Tin nóng
28.09.2017
Năm 2017, kinh tế cả nước phát triển ổn định, Chính phủ đang quyết liệt tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, kết quả tình hình xuất khẩu, thu ngân sách khả quan do giá hàng hóa thế giới, nhất là giá dầu thô phục hồi; thu hút và giải ngân FDI tiếp tục tăng; cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang các thị trường lớn rất khả quan. Ngoài ra, với những chính sách lớn nhằm cải thiện về môi trường đầu tư - kinh doanh, triển vọng hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục khởi sắc.

Ở  tỉnh ta, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2017 phát triển ổn định, một số chỉ tiêu đạt khá như: thu ngân sách đạt cao so dự toán; sản xuất công nghiệp ổn định, trong các khu công nghiệp đã có nhiều dự án do các doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng và mở rộng sản xuất; tình hình nuôi trồng thủy sản có khởi sắc hơn do bà con kịp thời chuyển đổi mô hình nuôi phù hợp với thời tiết, khí hậu… dẫn đến đời sống nhân dân được cải thiện, dịch bệnh được kiểm soát; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, kết quả sản xuất ở một số lĩnh vực cũng còn có khó khăn như: sản xuất nông nghiệp do thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm kết quả vụ Mùa, Đông xuân, Hè thu không đạt cả về diện tích cũng như sản lượng so kế hoạch đề ra; tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá cả liên tục giảm... Cụ thể trên từng lĩnh vực đạt được như sau:

1. Tăng trưởng kinh tế:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)  9 tháng năm 2017 theo (giá so sánh 2010) ước tính tăng 7,82% so với cùng kỳ năm 2016. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng  5,11%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,12 điểm phần trăm, trong đó riêng lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,28%; đóng góp tăng trưởng 0,98 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,68%, đóng góp tăng trưởng chung 1,81 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ  tăng 10,31%, đóng góp tăng trưởng chung 3,83 điểm phần trăm; Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,24%, đóng góp tăng trưởng chung 0,06 điểm phần trăm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước 9 tháng năm 2017

 

(GRDP)

 ước 9 tháng năm  2017 (triệu đồng)

Tốc độ tăng

So với  9 tháng năm 2016 (%)

Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng 9 tháng năm 2017 (%)

Theo giá

hiện hành

Theo giá

So sánh 2010

 

Tổng sản phẩm trên ĐB (GRDP)

Tổng giá trị tăng thêm (VA)

Phân theo khu vực kinh tế

1. Nông, lâm, thủy sản

      Riêng: - Nông nghiệp

                 - Thủy sản

2.Công nghiệp, xây dựng    

      Riêng: - Công nghiệp

3. Dịch vụ

4.Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP.

55.021.649

53.646.224

 

22.145.108

14.996.804

6.908.200

10.782.473

6.771.047

20.718.643

1.375.425

41.395.928

40.342.102

 

16.732.542

11.908.841

4.714.066

7.864.568

4.768.137

15.744.992

1.053.826

7,82

7,97

 

5,11

3,28

10,15

9,68

8,18

10,31

2,24

7,82

7,76

 

2,12

0,98

1,13

1,81

0,94

3,83

0,06

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng năm 2017 theo (giá so sánh 2010) ước tính đạt 41.395,92 tỷ đồng, đạt 75,27% kế hoạch năm, tăng 7,78% so với cùng kỳ năm 2016.

Chia ra:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tổng giá trị tăng thêm (VA) ước thực hiện 16.732,54 tỷ đồng, đạt 80,43% kế hoạch, tăng 5,11% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng chung  khu vực I là 2,12 điểm phần trăm, trong đó: Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp 11.908,84 tỷ đồng, đạt 83,65% kế hoạch, tăng 3,28% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng 0,98 điểm phần trăm; lĩnh vực thủy sản giá trị tăng thêm 4.714,07 tỷ đồng, đạt 73,74% kế hoạch, tăng 10,15% so cùng kỳ năm trước, đóng góp tăng trưởng 1,13 điểm phần trăm.

Nếu như 6 tháng đầu năm 2017 khu vực I chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là 1,11 điểm phần trăm thì đến 9 tháng 2017 đã đóng góp 2,12 điểm phần trăm, trong đó ngành thủy sản có sự đóng góp cho tăng trưởng vượt trội hơn lĩnh vực nông nghiệp. (6 tháng đầu năm lĩnh vực thủy sản chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là 0,73 điểm phần trăm thì đến 9 tháng 2017 đã đóng góp cho tăng trưởng là 1,13 điểm phần trăm).

- Khu vực công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị tăng thêm ước thực hiện 7.864,57 tỷ đồng, đạt 70,42% kế hoạch, tăng 9,68%, đóng góp tăng trưởng chung khu vực II là 1,81 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp giá trị tăng thêm  4.768,14 tỷ đồng, đạt 68,08% kế hoạch, tăng 8,18% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng là 0,94 điểm phần trăm; giá trị tăng thêm ngành xây dựng 3.096,43 tỷ đồng, đạt 74,35% kế hoạch, tăng 12,08% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng trong khu vực II 0,87 điểm phần trăm.

Ở khu vực II cho thấy: sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2017 là rất chậm, nếu như dự kiến 6 tháng đầu năm đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là 1,77 điểm phần trăm (trong đó: Công nghiệp là 0,9 và Xây dựng là 0,87) thì đến nay chỉ đóng góp thêm cho tăng trưởng là 0,04 điểm phần trăm và xây dựng là 0).

- Khu vực dịch vụ: Tổng giá trị tăng thêm ước thực hiện 15.744,99 tỷ đồng, đạt 74,43% kế hoạch, tăng 10,31% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng chung là 3,83 điểm phần trăm, trong đó tăng cao nhất là các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống và du lịch, vận tải... còn lại các ngành dịch vụ khác có mức tăng trưởng đều cao hơn mức chung. Đây vẫn là khu vực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cao nhất.  

2. Tài chính, ngân hàng:

2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tổng thu ngân sách 9 tháng năm 2017 dự kiến thu  6.506,47 tỷ đồng, đạt 73,62% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 11,72%  so cùng kỳ năm 2016. Trong đó: thu nội địa 6.377,15 tỷ đồng, đạt 74,08% kế hoạch, tăng 12,40% so cùng kỳ, chiếm 98,01% trên tổng thu ngân sách của tỉnh.  Đa số các khoản thu đều đạt cao so dự toán, như: Thu tiền sử dụng đất 1.083 tỷ đồng, đạt 98,45% kế hoạch, tăng 8,16% so cùng kỳ; Thuế CTN ngoài quốc doanh 2.184,41 tỷ đạt 68,95% so dự toán, tăng 44,46% so cùng kỳ, thu lệ phí trước bạ 236,47 tỷ đồng, đạt 85,37% dự toán, tăng 22,37% so cùng kỳ; thu tiền thuế thu nhập cá nhân 477,48 tỷ đồng, đạt 78,28% dự toán, tăng 30,91% so cùng kỳ; thu thuế XNK, thuế VAT hàng nhập khẩu 101,99 tỷ đồng, đạt 92,72% dự toán, tăng 29,53% so cùng kỳ...

Bên cạnh đó vẫn còn một số khu vực, sắc thuế đạt thấp so dự toán cả năm như: Thu từ doanh nghiệp nhà nước TW 279,92 tỷ đồng, đạt 63,62% kế hoạch, giảm 5,94% so cùng kỳ; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 187,57 tỷ đồng, đạt 62,52% kế hoạch, chỉ bằng 44,22% so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 151,52 tỷ đồng, đạt 61,85% kế hoạch, giảm 4,95%...

Tổng chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách 9 tháng năm 2017 dự kiến là 8.200,29 tỷ đồng, đạt 68,71% dự toán năm, tăng 10,40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 5.435,33 tỷ đồng, đạt 73,25% dự toán năm, tăng 15,07%; chi đầu tư phát triển 2.737,63 tỷ đồng, đạt 67,08% dự toán năm, tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước.

2.2. Hoạt động Ngân hàng:

Hoạt động huy động vốn: Trong quý III/2017, tỷ giá USD tiếp tục xu thế ổn định, mặt bằng lãi suất huy động VND tăng đối với kỳ hạn trung dài hạn, một số dự án đang trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng vốn huy động, đồng thời cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương được cải thiện theo hướng giảm vốn huy động bằng ngoại tệ và tăng vốn huy động VND kỳ hạn trung dài hạn so với đầu năm. Ước đến cuối quý III/2017, nguồn vốn huy động  đạt 65.500 tỷ đồng, tăng 1,47% so KH và tăng 18,78% so cùng kỳ. Trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 37.950 tỷ đồng, chiếm 57,94 %/tổng nguồn vốn hoạt động, tăng 1,12% so với KH, và tăng 17,89% so với cùng kỳ. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương như sau:

- Phân theo loại tiền huy động

Số dư huy động bằng VND ước đạt 37.550 tỷ đồng, tăng 1,64% so với quý trước và tăng 16,16% so với đầu năm, chiếm 98,95%/tổng nguồn vốn huy động tại địa phương.

Số dư huy động bằng ngoại tệ ước đạt 400 tỷ đồng, giảm 18,20% so với quý trước và giảm 6,98% so với đầu năm, chiếm 1,05%/tổng nguồn vốn huy động tại địa phương.

- Phân theo thời gian huy động

Số dư huy động ngắn hạn ước đạt 28.450 tỷ đồng, tăng 2,87% so với quý trước, tăng 15,03% so với đầu năm, chiếm 74,97%/tổng nguồn vốn huy động tại địa phương.

Số dư huy động trung, dài hạn ước đạt 9.500 tỷ đồng, giảm 2,50% so với quý trước, nhưng tăng 18,07% so với đầu năm, chiếm 25,03%/tổng nguồn vốn huy động tại địa phương.

Hoạt động tín dụng: Tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ chậm hơn so với quý II/2017. Ước đến cuối quý III/2017, doanh số và dư nợ tín dụng đạt như sau:

Doanh số cho vay đến cuối quý III/2017 ước đạt 27.500 tỷ đồng. Trong đó: Cho vay ngắn hạn là 19.800 tỷ đồng, chiếm 72% doanh số cho vay; Cho vay trung và dài hạn là 7.700 tỷ đồng, chiếm 28% doanh số cho vay.

Dư nợ cho vay đạt 52.150 tỷ đồng, tăng 3,63% so quý trước, tăng 15,02% so với đầu năm. Cơ cấu dư nợ cho vay như sau:

- Phân theo loại tiền cho vay

Dư nợ cho vay bằng VND 50.640 tỷ đồng, tăng 0,68% so với quý trước, tăng 13,13% so với đầu năm, chiếm 97,10%/tổng dư nợ cho vay;

Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 1.510 tỷ đồng, tăng 1,31% so với quý trước, nhưng giảm 3,58% so với đầu năm, chiếm 2,90%/tổng dư nợ cho vay.

- Phân theo thời hạn cho vay

Dư nợ cho vay ngắn hạn 27.550 tỷ đồng, tăng 4,10% so với quý trước, tăng 13,49% so với đầu năm, chiếm 52,83% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay trung dài hạn 24.600 tỷ đồng, tăng 3,10% so với quý trước, tăng 16,79% so với đầu năm, chiếm 47,17% tổng dư nợ.

- Phân theo ngành kinh tế

Ngành Nông Lâm nghiệp: Doanh số cho vay 3.600 tỷ đồng, dư nợ cho vay 11.300 tỷ đồng, tăng 5,26% so với quý trước, tăng 12,51% so với đầu năm; dư nợ ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 21,67%/ tổng dư nợ.

Ngành Thuỷ sản: Doanh số cho vay 2.450 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 3.550 tỷ đồng, tăng 1,59% so với quý trước, tăng 24,04% so với đầu năm; dư nợ ngành thủy sản chiếm tỷ trọng 6,81%/ tổng dư nợ.

Ngành Công nghiệp: Doanh số cho vay 3.200 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 5.050 tỷ đồng, tăng 5,01% so với quý trước, tăng 12,24% so với đầu năm; dư nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 9,68%/tổng dư nợ.

Ngành Xây dựng: Doanh số cho vay 1.950 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 3.150 tỷ đồng, tăng 4,82% so với quý trước, tăng 36,39% so với đầu năm; dư nợ ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 6,04%/tổng dư nợ.

Ngành Thương nghiệp, Dịch vụ: Doanh số cho vay 9.300 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 16.100 tỷ đồng, tăng 2,19% so với quý trước, tăng 17,38% so với đầu năm; dư nợ ngành thương nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng 30,87% tổng dư nợ.

Ngành Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Doanh số cho vay 1.850 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 900 tỷ đồng, tăng 22,87% so với quý trước, tăng 0,49% so với đầu năm; dư nợ ngành vận tải, thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng 1,73%/ tổng dư nợ.

Cho vay tiêu dùng: Doanh số cho vay 5.150 tỷ đồng, dư nợ ước đạt 12.100 tỷ đồng, tăng 2,60% so với quý trước, tăng 9,87% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 23,20%/tổng dư nợ.

Chất lượng tín dụng: Các TCTD tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, phù hợp; kết hợp đẩy mạnh triển khai thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, thu hồi nợ rủi ro đang theo dõi ngoại bảng. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục duy trì trong giới hạn an toàn. Đến cuối quý III/2017:

Nợ xấu 620 tỷ đồng, chiếm 1,19%/tổng dư nợ.

Nợ tổn thất (nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro và đang theo dõi ngoại bảng) 500 tỷ đồng.

Tình hình thực hiện các chương trình tín dụng: Trong quý III/2017, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng tiếp tục tăng. Doanh số và dư nợ cho vay tính đến 31/8/2017 và ước đến cuối quý III/2017 của một số lĩnh vực như sau:

Cho vay nông nghiệp nông thôn: Ước doanh số cho vay quý III/2017 đạt 6.500 tỷ đồng, doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm đạt 28.000 tỷ đồng; Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 27.900 tỷ đồng, tăng 7,07% so với tháng trước, tăng 15,74% so với đầu năm; chiếm 53,69% tổng dư nợ. Trong đó: Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 19.700 tỷ đồng, tăng 19,52% so với đầu năm; Dư nợ cho vay chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ  333 tỷ đồng, giảm 7,50% so với đầu năm.

Cho vay xuất khẩu tăng ở cả 02 mặt hàng chủ lực của tỉnh (Gạo và Thủy sản) so với quý II/2017. Ước đến cuối quý III/2017, doanh số cho vay xuất khẩu đạt 3.900 tỷ đồng, tính chung từ đầu năm đạt 8.900 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 4.450 tỷ đồng, tăng 22,39% so với quý II/2017 và tăng 23,03% so với đầu năm. Trong đó: Doanh số cho vay xuất khẩu quý III/2017 đạt 900 tỷ đồng, tính chung từ đầu năm đạt 1.800 tỷ đồng; dư nợ 925 tỷ đồng, tăng 75,52% so với quý trước, tăng 32,14% so với đầu năm; Doanh số cho vay xuất khẩu thủy sản quý III/2017 đạt 3.000 tỷ đồng, tính chung từ đầu năm đạt 7.100 tỷ đồng; dư nợ 3.525 tỷ đồng, tăng 13,38% so với quý trước, tăng 20,84% so với đầu năm.

  Cho vay phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67: Đến thời điểm báo cáo, trên địa bàn có 38 tàu (đóng mới 35 tàu: 27 tàu cá và 8 tàu dịch vụ hậu cần; nâng cấp 3 tàu) được ký hợp đồng tín dụng; đã giải ngân 245,82 tỷ đồng (tổng số tiền cam kết cho vay là 253,77 tỷ đồng); dư nợ đạt 237,55 tỷ đồng; và có 33/38 tàu đã hạ thủy.

  Chính sách Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP: Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục thu nợ, tính đến 31/8/2017, dư nợ còn 337 tỷ đồng của 678 HĐTD (01 DN và 677 cá nhân).

  Cho vay DN nhỏ và vừa tiếp tục được quan tâm. Ước đến cuối quý III/2017, doanh số cho vay DN nhỏ và vừa  lũy kế từ đầu năm đạt 18.000 tỷ đồng; dư nợ ước đạt 11.700 tỷ đồng, tăng 10,19% so với quý II/2017, tăng 17,46% so với đầu năm. Các DN nhỏ và vừa  đủ điều kiện đều được các ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay theo qui định của NHNNVN. 

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Kiên Giang tiếp tục thực hiện giải ngân cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách xã hội trọng điểm như: cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ nghèo và cho vay hộ mới thoát nghèo... Ước đến cuối quý III/2017, dư nợ cho vay của Ngân hàng CSXH đạt 2.686 tỷ đồng, giảm 0,04% so với quý II/2017 và tăng 2,75% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 5,15%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn. Nợ xấu 82 tỷ đồng (trong đó nợ khoanh là 42 tỷ đồng), tỷ lệ nợ xấu là 3,05%.

Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân: Toàn tỉnh có 22 QTDND đang hoạt động. Ước đến cuối quý III/2017, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 0,50% so với quý trước, tăng 3,31% so với đầu năm. Trong đó, Vốn huy động đạt 675 tỷ đồng, chiếm 67,50% tổng nguồn vốn; Vốn vay tại Ngân hàng Hợp tác xã và TCTD khác ước 195 tỷ đồng, chiếm 19,50% tổng nguồn vốn; Vốn khác 130 tỷ đồng, chiếm 13,00% tổng nguồn vốn; Dư nợ cho vay ước đạt 860 tỷ đồng, tăng 3,49% so với quý trước, tăng 4,50% so với đầu năm; Nợ xấu ước 7 tỷ đồng, tỷ lệ 0,81%. Dư nợ QTDND chiếm tỷ lệ 1,65%/tổng dư nợ toàn địa bàn.

3. Đầu tư và xây dựng:

Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 9 tháng là 30.990,07 tỷ đồng, đạt 69,21% kế hoạch năm, tăng 8,93% so cùng kỳ. Chia ra: Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý 23.871,50 tỷ đồng, đạt 60,78% kế hoạch, giảm 3,16% so cùng kỳ;  vốn đầu tư của Bộ ngành quản lý 7.118,57 tỷ đồng, đạt 129,43% kế hoạch, tăng 2,14 lần so cùng kỳ.

Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 2.811,67 tỷ đồng đạt 70,22% kế hoạch, tăng 30,35% so cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 382,54 tỷ đồng, đạt 74,64% kế hoạch, giảm 16,47%; vốn đầu tư của DN ngoài nhà nước, hộ dân cư, hộ kinh tế cá thể 19.305,94 tỷ, đạt 58,35% kế hoạch, tăng 1,45% so cùng kỳ.

 Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế, 9 tháng đầu năm 2017 tình hình sản xuất, kinh doanh và tiến độ triển khai các dự án sản xuất tại các KCN như sau:

KCN Thạnh Lộc: Hiện có 06/16 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh (Công ty Bia Sài Gòn, Công ty CP Thái Bình Kiên Giang, Công ty CP Gỗ MDF  Kiên Giang, Công ty CP Nước và Môi trường Thạnh Lộc, Công ty CP Sản xuất và Kinh doanh Vật liệu xây dựng, Viễn thông Kiên Giang); 04/16 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng (Nhà máy đông lạnh thủy sản, nhà máy SX sản phẩm VLXD, nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thu gom nước KCN, đầu tư xây dựng Cảng Thạnh Lộc); 03/16 dự án đang thực hiện các thủ tục xin thuê đất (Đầu tư nhà máy sản xuất Giầy thể thao, nhà máy sản xuất Dược phẩm KG, nhà máy sản xuất Yến sào Long Việt); 03/16 dự án tạm dừng thực hiện dự án (Nhà máy sản xuất Thuốc lá điếu, nhà máy sản xuất Vật tư Y tế Tiêu hao và trang trí nội thất bệnh viện, nhà máy chế biến