 18.875 tấn); nuôi tôm quảng canh-quảng canh cải tiến 37.596 ha và nuôi tôm - lúa 83.458 ha.

2. Công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp: Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 7,60% so tháng trước, tăng 14,66% so cùng tháng năm trước. So với tháng trước, ngành tăng cao nhất là ngành chế biến, chế tạo tăng 7,93%, trong đó: ngành chế biến thực phẩm tăng 9,11%, ngành sản xuất đồ uống tăng 9,81%...; kế đến là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 5,61%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 4,96%; ngành khai khoáng tăng 3,71%. Tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 8,58% so cùng kỳ năm trước, ngành tăng cao nhất là ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 11,90%; Kế đến là ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 9,38%; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,52%, trong đó: ngành sản xuất đồ uống tăng 13,58%, ngành sản xuất xi măng tăng 11,32%...; Ngành khai khoáng tăng 6,29%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng 11, ước tính 4.136,89 tỷ đồng, tăng 8,16% so tháng trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.991,08 tỷ đồng, tăng 8,27%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 47,85 tỷ đồng, tăng 5,09%; ngành khai khoáng đạt 27,05 tỷ đồng, tăng 5,61%.

Tính chung 11 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt 39.126,03 tỷ đồng, đạt 85,71% kế hoạch, tăng 10,23% so cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 37.672,52 tỷ đồng, chiếm 96,29%/Tổng giá trị sản xuất toàn ngành, tăng 10,25%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 9,30%; ngành khai khoáng tăng 6,25%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 11,16% so cùng kỳ.

Một số sản phẩm công nghiệp 11 tháng đầu năm có mức tăng khá cao so cùng kỳ năm trước như xi măng địa phương tăng 12,28%; xi măng Trung ương tăng 16,73%; tôm đông tăng 9,61%; cá đông tăng 13,31%; Gạch nung tăng 21,41%; Bia các loại tăng 18,53%; giày da xuất khẩu tăng 61,91% so cùng kỳ...

Chỉ số tiêu thụ  Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11 bằng 90,42% tháng trước. Trong đó, ngành sản xuất chế biến thực phẩm bằng 95,31%, ngành sản xuất đồ uống tăng 7,12%; ngành sản xuất trang phục tăng 27,09... Tính chung 11 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành  tăng 0,92% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành sản xuất đồ uống tăng 11,74%; ngành sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng tăng 11,55%...còn lại các ngành khác tăng nhẹ. Riêng ngành chế biến thực phẩm chỉ bằng 94,04% so với cùng kỳ.

Chỉ số tồn kho Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11 tăng 22,34% so với tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng nhiều so với tháng trước như: chế biến thực phẩm tăng  39,18%; sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng tăng 51,47%... Riêng ngành sản xuất đồ uống giảm 0,18%.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2018 tăng 45,07% so với cùng thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 5,32%; doanh nghiệp ngoài NN tăng 70,15%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,83%.

3. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư ước thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý (theo số giải ngân Kho bạc đến 15/11/2018) ước đạt 3.126,65 tỷ đồng, đạt 55,13% kế hoạch, tăng 0,45% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.282,83 tỷ đồng, đạt 61,78% kế hoạch, bằng 86,74% so cùng kỳ; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 737,82 tỷ đồng, đạt 74,62% kế hoạch, tăng 42,89%; vốn ngoài nước ODA 40,62 tỷ đồng, đạt 16,7% kế hoạch, chỉ bằng 42,80% so cùng kỳ.

4. Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tháng 11 ước tính thu được 581,33 tỷ đồng, giảm 8,68% tháng trước, giảm 1,92% so cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách 11 tháng  đạt 9.009,43 tỷ đồng, đạt 97,55% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 9,76% so cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa 8.572,48 tỷ đồng, đạt 94,20% dự toán, tăng 7,20% so cùng kỳ, chiếm 95,15%/ trong tổng thu ngân sách của tỉnh.  Một số khoản thu đạt dự toán khá cao như: Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đạt 237,88% dự toán, tăng 98,78% so cùng kỳ; Thu thuế xuất nhập khẩu đạt 321,29% dự toán, tăng 3,98 lần; Thu phí trước bạ đạt 116,34% dự toán, tăng 44,80%... Tuy nhiên, vẫn còn một số khoản thu còn đạt thấp như thu từ doanh nghiệp NN địa phương chỉ đạt 72,67% dự toán, giảm 8,04% so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp NN TW đạt 82,09% dự toán, giảm 9,03%; thuế bảo vệ môi trường đạt 65,9% dự toán, giảm 33,95% …

Tổng chi ngân sách địa phương: Tháng Mười Một ước tính 1.149,43 tỷ đồng, tăng 4,70% so tháng trước, tăng 13,92% so cùng kỳ. Tính từ đầu năm tổng chi ngân sách  10.495,46 tỷ đồng, đạt 73,25% dự toán năm, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 7.022,97tỷ đồng, đạt 88,31% dự toán năm, tăng 9,08%; chi đầu tư phát triển 3.472,49 tỷ đồng, đạt 107,5% dự toán, tăng 11,31% so với cùng kỳ.

5. Ngân hàng

Từ đầu năm đến nay, mặt bằng lãi suất ổn định, nhưng dưới tác động của nhiều yếu tố khác như tỷ giá tăng, lạm phát tiềm ẩn nguy cơ tăng, nhiều nhà đầu tư bất động sản rút khỏi thị trường Phú Quốc, thanh khoản cải thiện, các TCTD giảm triển khai các chính sách chăm sóc khách hàng mới dẫn đến mức tăng trưởng vốn huy động gần đạt mức kế hoạch đề ra. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động chuyển dịch chủ yếu từ vốn huy động tại địa phương sang vốn điều hòa của Hội sở chính.

Tính đến 31/10/2018, trên địa bàn tỉnh có 53 TCTD (5 NHTMNN, 24 NHTMCP, 1 NH Chính sách xã hội, 1 NHHTX và 22 QTDND) với mạng lưới 196 cơ sở giao dịch (01 trụ sở chính NHTMCP, 57 chi nhánh (trong đó 17 chi nhánh huyện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 116 phòng giao dịch, điểm giao dịch và 22 QTDND) tăng 16 PGD so với đầu năm. Các ngân hàng thương mại tiếp tục cơ cấu lại theo hướng phát triển dịch vụ và đầu tư vào các lĩnh vực an toàn, hoạt động quản trị, điều hành, tiếp tục được đổi mới và hiện đại hóa. QTDND cơ cấu lại theo hướng nâng cao các chỉ số an toàn và hiệu quả hoạt động; các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu tiếp tục tăng trưởng và cải thiện tích cực. (Ước đến ngày 31/12/2018, tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND đạt 1.080 tỷ đồng, tăng 4,25% so với đầu năm; dư nợ cho vay 940 tỷ đồng, tăng 4,79% so đầu năm; tỷ lệ nợ xấu 0,65%). Ngân hàng thương mại có trụ sở chính – Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long tiếp tục triển khai cơ cấu lại ngân hàng một cách toàn diện, đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả và bền vững; Đến thời điểm báo cáo hệ thống mạng lưới của Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long trên cả nước có 128 điểm giao dịch với khách hàng, gồm 29 Chi nhánh và 99 Phòng giao dịch; Tổng nguồn vốn hoạt động đến 30/9/2018 đạt 39.452 tỷ đồng, tăng 4,31% so với đầu năm; dư nợ đạt 27.405 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm.

Hoạt động tín dụng trên địa bàn tăng trưởng cao. Tuy nhiên, chính sách tín dụng cho vay mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, cho vay nhà ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP kết quả cho vay còn hạn chế.

Vốn huy động tại địa phương tăng trưởng gần đạt kế hoạch, nhưng mức tăng trưởng thấp hơn so với năm trước (năm 2017 tăng 32,5%).

Nợ xấu trong phạm vi an toàn (0,88%/tổng dư nợ cho vay), nhưng nợ xấu đối với lĩnh vực đánh bắt thủy sản, các chương trình tín dụng thông qua ngân hàng chính sách xã hội tiềm ẩn nguy cơ tăng.

6. Thương mại - dịch vụ

a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tháng 11 đạt 8.497,55 tỷ đồng, tăng 1,43% so tháng trước, tăng 10,88% so cùng tháng năm trước. Tính chung 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính 87.430,18 tỷ đồng, đạt 91,55% kế hoạch, tăng 11,02% so cùng kỳ. Trong đó:

* Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng 11 ước tính 6.189,62 tỷ đồng,  tăng 1,60% so tháng trước, tăng 12,32% so cùng kỳ.  Tính chung 11 tháng 63.864,62 tỷ đồng, đạt 89,57% kế hoạch, tăng 11,15% so cùng kỳ.

* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Tháng Mười Một ước tính 1.226,5 tỷ đồng, tăng 0,30% so tháng trước. Tính chung 11 tháng đạt 12.755,93 tỷ đồng, đạt 102,79% so kế hoạch, tăng 8,62% so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu du lịch lữ hành: Tháng Mười Một ước tính 31,65 tỷ đồng, tăng 3,84% so tháng trước, tăng 67,58% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng 323,22 tỷ đồng, đạt 111,45% so kế hoạch, tăng 56,68% so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu dịch vụ khác: Tháng Mười Một ước đạt 1.049,77 tỷ đồng, tăng 1,64% so với tháng trước. Một số nhóm doanh thu dịch vụ tăng nhẹ như: dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 1,39%; dịch vụ vui chơi giải trí tăng 1,60%...

Tính chung 11 tháng doanh thu dịch vụ khác ước thực hiện 10.486,41 tỷ đồng, đạt 91,19% so kế hoạch, tăng 12,25% so cùng kỳ năm trước. Đa số các hoạt động dịch vụ doanh thu đều tăng khá cao như: nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản ước tăng 11,73%;  nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 10,45%;  nhóm dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 12,30%...

Công tác quản lý thị trường 11 tháng năm 2018:

Tình hình mua bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng cấm trong thị trường nội địa vẫn còn diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô vụ việc có chiều hướng lớn hơn, hàng hóa vi phạm chủ yếu là đường cát, thuốc lá ngoại, quần áo may sẵn giầy dép, nhang muỗi, sữa, nước giải khác các loại…Tình hình gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng hóa, quy định trong kinh doanh, giá cả… tiếp tục được phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong tháng qua kiểm tra 114/167 vụ (trong đó kiểm tra thường xuyên 11 vụ, kiểm tra chuyên đề 77 vụ, đột xuất 26 vụ); phát hiện 11 vụ vi phạm và 16 vụ có dấu hiệu vi phạm; xử lý 39 vụ vi phạm hành chính (bao gồm số vụ kỳ trước chuyển sang). Thu nộp ngân sách 695.228 ngàn đồng (trong đó phạt hành chính 162.343 ngàn đồng, bán hàng hóa tịch thu 532.885 ngàn đồng)

Tính chung 11 tháng đã kiểm tra 2.376 vụ (trong đó kiểm tra thường xuyên 1.265 vụ, kiểm tra chuyên đề 728 vụ, đột xuất 383 vụ); phát hiện 387 vụ vi phạm, xử lý 407 vụ vi phạm hành chính (bao gồm số vụ kỳ trước chuyển sang), chuyển cơ quan Kiểm lâm xử lý 01 vụ, chuyển sở Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn xử lý 02 vụ, chuyển xử lý hình sự 03 vụ. Thu nộp ngân sách 8.397 triệu đồng, (trong đó phạt hành chính 4.956,3 triệu đồng, bán tang vật tịch thu 3.440,6 triệu đồng).

b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng Mười Một dự tính đạt 56,35 triệu USD, tăng 1,95% so với tháng trước, tăng 46,87% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Hàng nông sản 6,9 triệu USD, chỉ bằng 41,60% so tháng trước; hàng thủy sản 26,87 triệu USD, tăng 38,72%; hàng hóa khác 22,57 triệu USD, tăng 16,95%.

Tính chung 11 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 579,01 triệu USD, đạt 111,35% kế hoạch, tăng 35,18% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Hàng nông sản 195,99 triệu USD, đạt 103,15% kế hoạch, tăng 23,35%; hàng thủy sản 200,76 triệu USD, đạt 95,60% kế hoạch, tăng 15,46%; hàng hóa khác 182,25 triệu USD, đạt 151,88% kế hoạch, tăng 8,32 lần.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tháng Mười Một ước tính đạt 9.060 ngàn USD, tăng 2,60% so tháng trước, tăng 2,58 lần so cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng 125,83 triệu USD, đạt 228,78% kế hoạch, tăng 2,25 lần so cùng kỳ năm 2017.

c. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm 2018 giảm 0,56% so với tháng trước; tăng 3,66% so cùng tháng năm trước; tăng 3,56% so với tháng 12 năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 6 nhóm hàng tăng so với tháng trước đó là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,43%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,55%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,28%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; nhóm may mặc, giày dép và mũ nón tăng 0,18% ... Có 3 nhóm hàng giảm, trong đó nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm nhiều nhất là -8,63%; nhóm giao thông giảm -1,96%, nhóm bưu chính viễn thông giảm -0,01%. Từ đó đã làm chỉ số CPI toàn tỉnh giảm -0,56%.

Tính đến tháng 12 năm trước (sau 11 tháng) chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,56%; Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng, trong đó tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 21,43%; kế đến là nhóm giáo dục tăng 12,36%, nhóm Giao thông tăng 6,16%; nhóm Văn hóa giải trí và du lịch tăng 5,35%; nhóm ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 2,20%; nhóm hàng hóa khác tăng 1,45%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,56%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,41%. Có một nhóm giảm là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm -3,12%.

Chỉ số giá vàng: Tăng so với tháng trước (+1,58%), so với cùng tháng năm trước giảm (- 1,35%) và tăng (+3,02%) so với bình quân cùng kỳ. Giá vàng bình quân tháng 11/2018 là 3.478.000 đồng/chỉ, tăng 54.000 đồng/chỉ so tháng trước.

Chỉ số giá Đô la Mỹ: Giảm so với tháng trước (-0,20%), so với cùng tháng năm trước tăng (+3,23%). Giá USD bình quân tháng 11/2018 là 23.450 đồng/1 USD, gỉam 46,65 đồng/1 USD so với tháng trước.

d. Vận tải

Vận tải hành khách: Tháng 11 ước đạt 8,05 triệu lượt khách, tăng 1,69% so tháng trước; luân chuyển 502,42 triệu HK.km, tăng 25,94% so tháng trước. Tính chung 11 tháng vận tải hành khách ước tính 76,89 triệu lượt khách, đạt 91,90% kế hoạch, tăng 11,51% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 4.818,96 triệu HK.km, đạt 98,52% kế hoạch, tăng 16,65%. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 62,83 triệu lượt khách, tăng 12,28%, luân chuyển 3.926,92 triệu lượt khách.km, tăng 18,38%; Vận tải hành khách đường sông 11,74 triệu lượt khách, tăng 7,03%, luân chuyển 656,34 triệu lượt khách.km, tăng 8,64%; Vận tải hành khách đường biển 2,32 triệu lượt khách, tăng 14,55%, luân chuyển 235,68 triệu lượt khách.km, tăng 12,35% so cùng kỳ.

Vận tải hàng hóa: Tháng 11 ước đạt 1.148 ngàn tấn, tăng 3,24% so tháng trước; luân chuyển 163,92 triệu tấn.km, tăng 1,43% so tháng trước. Tính chung 11 tháng vận tải hàng hóa ước tính 10,6 triệu tấn, đạt 90,23% kế hoạch năm, tăng 8,63% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 1.449,73 triệu tấn.km, đạt 90,84% kế hoạch, tăng 9,76%. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 3,43 triệu tấn, tăng 13,62%, luân chuyển 466,94 triệu tấn.km, tăng 10,71%; Vận tải hàng hóa đường sông 4,17 triệu tấn, tăng 5,62%, luân chuyển 544,99 triệu tấn.km, tăng 10,03%; Vận tải hàng hóa đường biển 2,99 triệu tấn, tăng 7,49%, luân chuyển 437,79 triệu tấn.km, tăng 8,45% so cùng kỳ.

e. Du lịch

Tổng lượt khách du lịch tháng 11 ước đạt 568,7 ngàn lượt khách, giảm 6,84% so tháng trước, trong đó: Số lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch, đạt 334,96 ngàn lượt khách, tăng 0,15%; số khách quốc tế 13,19 ngàn lượt khách, chỉ bằng 28,37%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: Số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ 315,79 ngàn lượt khách, giảm 0,06% và số lượt khách du lịch đi theo tour 19,16 ngàn lượt khách, tăng 3,83%.

Tính chung 11 tháng, tổng lượt khách du lịch ước tính đạt 7.278,94 ngàn lượt khách, đạt 102,52% kế hoạch, tăng 28,49% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 3.313,24 ngàn lượt khách, tăng 25,92%. Số khách quốc tế đạt 539,51 ngàn lượt khách, tăng 62,02%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ 3.120,36 ngàn lượt khách, tăng 26,69% và khách du lịch đi theo tour đạt 192,88 ngàn lượt khách, tăng 14,66% so cùng kỳ.

7. Một số tình hình xã hội

7.1. Lao động, việc làm: Tháng 11 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 3.949 lượt lao động, trong đó: trong tỉnh 1.562 lượt lao động, ngoài tỉnh 2.382 lượt lao động, xuất khẩu 05 lao động; Tính chung đầu năm đến nay 34.657 lượt lao động, đạt 99,02% so kế hoạch (trong tỉnh 16.046 lượt lao động; ngoài tỉnh 18.515 lượt lao động; xuất khẩu 96 lao động).

Công tác đào tạo nghề: Trong tháng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo được 2.147 người, nâng tổng số lao động được đào tạo lên 24.525 người đạt 98,10% so với kế hoạch, trong đó Cao đẳng 2.908 người, Trung cấp 2.563, Sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 19.054 người.

7.2. Tình hình giáo dục:

Giáo dục Mầm non: Thực hiện báo cáo tổng hợp số liệu thống kê đầu năm học 2018-2019; Thành lập Đoàn kiểm tra thẩm định 04 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia theoThông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát cập nhật số liệu theo mẫu thống kê tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục tiểu học: Tổng hợp báo cáo đợt kiểm tra chuyên đề đầu năm học trên địa bàn 04 huyện, thị xã. Chỉ đạo dạy học và báo cáo đầu năm môn Tiếng Anh, Tin học. Phối hợp với phòng GDTrH tập huấn dạy học tích hợp giáo dục quốc phòng. Xây dựng kế hoạch Hội thi Tiếng Việt của chúng em dành cho HS dân tộc thiểu số. Rà soát hồ sơ, tài liệu của hệ thống LCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.

Giáo dục trung học: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 tại 03 trường THPT trên địa bàn tỉnh. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ khảo sát đánh giá SGK tiếng Anh thí điểm của BQL Đề án NNQG tại 9 trường (của 3 cấp học) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất và cấp giấy phép dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường.

7.3. Tình hình văn hóa, nghệ thuật, thể thao: Trong tháng đã tập trung tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị như là tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09/11), kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11).

Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XII năm 2018 tại huyện Gò Quao.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: Bảo tàng tỉnh đã phục vụ 585 lượt khách đến tham quan, trong đó có 29 lượt khách nước ngoài; phối hợp Bảo tàng thành phố Cần Thơ trưng bày hình ảnh, hiện vật chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám và Nam Bộ kháng chiến” và “Báu vật khảo cổ học Tây Nam Bộ” (từ ngày 22/8 đến ngày 15/12/2018); tiếp tục đo đạc khảo tả nhóm hiện vật gốm khai quật tại Phú Quốc. Ban Quản lý di tích tỉnh thống kê các hiện vật, hình ảnh tại di tích Ban An ninh khu IX, huyện U Minh Thượng.

Thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức Hội thao các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2018; gồm các môn Ném bóng rổ nữ, Đá bóng 05 người nam - nữ, Điền kinh, Bóng chuyền hơi nữ, Bóng chuyền nam, Kéo co nam - nữ và Dân vũ Aerobic; với sự tham gia của 542 vận động viên đến từ 09 trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp trong tỉnh.

Thể thao thành tích cao: Các đội tuyển thể thao duy trì tập luyện thường xuyên theo kế hoạch. Tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII - năm 2018 tại Hà Nội.

7.4. Tình hình y tế

Trong tháng, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám, điều trị bệnh cho 463.750 lượt người; điều trị nội trú 26.698 bệnh nhân; công suất sử dụng giường bệnh chung 103,76%; Tỷ lệ khỏi bệnh 88,46%, tỷ lệ tử vong 0,12%.

Số lượt khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ truyền hoặc kết hợp YH hiện đại và YHCT là 61.720 lượt, chiếm 14,4 %/ tổng số lượt khám chữa bệnh trong tháng.

Tình hình dịch bệnh trong tháng (từ ngày 15/10/2018 – 15/11/2018)

Bệnh Sốt xuất huyết: Toàn tỉnh ghi nhận có 245 cas mắc, tăng 03 cas so với tháng trước. Tích lũy từ đầu năm đến nay có 1.722 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2017 tăng 287 cas.

Bệnh Tay Chân Miệng: Có 598 cas mắc, tăng 89 cas so với tháng trước. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 1.688 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ tăng 226 cas.

Các bệnh truyền nhiễm khác: Bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm cụ thể số cas mắc trong tháng/lũy kế từ đầu năm như sau: Thương hàn (16/99), Viêm não virus (3/18), Viêm màng não do NMC (0/0), Cúm A H5N1 (0/0), Sởi (0/0).

Phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng thực hiện xét nghiệm 7.020 mẫu máu, phát hiện mới 12 cas HIV dương tính, tính chung 11 tháng đã phát hiện mới 197 cas HIV dương tính. Điều trị ARV cho 138 bệnh nhân HIV/AIDS, không có trẻ em dưới 15 tuổi. Tích lũy số bệnh nhân điều trị ARV là 1.654 người, trong đó có 101 trẻ dưới 15 tuổi. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 2.530 người, đang trong giai đoạn AIDS là 1.689 người.

Số người điều trị Methadone mới trong tháng là 07 người, lũy kế có 114 người đang điều trị.

Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng

Trong tháng không phát hiện BN phong, phát hiện mới 218 BN lao, 01 BN tâm thần phân liệt và 02 BN động kinh. Lũy kế từ đầu năm phát hiện 05 BN phong, 2.346 BN lao, 47 BN tâm thần phân liệt và 66 BN động kinh. Số quản lý đến nay là 409 BN phong, 5.028 BN lao, 2.178 BN tâm thần phân liệt và 2.737 BN động kinh.

Điều trị khỏi bệnh 178 BN lao, lũy kế số điều trị khỏi bệnh lao 2.164 người.

Công tác vệ sinh An toàn thực phẩm: Thẩm định, cấp 74 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ký 35 bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện thanh tra, kiểm tra 936 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 206 lượt cơ sở chưa đảm bảo VSATTP, qua đó đã xử lý 09 cơ sở, trong đó phạt tiền 2 cơ sở với số tiền 1,5 triệu đồng, cam kết 04 cơ sở, đồng thời phạt phụ bằng hình thức tiêu hủy sản phẩm tại chỗ của 03cơ sở với 04 loại sản phẩm không đảm bảo chất lượng với số lượng 36kg, nhắc nhở và hướng dẫn 197 cơ sở hoàn thành tốt việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trong tháng không có vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào xảy ra, có 8 cas ngộ độc thực phẩm mắc lẻ (do thực phẩm biến chất).

7.5. Tình hình an toàn giao thông: Tính từ ngày 16/10/2018 đến 15/11/2018 trên toàn tỉnh xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông, làm 12 người chết, 14 người bị thương. Trong đó: Số vụ TNGT nghiêm trọng 15 vụ, làm 12 người chết, 4 người bị thương. So với tháng trước số vụ TNGT tăng 6 vụ, số người chết tăng 6 người, số người bị thương giảm 4 người.

Tính từ đầu năm, xảy ra 194 vụ tai nạn giao thông, làm 120 người chết, 126 người bị thương, giảm 7 vụ; tăng 22 người chết và giảm 12 người bị thương so cùng kỳ năm trước (riêng đường bộ xảy ra 189 vụ, chiếm 97,42%/tổng số vụ, giảm 7 vụ, tăng 21 người chết, giảm 12 người bị thương), trong đó số vụ tai nạn nghiêm trọng giảm 01 vụ nhưng tăng 22 người chết. Nguyên nhân là do tăng số vụ rất nghiêm trọng làm chết nhiều người trong thời gian qua trên các tuyến quốc lộ trọng điểm như QL 80, QL 61...

7.6. Tình hình cháy, nổ và thiên tai

Tình hình cháy nổ: Từ ngày 16/10/2018 đến 15/11/2018 toàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy, không có vụ nổ, thiệt hại do cháy gây ra ước tính 440 triệu đồng, không có thiệt hại về người, nguyên nhân cháy do sự cố điện và bất cẩn khi đốt nhang, 1 vụ đang trong quá trình điều tra.

Tính chung 11 tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 29 vụ cháy, 02 vụ nổ, làm 02 người thiệt mạng, 02 người bị thương. Thiệt hại ước tính trên 6,48 tỷ đồng.

Tình hình thiên tai: Từ ngày 16/10/2018 đến 15/11/2018, do ảnh hưởng của cơn bảo số 8 nên toàn tỉnh có xảy ra mưa lớn kèm giông lốc làm sập 5 căn nhà của dân tại các huyện An Minh, U Minh Thượng và Giồng Riềng, , ước thiệt hại 120 triệu đồng.

Tính chung 11 tháng, thiên tai đã làm 08 phương tiện bị chìm, 02 người chết, 07 người bị thương, sập 237căn nhà, tốc mái 371 căn nhà và 01 trường học, ước thiệt hại về vật chất là 8,94 tỷ đồng. Ngoài ra, do giông lốc làm hư hỏng 14 lồng bè nuôi cá, 2 chiếc ghe, 2 chiếc xuồng và 01 giàn lưới đánh bắt hải sản thuộc huyện Kiên Lương và thành phố Hà Tiên. Ước thiệt hại 1,2 tỷ đồng./.

Tải về: - Số liệu kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2018 của tỉnh Kiên Giang.

            - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 năm 2018 của tỉnh Kiên Giang.

Số lần đọc: 2206
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan