Tin nóng
27.06.2015
Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định , lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế hợp lý và không ngừng trú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đưa nguồn vốn FDI giải ngân tăng cao để đón đầu hội nhập.
 
Trong tỉnh, sáu tháng đầu năm tình hình kinh tế - xã hội tuy có những thuận lợi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, song Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp theo Nghị quyết của Chính phủ: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, thu hút đầu tư….. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 của tỉnh tiếp tục ổn định và đạt được kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 9,24%, lạm phát (CPI) tháng 6 tăng 0,35%, 6 tháng tăng 1,05%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) có xu hướng tăng, 6 tháng tăng 10,4%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 10,6%. Vốn đầu tư xã hội tăng 17,4% so cùng kỳ; thu ngân sách đạt 74,1% so kế hoạch và tăng 47,7% so cùng kỳ, trong đó thu nội địa chiếm gần 66% trong tổng thu ngân sách trên địa bàn; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 12,7%; Ngành du lịch được quan tâm đầu tư đạt doanh thu khá; Sản xuất nông nghiệp trúng mùa cho sản lượng cao; khai thác hải sản duy trì ổn định, nuôi trồng thủy sản được quan tâm đầu tư, sản lượng tôm nuôi tăng hơn so năm trước; dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm được phòng ngừa hiệu quả, công tác an sinh xã hội luôn được quan tâm; an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

 Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nổi lên một số hạn chế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ta vẫn còn một số khó khăn: tình hình thời tiết diễn biến bất thường, nhất là hạn hán gia tăng, tình trạng xâm nhập mặn sâu, thiếu nước ngọt sinh hoạt xả ra ở một số địa phương đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, đặc biệt là sản xuất vụ Hè thu, dịch bệnh trên tôm nuôi, lúa, thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu nông sản sụt giảm, giá cả hàng nông, thủy sản không ổn định, xuất khẩu gạo còn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của các nước trong khu vực; năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp còn hạn chế....

 Cụ thể từng lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt được như sau:

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2015 (giá so sánh 2010) ước tính tăng 9,24% so với cùng kỳ năm 2014. Tốc độ tăng GRDP sáu tháng đầu năm nay tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ năm 2014 GRDP tăng 8,92%)

 

 

GRDP 6 tháng đầu năm 2015

 (tỷ đồng)

Tốc độ tăng

so với  6 tháng năm 2014

(%)

Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng 6 tháng năm 2015

(%)

Theo giá

hiện hành

Theo giá

so sánh 2010

Tổng số

1. Nông, lâm, thủy sản

    - Nông, lâm nghiệp

    - Thủy sản

2. Công nghiệp, xây dựng

3. Dịch vụ

   

43.612,829

  16.878,745

  11.267,026

  5.611,719

10.705,986

16.028,098

 

 

34.913,745

13.060,441

 9.119,701

 3.940,740

 8.310,054

  13.543,250

 

9,24

4,67

 3,03

 8,65

12,05

12,23

 

9,24

1,82

0,84

0,98

2,79

4,63

 

Mức tăng và mức đóng góp của từng khu vực kinh tế sáu tháng đầu năm trong mức tăng chung của nền kinh tế như sau:

+ Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,67%, đóng góp cho tăng trưởng chung 1,82% (cùng kỳ năm 2014 tăng 6,2%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,49%).

+ Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng tăng 12,05%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,79% (cùng kỳ năm 2014 tăng 8,89%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,01%).

+ Khu vực III: Dịch vụ tăng 12,23%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,63% (cùng kỳ năm 2014 tăng 11,84%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,42%).

Số liệu trên cho thấy: Khu vực dịch vụ đóng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong đó, những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng như sau: ngành bán buôn, bán lẻ sửa chữa ô tô mô tô chiếm 33,79%, tăng 11,02%, nhưng giảm hơn cùng kỳ năm trước; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 11,4%, tăng 13,51%, tăng cao hơn cùng kỳ năm trước (6 tháng 2014 tăng 5,52%); dịch vụ khách sạn – nhà hàng chiếm tỷ trọng 8,82% tăng cao nhất 20,05% (cùng kỳ 15,93%); ngành vận tải kho bãi chiếm 13,19%, tăng 11,04%  ...

Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng cao so cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 64,41%, tăng 10,52%, tăng hơn cùng kỳ (tăng 9,66%); ngành xây dựng chiếm 31,02%, tăng 16,17%, tăng cao hơn cùng kỳ (tăng 7,51%); các ngành còn lại đạt mức tăng thấp hơn mức tăng chung như: sản xuất phân phối điện tăng 7,16%; ngành khai khoáng tăng 6,72%...

Khu vực nông, lâm, thủy sản có mức tăng và đóng góp tăng trưởng giảm so cùng kỳ và tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng thấp nhất, trong đó ngành nông nghiệp chiếm 69,26%, tăng 3,04%, thấp hơn cùng kỳ năm trước (tăng 5,47%), nguyên nhân do sản lượng lúa 6 tháng đầu năm nay so cùng kỳ chỉ tăng 19,8  ngàn tấn, trong khi năm 2014 sản lượng lúa tăng 128,9 ngàn tấn; ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm 30,17%, tăng 8,65%, tăng tương đương so cùng kỳ năm 2014 (8,05%).

2. Tài chính, ngân hàng

2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Ước tính tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 4.083 tỷ đồng, đạt 74,14% so dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 47,71% so cùng kỳ năm trước, đa số các khoản thu ngân sách đều đạt trên 50% mức dự toán HĐND tỉnh giao. Các khoản thu nội địa 2.680 tỷ đồng, đạt 76,48% dự toán, tăng 57,07% so cùng kỳ. Trong đó, có 12/15 khu vực, sắc thuế thu đạt trên 50% so với dự toán năm như: khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương đạt 50,83%; khu vực DN nhà nước địa phương đạt 50,77%; thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 59,4%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 50%; thuế thu nhập cá nhân đạt 66,7%; thu phí lệ phí đạt 56,3%; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đạt 794,1%; thu khác 58,8%; thu tại xã 50%. Nguyên nhân thu ở một số khu vực, sắc thuế đạt được như trên là do ngành thuế đã khai thác, quản lý tốt thuế XDCB đối với doanh nghiệp do Trung ương quản lý, đồng thời do triển khai tốt công tác thu nợ năm trước chuyển sang, thu phát sinh thuế thu nhập do chuyển quyền bất động sản….nên sáu tháng đầu năm chỉ tiêu thu ngân sách đạt khá so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Bên cạnh đó vẫn còn 3 khu vực, sắc thuế đạt dưới 50% so dự toán cả năm như: thuế công thương nghiệp ngoài nhà nước 47,81%; thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước 32,0%; thu thuế bảo vệ môi trường 42,9%.

Tổng chi ngân sách địa phương: Chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm ước tính 5.215,85 tỷ đồng, bằng 50,6% dự toán và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi đầu tư phát triển  1.375,25 tỷ đồng đạt 42% so dự toán (không bao gồm các nguồn chi đầu tư phát triển không cân đối ngân sách, bao gồm nguồn XSKT); chi thường xuyên 3.285,87 tỷ đồng, bằng 58,9% dự toán năm và tăng 24,2% so cùng kỳ. Về chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ theo dự toán được giao và tiến độ thực hiện, đảm bảo thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ đến hạn và đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ, kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, các chính sách an sinh xã hội…

2.2. Ngân hàng

       Ngành Ngân hàng đã triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách tiền tệ và giải pháp tiền tệ, tín dụng phù hợp với tình hình địa phương như: chính sách cho vay bằng ngoại tệ, cho vay tạm trử lúa gạo, cho vay hỗ trợ thủy sản theo NĐ 67/2014/NĐ-CP.... Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng khá, chất lượng tín dụng được kiểm soát; cơ cấu tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên vay như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, tuy nhiên trước những diễn biến phức tạp của thị trường, năng lực tiêu thụ vốn của các doanh nghiệp thấp dẫn đến việc cấp tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay theo sát tình hình; thị trường tiền tệ, kinh doanh vàng ổn định, an toàn. Tuy nhiên do tình hình xuất khẩu còn khó khăn nên dư nợ cho vay tăng chậm, dư nợ đầu tư vào các dự án mới chưa nhiều và nợ xấu trong phạm vi an toàn đang tiếp tục gia tăng (từ 2,25% đầu năm lên 2,50%).

Tổng nguồn vốn hoạt động 6 tháng đầu năm ước đạt 45.320 tỷ đồng, tăng 3,62% so đầu năm (tăng 1.583,6 tỷ đồng), đạt 96,84% kế hoạch năm và tăng 10,88% so cùng kỳ năm trước (tăng 3.283 tỷ đồng). Trong đó: vốn huy động tại địa phương 25.070 tỷ đồng, tăng 5,02% so đầu năm, tăng 16,49% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 55,32% trong tổng nguồn vốn (vốn huy động tăng chủ yếu do tiền gửi tiết kiệm tăng 9,96% so với đầu năm, tăng 18,27% so cùng kỳ); vốn vay 14.200 tỷ đồng, tăng 3,05% so đầu năm, tăng 5,45% so cùng kỳ năm trước, chiếm 31,33% tổng nguồn vốn hoạt động.

Doanh số cho vay ước tính đến ngày 30/6/2015 đạt 36.175 tỷ đồng, đạt 42,26% so với kế hoạch năm, tăng 0,04% so cùng kỳ năm trước, trong đó: 82,98% phục vụ sản xuất kinh doanh. Bao gồm: doanh số cho vay ngắn hạn 25.985 tỷ đồng, đạt 39,19% kế hoạch năm, tăng 0,55% so cùng kỳ năm trước và doanh số cho vay trung và dài hạn 10.190 tỷ đồng,đạt 52,8% kế hoạch, giảm 1,24% so với cùng kỳ. Trong doanh số cho vay, khu vực I chiếm 22,97%; khu vực II chiếm 26,15% và khu vực III chiếm 50,88% trong tổng doanh số cho vay.

Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được tiếp tục tập trung vào hai mặt hàng chủ lực của tỉnh, tuy nhiên do diễn biến phức tạp của thị trường, năng lực hấp thụ vốn của các doanh nghiệp dẫn đến việc cấp tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Riêng đối với cho vay xuất khẩu gạo giảm sút trên cả doanh số và dư nợ cho vay, ước 6 tháng đầu năm doanh số cho vay hoạt động xuất khẩu gạo đạt 3.080 tỷ đồng (trong đó cho vay tạm trữ vụ đông xuân 398 tỷ đồng) giảm 24,6% so với cùng kỳ và dư nợ đạt 1.750 tỷ đồng (giảm 19,72% so cùng kỳ, tăng 38,9% so với đầu năm). Cho vay chế biến xuất khẩu thủy sản có sự tăng trưởng trên cả doanh số và dư nợ cho vay, ước 6 tháng đầu năm, doanh số cho vay đạt 2.720 tỷ đồng (tăng 19,78% so cùng kỳ), dư nợ cho vay 2.450 tỷ đồng (tăng 7,88% so với cùng kỳ, giảm 7,37% so với đầu năm).

 Dư nợ cho vay 34.260 tỷ đồng, tăng 2,55% so đầu năm (tăng 851 tỷ đồng), đạt 114,58% kế hoạch và tăng 10,19% so cùng kỳ năm trước (tăng 3,16 tỷ đồng). Bao gồm: Dư nợ cho vay ngắn hạn là 18.450 tỷ đồng, tăng 8,93% so cùng kỳ năm trước; chiếm tỷ trọng 53,85% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung và dài hạn 15.810 tỷ đồng, tăng  11,71% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay khu vực I: 10.145 tỷ đồng, chiếm 29,62% trong tổng dư nợ; khu vực II: 6.599 tỷ đồng, chiếm 19,26%; khu vực III: 17.516 tỷ đồng chiếm 51,12%. Các Ngân hàng kiểm soát được nợ xấu, chiếm tỷ lệ 2,49% trên tổng dư nợ cho vay.

Ngành ngân hàng trong sáu tháng đầu năm đã triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp với chủ trương, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tuy nhiên hoạt động ngân hàng cũng có mặt còn hạn chế: tín dụng đối với các lĩnh vực thuộc thế mạnh của địa phương tăng trưởng thấp, tiến độ giải ngân cho vay các chương trình tín dụng theo chỉ đạo còn chậm, nợ xấu tiếp tục gia tăng nhất là nợ cho vay doanh nghiệp, tiến độ xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ còn chậm.

3. Đầu tư và xây dng: Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ODA, cân đối ngân sách địa phương, Trung ương hỗ trợ có mục tiêu còn chậm. Nguyên nhân do năng lực điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế và thiếu quyết liệt, tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán và quyết toán vốn còn chậm…Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm là 17.439,3 tỷ đồng, đạt 51,29% kế hoạch năm, tăng 17,44% so cùng kỳ. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt 3.010,3 tỷ đồng, đạt 69,01% kế hoạch, tăng 25,08% so cùng kỳ; vốn đầu tư của Bộ ngành quản lý được 1.996,57 tỷ đồng, đạt 79,86% kế hoạch; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 161 tỷ đồng, đạt 38,61% kế hoạch; vốn ngoài nhà nước của doanh nghiệp, hộ dân cư, hộ kinh tế cá thể 12.210,4 tỷ, bằng 50,13% kế hoạch, tăng 30% so cùng kỳ.

Tình hình thực hiện đầu tư vào khu  kinh tế 6 tháng 2015: ước thực hiện tổng giá trị đầu tư vào các khu công nghiệp đạt: 1.047,5 tỷ đồng(Vốn NS địa phương 4,39 tỷ, vốn nhà đầu tư 1.043,19 tỷ)  để thực hiện nhiệm vụ thi công xây dựng hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN và lập thủ tục, san lắp mặt bằng thi công XD các nhà máy sản xuất kinh doanh trong khu CN Thạnh Lộc. Lũy kế từ khi triển khai đến nay đạt 1.713,84 tỷ đồng.

Tại khu công nghiệp Thạnh Lộc các nhà đầu tư tích cực triển khai thực hiện thi công san lắp mặt bằng, xây dựng nhà máy với tổng trị giá đã thực hiện là 1.001 tỷ đồng (Cụ thể: Dự án Nhà máy Bia Sài Gòn – KG đầu tư 244,5 tỷ đồng, hiện đã đi vào hoạt động được hơn một tháng; dự án nhà máy chế biến gỗ MDF đang gấp rút thi công các hạng mục giai đoạn cuối dự kiến cuối tháng 6 sẽ đi vào hoạt động, đã đầu tư 658 tỷ đồng; nhà máy giày TBS-KG đầu tư 75 tỷ đồng và nhà máy cấp nước Thạnh Lộc đầu tư 15,7 tỷ đồng)

Nhìn chung, việc các nhà máy lớn đang được đầu tư vào khu công nghiệp Thạnh Lộc đã tạo nên hiệu ứng tốt, làm các nhà đầu tư khác có niềm tin hơn khi tham gia đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp, Song, giá trị đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên…vẫn còn hạn chế, việc thi công các hạng mục hạ tầng trong khu công nghiệp Thạnh Lộc còn chậm, chưa đúng tiến độ theo hợp đồng dẫn đến thực hiện vốn giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước theo KH đã được phân bổ còn chậm, tuy khu công nghiệp Thạnh Lộc có nhiều khởi sắc, nhưng các khu công nghiệp khác  và khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên chưa có sự chuyển biến.

4. Sản xuất công nghiệp

        Sáu tháng đầu năm 2015, sản xuất công nghiệp trong tỉnh tương đối ổn định và có chiều hướng tăng, việc thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp đã có nhiều hiệu quả, tuy nhiên vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, chuẩn bị đầu tư, chỉ mới có nhà máy Bia Sài Gòn -Kiên Giang đã vận hành và cho ra sản phẩm tiêu thụ, còn nhà máy Vinatex Kiên Giang, nhà máy chế biến gỗ MDF vẫn trong quá trình xây dựng hoàn thiện.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn như: khó tiếp cận nguồn vốn vay, lực lượng có tay nghề còn thiếu, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nhất là xuất khẩu gạo, hàng thủy sản… nên các sản phẩm chủ yếu của tỉnh như thủy sản xuất khẩu, gạo lượng hàng tồn kho còn khá nhiều, sự cạnh tranh nguyên liệu giữa các nhà máy làm ảnh hưởng đến mức sản xuất của ngành.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính 6 tháng  tăng 10,40% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,63% tăng cao nhất (trong nhóm này ngành chế biến bảo quản thủy sản tăng 11,71%; xay xát tăng 8,96%; sản xuất xi măng tăng 15,42%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải với mức tăng 8,85%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 7,83%; ngành khai khoáng tăng 6,91%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) trong 6 tháng đầu năm 2015 ước tính 15.645 tỷ đồng, đạt 43,93% kế hoạch và tăng 10,36% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 14.920 tỷ đồng, tăng 10,52%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 453,4 tỷ đồng, tăng 7,16%; ngành khai khoáng 202,5 tỷ đồng, tăng 6,72% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 69 tỷ đồng, tăng 8,85%.

          Một số sản phẩm công nghiệp sản xuất trong 6 tháng đạt mức tăng so với cùng kỳ năm trước như: Xi măng Trung ương 481 ngàn tấn, đạt 45,81% kế hoạch và tăng 13,19%; xi măng địa phương 454,68 ngàn tấn, đạt 59,83% kế hoạch và tăng 17,53%; clinker 1,16 triệu tấn, đạt 49,48% kế hoạch và tăng 0,32%; mực đông đạt 8,8 ngàn tấn, đạt 53,33% kế hoạch và tăng 12,59%; cá hộp gần 5,4 tấn, đạt 49,09% kế hoạch và tăng 10,2%; nước máy 14,7 triệu m3, đạt 49,9% kế hoạch và tăng 6,3%. Bên cạnh đó còn một số sản phẩm sản xuất thấp giảm so cùng kỳ như: Bao bì PP 20,2 ngàn cái, đạt 43,44% kế hoạch và giảm 10,37%; đường các loại 2,8 ngàn tấn, đạt 40% kế hoạch và giảm 8,5 % (do nhà máy đường Giồng Riềng bị cạnh tranh giá nên thiếu nguồn nguyên liệu).

        Chỉ số tiêu thụ  toàn ngành công nghiệp chế biến, chế  tạo 5 tháng đầu năm tăng  8,33% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số tiêu thụ 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 19,84% ( Trong đó: cá phi lê và các loại cá khác tươi, ướp lạnh tăng 27,2%; cá khác đông lạnh tăng 2,2 lần; thủy hải sản ướp đông tăng 13,1%, mực đông lạnh tăng 2,3%, tôm đông giảm 9,7%, nước mắm giảm 8,9%, gạo sơ chế  giảm 2,3%); Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12,9% ; sản xuất xi măng vôi và thạch cao tăng 13,06%(Trong đó: sản xuất xi măng Porland đen tăng 13,06%...)

        Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm 1/6/2015 tăng 10,2%  so cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản giảm 2,9% so cùng kỳ, Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng  42,6% so cùng kỳ, ngành xay xát và sản xuất bột thô tăng 13,8%, sản xuất xi măng vôi và thạch cao tăng 45,2%. Chỉ số tồn kho công nghiệp tại thời điểm đầu tháng 6/2015 cho thấy: Doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là gạo xay xát và xi măng Porland đen .

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/6 tăng 1,13% so với cùng thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,9%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 0,38% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 3,4%.

     Tình hình hoạt động của doanh nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2015 có tín hiệu khả quan, thể hiện số doanh nghiệp đăng ký mới là 588 doanh nghiệp với quy mô vốn là 4.700,6 tỷ đồng; số doanh nghiệp giải thể 256 doanh nghiệp (chỉ bằng 43% số DN thành lập mới), quy mô vốn: 1.290.5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp giải thể ( đa số là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, lẻ) do kinh doanh không hiệu quả, chủ yếu từ doanh nghiệp kinh doanh internet.

5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính  26.152 tỷ đồng, đạt 49,62% kế hoạch năm và tăng 5,15% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: nông nghiệp đạt 15.884,7 tỷ đồng, đạt 52,87% tăng 3,04%; thủy sản 10.115,2 tỷ đồng, đạt 45,37% kế hoạch và tăng 8,65%.

5.1. Nông nghiệp

      Sáu tháng đầu năm 2015 ngành trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh có một số thuận lợi, sản xuất lúa vụ đông xuân được mùa cho năng suất tăng 0,2 tạ/ha so vụ đông xuân năm trước; cây tiêu được mùa và được giá; cây màu, cây công nghiệp và cây ăn quả đa số cho sản lượng cao hơn cùng kỳ; số lượng đàn gia súc, gia cầm (theo kết quả điều tra 1/4/2015) đều tăng hơn cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó còn gặp không ít khó khăn, nhất là sản phẩm đầu ra giá cả nông sản chưa ổn định, giá giảm lúc thu hoạch rộ, lúa hàng hóa tồn đọng nhiều do thị trường tiêu thụ xuất khẩu không thuận lợi.

* Về trồng trọt: Diện tích gieo sạ chính thức của 2 vụ lúa (vụ mùa và vụ đông xuân) đạt 370.300 ha, năng suất đạt 6,77 tấn/ha và sản lượng 2.507.723 tấn, đạt 53,99% kế hoạch năm, tăng 0,80% so với năm trước (tăng 19.810 tấn).

Kết quả từng vụ đạt được như sau:

- Vụ Mùa: Diện tích gieo sạ được 62.956 ha, đạt 96,86% so kế hoạch năm (giảm 2.044 ha), so với vụ mùa năm trước giảm 88 ha (giảm 0,14%), do hiệu quả sản xuất vụ mùa đạt thấp nên nông dân chuyển sang trồng màu cũng như nuôi thủy sản và một số ít diện tích lúa ven biển huyện An Minh bị nhiểm mặn không gieo sạ được. Năng suất bình quân đạt 4,5 tấn/ha, so vụ mùa năm trước tăng 0,53 tạ/ha. Sản lượng đạt 283.256 tấn, bằng 95,78% kế hoạch (giảm 12.495 tấn) và tăng 2.992 tấn (tăng 1,07%) so với vụ mùa năm trước.

- Vụ đông xuân: Diện tích thu hoạch được 307.344 ha, so với kế hoạch diện tích tăng 2.344 ha (vượt 0,77%) và so với vụ đông xuân năm trước tăng 1.487 ha. Diện tích vụ đông xuân năm nay tăng do một số địa phương như Kiên Lương, Hòn Đất nông dân chuyển đổi diện tích đất trồng rừng, đất vườn tạp, đất nuôi tôm kém hiệu quả sang trồng lúa. Năng suất đạt 7,24 tấn/ha, so với vụ đông xuân năm trước tăng 0,2 tạ/ha, Sản lượng đạt 2.224.468 tấn, vượt kế hoạch 1,01% (vượt 22.278 tấn) và tăng 16.820 tấn so vụ đông xuân năm trước. Nguyên nhân năng suất, sản lượng vụ đông xuân năm nay tăng nhẹ do thời tiết khí hậu thuận lợi, diện tích nhiễm sâu bệnh ít, nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật, hệ thống thuỷ lợi phát huy hiệu quả..

- Vụ hè thu: Tính đến trung tuần tháng 6 toàn tỉnh đã gieo sạ được 200.906 ha, bằng 66,71% kế hoạch, bằng 77,66% so cùng kỳ năm trước (giảm 57.809 ha). Tiến độ gieo sạ vụ hè thu năm nay chậm so với lịch thời vụ, nguyên nhân do thời tiết nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn không thể gieo sạ được. Đặc biệt có một số địa phương như huyện Kiên Lương, Giang Thành nông dân đã gieo sạ nhưng do không có nguồn nước bơm tưới nên lúa chết phải tiến hành gieo sạ lại lần hai trên 500 ha . Dự báo từ nay đến cuối tháng 6, nửa đầu tháng 7 sẽ hoàn thành diện tích gieo sạ vụ Hè thu.

Diện tích nhiễm sâu bệnh trên vụ lúa hè thu có chiều hướng tăng hơn so tháng trước và cùng kỳ năm trước, do thời tiết mưa, nắng bất thường dễ phát sinh dịch bênh. Trong thời gian tới các ngành chức năng cùng bà con nông dân cần thăm đồng theo dõi thường xuyên sớm phát hiện bệnh, kịp thời phòng trừ nhằm bảo vệ diện tích lúa hè thu đạt năng suất cao.

- Cây rau màu: Kết quả gieo trồng cây màu, cây công nghiệp và cây ăn quả trong 6 tháng đầu năm, đa số sản phẩm cho năng suất và sản lượng cao hơn cùng kỳ năm trước. Cụ thể: khoai lang thu hoạch hơn 16 ngàn tấn, tăng 4,09% so cùng kỳ; khoai mì hơn 11 ngàn tấn, tăng 18,7%; dưa hấu 20 ngàn tấn, bằng 71,64%; mía 357 ngàn tấn, bằng 91,53%; khóm 65,6 ngàn tấn, tăng 32,29%; hồ tiêu 1.722 tấn, tăng 91,33%.. với kết quả thu hoạch được góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân.

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh (theo kết quả  điều tra 1/4/2015) đa số đều không đạt kế hoạch, nhưng có tăng hơn cùng kỳ năm trước.

Đàn trâu được 6.307 con, bằng 97,03% kế hoạch năm và so với cùng kỳ giảm 1.508 con; Đàn bò:11.949 con, bằng 99,58% kế hoạch và tăng 2,34% (tăng 273 con); Đàn heo: 339.850 con, bằng 99,96% KH và tăng 3,5% (tăng 11.507 con); Đàn gia cầm 5.551 ngàn con, bằng 92,52% KH và tăng 3,22% (tăng 173 ngàn con), trong đó: đàn gà 1.916 ngàn con, tăng 131 ngàn con; đàn vịt 3.635 ngàn con, tăng 307 ngàn con so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đàn bò, gia cầm tăng hơn cùng kỳ do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao nên người nuôi đã đầu tư tăng quy mô tái đàn và ngành Thú y đã chủ động, quản lý, kiềm chế được dịch bệnh.

5.2. Lâm nghiệp: Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng được ngành chức năng quan tâm thường xuyên, cùng phối hợp với địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân bảo vệ rừng, tích cực tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn hành vi xâm hại đến diện tích rừng, xử lý kịp thời các vụ việc chặt phá rừng trái phép. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra một số vụ vi phạm phá rừng phòng hộ ven biển ở 2 huyện (An Biên, An Minh). Từ đầu năm đến nay, do thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài toàn tỉnh đã xảy ra 17 vụ cháy rừng với diện tích cháy là 62,77 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Phú Quốc.

Theo kết quả kiểm kê, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 86.292 ha, diện tích đất có rừng là 54.460 ha (giảm 7.897 ha). Độ che phủ rừng hiện nay là 8,58% , giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước (năm trước gần 12%).

 5.3. Thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) ước tính 6 tháng đầu năm 10.155,23 tỷ đồng, đạt 45,37% kế hoạch năm và tăng 8,65% so cùng kỳ năm trước, trong đó: giá trị khai thác được 6.065,49 tỷ đồng, tăng 4,25 % và giá trị nuôi trồng 4.089,73 tỷ đồng, tăng 15,91% so cùng kỳ năm 2014.

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng trong 6 tháng ước tính đạt 314,6 ngàn tấn, bằng 48,62% kế hoạch năm và tăng 5,08% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: cá các loại 187,96 ngàn tấn, tăng 1,86%; tôm các loại 39,98 ngàn tấn, tăng 1,15%; mực 30,68 ngàn tấn, tăng 2,55% so cùng kỳ. Bao gồm:

Sản lượng khai thác ước tính được 238,9 ngàn tấn, đạt 51,71% kế hoạch năm và tăng 3,27% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá các loại 163,2 ngàn tấn, tăng 3,11%; tôm 20,2 ngàn tấn, tăng 0,14%; mực đạt 30,68 ngàn tấn, tăng 2,55% so cùng kỳ năm trước.

Những tháng đầu năm khai thác hải sản tăng khá do thời tiết biển thuận lợi, tuy nhiên việc khai thác chưa bền vững, một số nghề khai thác chưa gắn với bảo vệ môi trường làm sản phẩm có giá trị cao khai thác được ngày một giảm dần.

Sản lượng nuôi trồng ước tính đạt 75,7 ngàn tấn, bằng 40,89% kế hoạch năm và tăng 11,24% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: cá nuôi các loại 24,74 ngàn tấn, chỉ đạt 36,03% kế hoạch và giảm 5,69%; tôm các loại 19,69 ngàn tấn, đạt 35,17% kế hoạch và tăng 2,2% (trong đó: tôm thẻ chân trắng 3,94 ngàn tấn, đạt 19,18% kế hoạch và giảm 26,12%); thủy sản khác 31,26 ngàn tấn, đạt 51,71% kế hoạch, tăng 38,68% so cùng kỳ.

Nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm tăng (7.649 tấn) chủ yếu là tôm, cua và một số hải sản khác; trong đó tôm sú tăng 932 tấn, sò huyết tăng 3.575 tấn. Nguyên nhân tăng do các địa phương có diện tích tôm nuôi quảng canh đã bước vào vụ thu hoạch chính (An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận) để chuẩn bị đất cho vụ lúa mùa sắp tới. Tuy nhiên, sản lượng tôm thẻ chân trắng lại giảm (bằng 73,88% so cùng kỳ) do thời tiết năm nay nắng nóng, khô hạn kéo dài dẫn đến độ mặn tăng cao, giá tôm bán ra thấp nên các doanh nghiệp, hộ dân chưa mạnh dạn thả nuôi.

Diện tích thả nuôi tôm ước 6 tháng là 97.344 ha, đạt 108,16% kế hoạch năm, trong đó: diện tích nuôi tôm công nghiệp 1.409 ha, đạt 46,97% kế hoạch. Diện tích thả nuôi công nghiệp đạt thấp mặc dù được ngành chức năng đầu tư hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu cung cấp nước mặn, do thời tiết không thuận lợi, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh so với đầu năm 2014 do một số nước trong khu vực thu hoạch tôm sản lượng nhiều mà giá rẻ hơn ta.

Thời tiết đã làm thay đổi môi trường nước làm ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi. Tính từ đầu vụ đã có 2.203 ha diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do nhiễm bệnh và sốc nhiệt độ đột ngột làm tôm chết hàng loạt mất trắng ở các huyện như: U Minh Thượng 1.923 ha, An Minh 135ha, An Biên 79 ha, Kiên Lương 60ha...

6. Thương mại, dịch vụ và giá cả

6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

       Hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định và có xu hướng tăng hơn cùng kỳ năm trước, với lượng hàng hóa cung cấp dồi dào, đa dạng mẫu mã, giá cả hợp lý để phục vụ nhân dân trong các dịp lễ, Tết..., ngoài ra thực hiện các chương trình khuyến mãi và đưa hàng về tận nông thôn của các doanh nghiệp và hệ thống siêu thị cũng góp phần nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên do từ đầu năm đến nay giá các mặt hàng như xăng, dầu, điện tăng lên, phần nào cũng ảnh hưởng đến mức tăng doanh số bán ra.

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ  tháng 6 đạt 5.546,6 tỷ đồng, tăng 0,74% so tháng trước và tăng 14,12% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thực hiện 30.562,6 tỷ đồng, tăng gần 12,7% so cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng là 11,2% (cao hơn cả nước) so với các năm gần đây thì tốc độ tăng 6 tháng đầu năm 2015 vẫn duy trì ở mức khá cao. Chia ra:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 24.500,7 tỷ đồng, chiếm 81,1% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh, tăng 14,6% so cùng kỳ.  

Doanh thu khách sạn, nhà hàng: Tháng 6 ước thực hiện 503,91 tỷ đồng, tăng 3,71% so tháng trước. Dự tính 6 tháng tổng doanh thu khách sạn, nhà hàng thực hiện 2.799 tỷ đồng, bằng 92% so với cùng kỳ.

Doanh thu du lịch lữ hành: Trong tháng ước thực hiện 18,26 tỷ đồng, tăng 2,62% so tháng trước; dự tính 6 tháng tổng doanh thu du lịch lữ hành 80,62 tỷ đồng tăng gấp 4 lần so cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ khác: Tháng 6 ước thực hiện 474,15 tỷ đồng, bằng 90,2% so tháng trước; trong đó nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 2,28%; dịch vụ giáo dục tăng 2,14% (học sinh tập trung ôn luyện thi TH và ĐH); 6 tháng doanh thu dịch vụ khác đạt 3.181,78 tỷ đồng, chủ yếu từ kinh doanh bất động sản 958,38 tỷ đồng; dịch vụ vui chơi giải trí 1.451,2 tỷ đồng; dịch vụ y tế 207,17 tỷ đồng…

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được ngành Công thương chỉ đạo thực hiện thường xuyên; trong tháng 5/2015 Chi Cục quản lý thị trường đã kiểm tra 140 vụ việc, phát hiện 29 vụ vi phạm gồm: 22 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 01 vụ mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng và 06 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý thu phạt hành chính, bán hàng tịch thu nộp ngân sách Nhà nước 620,7 triệu đồng. Lũy kế 5 tháng, đã kiểm tra 481 vụ, phát hiện 194 vụ vi phạm, đã xử lý và thu phạt nộp ngân sách trên 2,35 tỷ đồng.

6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Trong tháng 6 kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 49,34 triệu USD, tăng 34,78% so với tháng trước; kim ngạch xuất khẩu chủ yếu từ hàng nông sản là 34,56 triệu USD, tăng 49,69% so tháng trước; mặt hàng thủy sản 13,07 triệu USD, tăng 12,58% so tháng trước.

Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch đạt được 183,19 triệu USD, bằng 34,83% kế hoạch năm và giảm 5,65% so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 10,97 triệu USD). Bao gồm: hàng nông sản 105 triệu USD, bằng 33,33% kế hoạch và giảm 12,13% (giảm 14,49 triệu USD) so cùng kỳ; hàng thủy sản đạt 66,48 triệu USD, bằng 39,11% kế hoạch năm và giảm 3,69% (giảm 2,54 triệu USD) và hàng hóa khác đạt 11,7 triệu USD, bằng 28,56% kế hoạch năm và tăng 107,48% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đều giảm so cùng kỳ năm 2014 như: tôm đông lạnh đạt 1.000 tấn, giảm 46,21%; cá đông 1.250 tấn, giảm 19,15%; cá cơm sấy 250 tấn, giảm 13,19%. Riêng mặt hàng mực đông và tuộc đông đạt 6.400 tấn, tăng 17,30%; thủy sản đông khác 8.000 tấn, tăng 85,49%.

Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp trong tỉnh còn gặp khó khăn về cạnh tranh xâm nhập thị trường tiêu thụ. Mặt hàng gạo xuất khẩu chủ lực của tỉnh giảm 27,7 ngàn tấn, tương đương 14,49 triệu USD, nguyên nhân do cạnh tranh gay gắt về giá với các nước có trử lượng gạo xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan…(giá xuất khẩu gạo giảm bình quân 10,28 USD/tấn)  từ đó hiệu quả xuất khẩu gạo chưa cao nên các doanh nghiệp thận trọng trong ký kết hợp đồng; riêng mặt hàng thủy sản trong 6 tháng lượng xuất giảm hơn cùng kỳ, do nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến của tỉnh không ổn định về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh về giá, thiếu cơ cấu chủng loại nên ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh thu mua nguyên liệu còn hạn chế, nhất là mặt hàng tôm (vì hiện nay chỉ có 01 doanh nghiệp chủ lực chuyên xuất khẩu tôm thuộc công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường). Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tình hình nợ phải thu, nợ khó đòi khá lớn, việc sử dụng vốn kinh doanh không đúng mục đích làm hạn chế tín nhiệm của các ngân hàng đối với doanh nghiệp, từ đó việc tiếp cận nguồn vốn gặp khó khăn.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Dự kiến trong tháng 6 đạt 2,75 triệu USD, bằng 34,4% so với tháng trước (do tháng trước các doanh nghiệp nhập máy móc về lắp ráp dây chuyền sản xuất). Tính chung cả 6 tháng trị giá nhập được 31,0 triệu USD, đạt 51,8% kế hoạch năm và tăng 2,6 lần so cùng kỳ năm 2014. Các mặt hàng nhập khẩu toàn bộ là nguyên liệu dùng cho sản xuất như: máy móc thiết bị của các nhà máy đang đầu tư như: nhà máy chế biến gỗ MDF, May Vinatex...và nguyên liệu dùng cho sản xuất như gỗ xẻ, than đá, thạch cao giấy krap…thiết bị máy móc của công ty Vinpear PQ và tập đoàn cao su Việt Nam.

6.3 Vận tải

Vận tải hành khách: Trong tháng vận tải hành khách ước tính 5,49 triệu lượt khách, giảm 1,86% so tháng trước, trong đó: đường bộ giảm 2,0%, đường sông giảm 1,06% và đường biển giảm 2,47%. Luân chuyển hành khách đạt 387,2 triệu HK.km, giảm 1,84% so tháng trước. Tính chung 6 tháng vận tải hành khách ước được 31,79 triệu lượt khách, đạt 51,18% kế hoạch và tăng 7,28% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 2.227,8 triệu HK.km, đạt 64,26% kế hoạch và tăng 7,44% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 25,36 triệu lượt khách, tăng 7,17% so cùng kỳ và luân chuyển 1.769 triệu lượt khách.km, tăng 7,46%; vận tải hành khách đường sông 5,51 triệu lượt khách, tăng 8,27% và luân chuyển 350,21 triệu lượt khách.km, tăng 8,3% ; vận tải hành khách đường biển 0,91 triệu lượt khách, tăng 4,58% và luân chuyển 108,65 triệu lượt khách.km, tăng 4,36%.

Vận tải hàng hóa: Tháng 6 vận tải hàng hóa ước tính 769 ngàn tấn, giảm 2,04% so tháng trước; luân chuyển 103,54 triệu tấn.km, giảm 2,02% so tháng trước. Tính chung 6 tháng vận tải hàng hóa 4,58 triệu tấn, đạt 51,29% kế hoạch và tăng 5,11% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 613,45 triệu tấn.km, đạt 49,84% kế hoạch và tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 1,42 triệu tấn, tăng 4,31% và luân chuyển 196,18 triệu tấn.km, tăng 3,82 % so cùng kỳ năm trước; Vận tải hàng hóa đường sông 1,9 triệu tấn, tăng 6,64% và luân chuyển 240,6 triệu tấn.km, tăng 7,69%; Vận tải hàng hóa đường biển 1,24 triệu tấn, tăng 3,75% và luân chuyển 176,6 triệu tấn.km, tăng 3,79% so cùng kỳ năm trước.

Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa của các ngành 6 tháng đầu năm  tăng so với cùng kỳ năm trước, do có sự đổi mới phù hợp với kinh tế thị trường, các phương tiện vận tải phát triển chuyển đổi cung cách phục vụ tương đối nhanh đáp ứng thị hiếu của hành khách, trong đó các hãng xe Taxi cũng phát triển để phục vụ hành khách thuận lợi. Các phương tiện đường sông đã được thay thế tăng thêm tàu cao tốc đã rút ngắn thời gian đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển của khách trên các tuyến. Vận tải đường biển đã được các doanh nghiệp đầu tư trang bị phương tiện mới đảm bảo đủ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp lễ, tết nhất là các tuyến Hà Tiên – Phú Quốc và các tuyến đi tham quan du lịch các đảo trong tỉnh.

Đã triển khai những quy định mới đối với đầu tư giao thông nông thôn, gắn với tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, kết quả đã thực hiện được 3.907/7.084 Km đường giao thông nông thôn đạt 55,16% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh giao (Hoàn thành 60% đường GTNT năm 2015 do HĐND tỉnh giao); nhựa hóa đường về trung tâm xã đạt 101/103 xã đạt 98,06% so Nghị quyết. Nhiều công trình giao thông đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong 6 tháng đầu năm nay, đồng thời khởi công xây dựng cảng hành khách Quốc tế Dương Đông, Phú Quốc….

6.4. Bưu chính - Viễn thông

      Trong 6 tháng đầu năm, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo báo, đài thực hiện các ngày lễ lớn và quan trọng của đất nước như: ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02), Giỗ tổ Hùng Vương(10/03 âm lịch), ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/04) và làm tốt công tác tuyên truyền và đưa thông tin về cơ sở; tuyên truyền về kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học quốc gia lần đầu tiên, phục vụ nhu cầu đọc sách miễn phí của người dân ở các điểm Bưu điện - Văn hóa xã; kiểm tra thực hiện tiêu chí ngành thông tin truyền thông về xây dựng nông thôn mới; kiểm tra an toàn mạng lưới thông tin liên lạc trước, trong và sau mùa mưa bảo ở các huyện; triển khai thực hiện các dự án như: “ xây dựng cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến theo mô hình tập trung cho cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh... Trên toàn tỉnh hiện có 26 bưu cục và 140 điểm bưu điện văn hóa xã; bán kính phục vụ 3,2 km/điểm; dân số phục vụ 10.616 người/điểm. Tổng doanh thu bưu chính và viễn thông 6 tháng đầu năm ước đạt 881 tỷ đồng, bằng 49,1% kế hoạch và bằng 108,49% so cùng kỳ năm 2014, trong đó bưu chính đạt 40 tỷ đồng, tăng 25% so cùng kỳ và viễn thông được 841 tỷ đồng, tăng 7,82% so cùng kỳ năm trước. Tổng thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 1,98 triệu thuê bao, tăng 9,51%, so với cùng kỳ, trong đó di động gần 1,89 triệu thuê bao. Mật độ thuê bao đạt 114 thuê bao/100 dân. Tổng thuê bao internet hiện có 83.388 thuê bao, tăng 11,20% so cùng kỳ. Thời gian qua, công tác phối hợp kiểm tra hoạt động bưu chính, dịch vụ viễn thông, Internet, phát thanh- truyền hình thực hiện tốt, từ đó đảm bảo hoạt động thông tin, truyền thông được an toàn, thông suốt, phục vụ tốt doanh ngiệp, người dân và các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

6.5. Du lịch

      Tổng lượt khách du lịch 6 tháng đầu năm ước tính đạt 2,366,5 triệu lượt khách, đạt 55,88% kế hoạch năm, tăng 9,2% cùng kỳ năm trước, trong đó lượt khách tăng từ khách đến các khu vui chơi, điểm du lịch là 111,3 ngàn lượt khách (tăng 8,41%); riêng lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 954 ngàn lượt khách, đạt 47,61% kế hoạch và tăng 10,41% (tăng 116,8 ngàn lượt khách), trong đó khách quốc tế 138,7 ngàn khách, đạt 63,06% kế hoạch và tăng 33,41% so cùng kỳ (tăng 36,7 ngàn khách). Trong số khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: khách đến các cơ sở lưu trú phục vụ được 887,9 ngàn lượt khách, đạt 48,52% kế hoạch, tăng 11,32% (tăng 112,7 ngàn lượt khách) so cùng kỳ năm trước và khách du lịch theo tour 66,7 ngàn lượt, đạt 38,09% kế hoạch và giảm 0,85%. Tổng số ngày khách 6 tháng ước tính 1,73 triệu ngày, đạt 50,79% kế hoạch, tăng 15,71% so cùng kỳ, trong đó tăng nhiều đối với ngày khách quốc tế (tăng 34,47%), bình quân 2,65 ngày/khách.

          Sáu tháng đầu năm, hoạt động du lịch có tín hiệu lạc quan số khách đến cơ sở kinh doanh du lịch tăng khá cao so kế hoạch và cùng kỳ năm trước, trong đó có khách quốc tế tăng trên 33%. Thể hiện khách đến tỉnh tham quan du lịch được thu hút bởi cảnh quan biển đảo, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư đồng bộ, hiện đại của các đối tác trong và ngoài nước, từ Trung ương đến địa phương, điển hình như Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc và đường điện ngầm xuyên biển Hà Tiên  ra Phú Quốc,  tạo điều kiện cho khách trong và ngoài nước đến tham quan khu du lịch biển đảo này. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch của tỉnh phát triển mạnh và đi xa hơn, cần đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú cho đầy đủ, khoa học, hiện đại, nghiên cứu cung cách phục vụ mang tính chuyên nghiệp hài lòng khách, tạo điều kiện cho du khách đến tham quan du lịch ngày càng tăng và thời gian nghỉ dưỡng lâu dài hơn.

6.6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

      Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng nhẹ so với tháng trước +0,35%, chủ yếu tăng do nhóm hàng giao thông, tăng cao nhất +2,95% (do tăng giá xăng từ ngày 20/5/2015); kế đến là nhóm may mặc, giày dép tăng 0,47%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,47%;  nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,34%. Có 01 nhóm chỉ số giá giảm là: nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm -0,46% (do giá gas đốt giảm gần 14.000đ/bình 12kg). Các nhóm khác còn lại tăng không đáng kể từ +0,25% trở xuống như: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,17%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%;%; nhóm giáo dục tăng 0,16%...

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 so với tháng 12/2014 (sau 6 tháng) tăng 1,05%, trong đó tăng cao nhất nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 3,42%; kế đến là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 3,02%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,37%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,98% (gồm lương thực tăng 1,06%, thực phẩm tăng 1,36%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,31%, nhưng các mặt hàng lương thực giảm 1,03% có chiều hướng giảm sâu do thị trường xuất khẩu gạo còn gặp nhiều khó khăn)...

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 so với tháng 6 năm 2014 (sau một năm) chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,68%, trong đó tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 8,75%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 4,50%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,06%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,55% (gồm lương thực tăng 2,67%, thực phẩm 2,38%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,01%). Có 2 nhóm chỉ số giá giảm là nhóm giao thông giảm 5,49%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 3,46%.

Chỉ số giá vàng tháng 6 (tính đến 15/6/2015) so với tháng trước tăng nhẹ (tăng 7.000đ/chỉ), bình quân giá bán trong tháng là 3.141.000đ/chỉ. Chỉ số giá vàng tháng 6 so với tháng 12/2014  giảm 0,78% và so tháng 6/2014 (sau một năm)   giảm 5,4%.

Chỉ số giá Đô la Mỹ  tháng 6 so với tháng trước tăng nhẹ +0,72%. Đến thời điểm điều tra ngày 15/6/2015 tại Ngân hàng Ngoại Thương bán ra là 21.830đ/USD, thị trường tự do bán 21.850đ/USD. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 6/2015 so với tháng 12/2014 (sau 6 tháng) tăng 2,24%; so với tháng 6/2014 (sau một năm) tăng 3,20%.

7. MỘT SỐ TÌNH HÌNH XÃ HỘI

7.1. Lao động việc làm, đào tạo nghề và chính sách an sinh xã hội: 6 tháng đầu năm đã giải quyết việc làm cho 16.707 lượt người, đạt 50,6% kế hoạch năm, trong đó: giải quyết việc làm trong tỉnh được 8.100 lượt người, ngoài tỉnh 8.600 lượt người, xuất khẩu lao động 07 người (03 nhật Bản, 04 Hàn Quốc); tổ chức dạy nghề cho 20.145 người, đạt 44,77% kế hoạch, trong đó: sơ cấp nghề 2.094 người và dạy nghề dưới ba tháng được 18.051 người. Thực hiện chính sách an sinh xã hội như: từ đầu năm đến nay mới ứng 14 tỷ đồng để cất 280 căn nhà tình nghĩa; tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập và khánh thành Trung tâm điều dưỡng người có công của tỉnh; chi trợ cấp xã hội cho 37.281 đối tượng, với kinh phí 63,5 tỷ đồng. Trong đó chi cấp 31.818 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội với 9,813 tỷ đồng;

7.2. Tình hình đời sống dân cư: Sáu tháng đầu năm 2015, nhìn chung đời sống dân cư trong tỉnh ngày càng cải thiện hơn. Giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân được các Doanh nghiệp, hộ kinh doanh chủ động dự trữ,lượng hàng hóa cung cấp dồi dào, đủ chủng loại trên thị trường và các siêu thị, giá hàng hóa so các năm trước chỉ tăng nhẹ, thể hiện chỉ số giá tiêu dùng từ đầu năm đến nay tăng bình quân 1,37%, đa số các nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhẹ. Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị Định tăng tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống được tăng thêm 8% mức lương hiện hưởng, dẫn đến đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương được cải thiện hơn. Đời sống ở các vùng nông thôn cũng được nâng lên do có các chính sách hỗ trợ của nhà nước, đồng thời nông dân đã chủ động tiếp cận những tiến bộ khoa học trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập. Tuy nhiên cũng còn một số khó khăn đó là sản lượng lúa sản xuất ngày càng nhiều nhưng giá cả thường giảm mạnh khi nông dân thu hoạch đại trà làm cho thu nhập của nông dân bị giảm đi.

7.3. Về Giáo dục: Năm học 2014-2015 đã kết thúc, toàn tỉnh hiện có 651 trường, tăng 12 trường so với năm học trước, (bao gồm: 126 trường mầm non, tăng 16 trường; tiểu học: 296 trường, giảm 4 trường; Trung học cơ sở: 122 trường, tăng 1; Phổ thông cơ sở 44 trường, tăng 1; Trung học phổ thông 51 trường, giảm 1 và GDTX 15 trường, không tăng giảm); hệ giáo dục phổ thông huy động được 10.180 lớp học và 288.734 học sinh (giảm 52 lớp và tăng 1.610 học sinh); tổng số giáo viên 16.334 người, giảm 1,7% (giảm 282 giáo viên) so năm học trước, (bao gồm: 8.942 giáo viên tiểu học, giảm 173 giáo viên, 5.276 giáo viên trung học cơ sở giảm 82 giáo viên và 2.116 giáo viên trung học phổ thông, giảm 27 giáo viên). Số trường đạt chuẩn Quốc gia 168 trường, chiếm tỷ lệ 25,57%, tăng 22 trường so cùng kỳ măm trước. Nhìn chung quy mô trường lớp cơ bản đáp ứng cho nhu cầu học tập, nhưng vẫn còn phân tán, chưa đồng bộ. Số học sinh bỏ học các cấp học là 5.170 học sinh, giảm 370 học sinh so với năm học trước, tỷ lệ bỏ học là 1,8%, trong đó, học sinh tiểu học bỏ học 338 học sinh (0,21%); Trung học cơ sở 1.006 học sinh (1,06%) và Trung học phổ thông 572 học sinh (1,72%).

7.4. Về y tế: Trong sáu tháng đầu năm ngành Y tế đã kiểm soát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm, triển khai các biện pháp phòng chống dịch đạt hiệu quả, các bệnh dễ gây thành dịch như: sởi, cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng được kiềm chế đa số ca mắc giảm so cùng kỳ năm trước và không xảy ra vụ dịch nào; ngành tiếp tục đảm bảo chế độ trực cấp cứu 24/24 và nâng dần chất lượng khám và điều trị bệnh; công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực y tế được tăng cường, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.

Toàn tỉnh hiện có 159 cơ sở điều trị, với 5.152 giường bệnh (kể cả giường bệnh Trạm y tế xã), số cán bộ y tế 7.465 người, trong đó có 1.070 bác sĩ, đạt bình quân 6,07 bác sĩ trên vạn dân. Tổng số lượt khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm là 2,104 triệu lượt, đạt 46,75% KH năm và giảm 14,51% so cùng kỳ năm trước và số điều trị nội trú là 101,53 ngàn người, đạt 44,15% kế hoạch, giảm 4,58% so cùng kỳ. Tổ chức triển khai thực hiện Luật BHYT (có hiệu lực từ 1/01/2015), gắn với tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, đến nay tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh đạt 65,99% (Mục tiêu HĐND tỉnh giao năm 2015 là  70%).

Về tình hình dịch bệnh 6 tháng đầu năm 2015 ưo71c số mắc như sau: Sốt xuất huyết: 122 cas; Tay chân miệng :344 cas; Thủy đậu: 121 cas; quai bị:145 cas; Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn 17 cas; Cúm A H5N1: 0 cas; Bệnh tiêu chảy 3.397 cas; lỵ trực trùng: 92 cas, lỵ Amip: 88 cas; Cúm thường 2.212 cas; Đau mắt đỏ: 17 cas, Sởi: 0 cas. Không có trường hợp tử vong.

So với cùng kỳ năm trước, số cas sốt xuất huyết giảm 109 cas;  tay chân miệng giảm188 cas; thủy đậu giảm 104, quai bị tăng 102 cas; Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn giảm14 cas; bệnh tiêu chảy tăng 874 cas, lỵ trực trùng tăng 2 cas; lỵ Amip giảm 5 cas, cúm thường tăng 849 cas; đau mắt đỏ giảm 128 cas; sởi giảm 23 cas.

Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế: Bệnh Phong khám 4.500 người, đạt 9% kế hoạch; phát hiện mới 6 bệnh nhân (đạt 42,86%); số bệnh nhân đang quản lý là 477 (đạt 101,49%), số bệnh nhân chăm sóc tàn tật là 150 (đạt 34,88%). Bệnh Lao: Xét nghiệm 19.500 lam (đạt 52,07%), phát hiện mới 1.237 bệnh nhân (đạt 51,05%), số bệnh nhân quản lý là 3.786 người (đạt 76,13%), điều trị khỏi bệnh 1.026 người (đạt 46%). Bệnh Sốt rét: Xét nghiệm 2.751 lam (đạt 18,34%),khám và điều trị cho 6 bệnh nhân (đạt 0,75%).Chưa thực hiện phun hóa chất, tẩm mùng.

Chương trình phòng chống HIV/AIDS: Xét nghiệm máu 25.169 mẫu (đạt 139,83%), phát hiện mới 68 người nhiễm HIV (đạt 33,5%). Giám sát trọng điểm HIV 550 mẫu (đạt 18,33%), số mẫu giám sát trọng điểm STI là 550 mẫu(đạt 55%).

Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm: Hoàn thành 60 hồ sơ công bố hợp quy, phù hợp quy định ATTP (đạt 60%); cấp giấy chứng nhận cho 140 cơ sở đủ điều kiện ATTP (đạt 23,33%); tiến hành thanh, kiểm tra 9.500 lượt (đạt 65,07%). Số mẫu xét nghiệm là 1.100 mẫu (đạt 47,83%), xác nhận kiến thức ATVSTP cho 3.000 người (đạt 46,15%).

7.5. Văn hóa, Thể thao: Sáu tháng đầu năm, ngành VH-TT-DL tập trung tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, an toàn, tiết kiệm tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần quảng bá tiềm năng thế mạnh của tỉnh, mở rộng giao lưu, hợp tác, hội nhập thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Công tác trùng tu tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được chú trọng, trở thành điểm đến du lịch, thu hút khách đến tham quan, nghiên cứu. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phong trào thi đua “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phát triển quy mô, chất lượng các hoạt động thể dục thể thao, kết hợp với sở giáo dục tổ chức thành công Hội khẻo Phù đổng lần thứ XVI năm học 2014-2015, Phối hợp đăng cai tổ chức 03 môn thi đấu tại Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và tham dự 15 môn thi đấu tại đại hội có trên 120 vận động viên tham dự, đạt 71 huy chương (25 HCV, 17 HCB, 29 HCĐ) xếp thứ 9/14 tỉnh, thành phố.

Công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm trong ngành, đã triển khai 07 cuộc kiểm tra tại 171 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, kết quả lập biên bản nhắc nhở, buộc cam kết khắc phục 100 cơ sở, vi phạm hành chính 11 cơ sở, quyết định xử phạt vi phạm 62,5 triệu đồng.

7.6 Tình hình an toàn giao thông: Theo Ban An toàn Giao thông tỉnh trong tháng (tính từ ngày 16/5 đến ngày 15/6/2015) toàn tỉnh xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, làm 13 người chết và bị thương 16 người (tính cả vụ va chạm). Trong đó tai nạn ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 16 vụ, chết 13 người và bị thương 08 người. So với tháng trước tăng 03 vụ, giảm 06 người chết và tăng 06 người bị thương. So với cùng tháng năm 2014, TNGT giảm 08 vụ, tăng 2 người chết và giảm 19 người bị thương. Tính từ đầu năm đến ngày 15/6/2015 trên toàn tỉnh xảy ra 156 vụ TNGT, làm 77 người chết và 149 người bị thương, trong đó tai nạn ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 91 vụ, làm chết 77 người và bị thương 65 người. So với cùng kỳ năm 2014 số vụ TNGT giảm 88 vụ, tăng 03 người chết, giảm 110 người bị thương; trong đó số vụ tai nạn ít nghiêm trọng trở lên tăng 03 vụ, tăng 03 người chết,tăng 08 người bị thương. Số người chết vì TNGT nhiều nhất trên các huyện như: Phú Quốc (12 người), Hòn Đất (12), Châu Thành (10), Kiên Lương (08), Gò Quao (07)...

Tình hình tai nạn giao thông 6 tháng thì số vụ có giảm nhưng số người chết vẫn tăng đó là do tăng số vụ tai nạn nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra cho 6 tháng cuối năm là làm sao kéo giảm vụ tai nạn giao thông ngiêm trọng gây chết người, các ngành chức năng cần tăng cường thanh kiểm tra, đặt chốt các tuyến đường dễ xảy ra tại nạn giao thông nghiêm trọng, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm Luật giao thông, đồng thời tuyên truyền trên thông tin đại chúng qua loa, đài, hình ảnh và biển báo...nhằm tác động đến người dân có ý thức hơn khi tham gia giao thông.

7.7 Bảo vệ môi trường: Theo báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường trong quý II chưa phát hiện và tiếp nhận đơn tố cáo gây ô nhiễm môi trường nào trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó Sở tiến hành thành lập 06 đoàn thanh tra ở các Công ty, Doanh nghiệp sản xuất, chế biến ảnh hưởng đến môi trường, kiểm tra việc chấp hành các quy định chính sách trong sản xuất và khai khoáng.

7.8. Thiệt hại do cháy nổ, thiên tai: Tính từ ngày 16/5/2015 đến 15/6/2015 xảy ra 5 vụ cháy, nguyên nhân do chập điện 3 vụ, đang điều tra 2 vụ (Phú Quốc 2 vụ, Hà Tiên 1 vụ, Châu Thành 1 vụ và Tân Hiệp 1 vụ) không có thương vong. Thiệt hạt ước tính 815 triệu đồng. Tính từ đầu năm toàn tỉnh xảy ra 39 vụ cháy, mức thiệt hại ước tính 4,553 tỷ đồng làm bị thương 3 người. So cùng kỳ năm trước số vụ cháy tăng 09 vụ, tuy nhiên mức thiệt hại giảm 2,1 tỷ đồng.

Tóm lại: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 vẫn còn gặp một số khó khăn chung như thị trường xuất khẩu cạnh tranh gay gắt nhất là mặt hàng gạo và thủy sản, cùng với nhiều yếu tố khách quan đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, nhưng cơ bản vẫn có xu hướng phát triển tích cực, trong đó sản xuất lúa đạt sản lượng cao hơn năm trước, một số lĩnh vực khác cũng tăng khá: Công nghiệp, thủy sản, tổng mức bán lẻ, du lịch, thu ngân sách, hoạt động giáo dục, văn hóa thông tin, TDTT và một số lĩnh vực xã hội khác có tiến bộ.

8. Đề xuất kiến nghị

6 tháng đầu năm tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 9,24%, là mức tăng khá cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang tăng 5,65%; Đồng Tháp: 7,82%; Vĩnh Long 6,17%; Trà Vinh 6,06%, Bến Tre 6,96%, Cần Thơ 9,15%; Hậu Giang 5,66%; Tiền Giang 8,5%; Long An 10,2%; Sóc Trăng 6,88%, Bạc Liêu 6,06%; Cà Mau 6,0%... Tuy nhiên vẫn chưa đạt so với mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đề ra cả năm là 10%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2015, trong 6 tháng cuối năm các ngành, các cấp cần quyết liệt hơn trên các lĩnh vực đạt kế hoạch còn thấp, có giải pháp cụ thể để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Cục Thống kê có một số kiến nghị như sau:

1. Về sản xuất nông nghiệp, tập trung chỉ đạo giúp nông dân tranh thủ xuống giống dứt điểm, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh hiệu quả vụ lúa hè thu đảm bảo diện tích gieo sạ đạt kế hoạch giao và năng suất cao hơn năm trước. Chủ động triển khai, hướng dẫn nông dân gieo sạ lúa vụ Thu đông đúng thời vụ, thu hoạch tránh lủ.. Cần khuyến khích phát triển mô hình liên kết sản xuất với hợp đồng bao tiêu sản phẩm.Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm không để xảy ra dịch bệnh. Chỉ đạo chăm sóc tốt diện tích thủy sản đã thả nuôi, đặc biệt là vận động doanh nghiệp, hộ dân thả giống khi thời tiết thuận lợi nhằm tăng nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tái cơ cấu nền nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất hàng nông sản có chất lượng cao, tạo điều kiện xây dựng thương hiệu có uy tín để chiếm lợi thế cạnh tranh xuất khẩu.

2. Ngành Ngân hàng điều hành lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất huy động. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, với cơ chế cho vay linh hoạt đối với tài sản thế chấp, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cuối năm đạt chỉ tiêu đề ra trên 10%. Trong năm 2015 hàng loạt hiệp định thương mại tự do sẽ được ký kết và đi vào hoạt động, thị trường sẽ đối mặt với cuộc cạnh tranh khi hàng rào thuế quan giảm, vì vậy các doanh nghiệp cần có vốn để đổi mới công nghệ sản xuất đứng vững trên thị trường.

3. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản có xu hướng thu hẹp do cạnh tranh gay gắt về chất lượng và giá cả dẫn tới kim ngạch sụt giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu cần theo dõi sát diễn biến thị trường, tích cực mở rộng thị trường theo hướng đa phương hóa, phát triển các thị trường mới và thị trường tiềm năng. Hoạt động xúc tiến thương mại cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nhiều thị trường tiêu thụ nhất là mặt hàng nông, thủy sản. Cung cấp thông tin tình hình kinh doanh của thị trường thế giới và trong nước kịp thời đến với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm bắt và có biện pháp chuyển hướng kinh doanh đạt hiệu quả.

Trong lĩnh vực nội thương, tiếp tục tuyên truyền vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, quảng bá các sản phẩm uy tín, chất lượng; mở rộng thị trường bán lẻ, thực hiện nhiều hình thức khuyến mãi nhằm tăng sức mua. Tăng cường công tác kiểm tra chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kèm chất lượng ảnh hưởng đến nhà sản xuất và sức khỏe nhân dân.

4. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần liên kết, phối hợp với đơn vị nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản, nghiên cứu và nắm vững yêu cầu từng thị trường, nhất là các quy định về an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm thủy sản chế biến.

5. Công tác dạy nghề đáp ứng đủ lao động có tay nghề theo nhu cầu sử dụng, cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cho doanh nghiệp, nhất là số doanh nghiệp ở các khu công nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động.

6. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đúng đối tượng; thực hiện đạt hiệu quả trong chương trình xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm và  đào tạo nghề cho đối tượng thanh, thiếu niên trong tỉnh có việc làm ổn định./.

Tải về:  -  Số liệu Kinh tế - xã hội ước tính tháng 6 và 6 tháng năm 2015

            - CPI 6 tháng năm 2015

Số lần đọc: 2457
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan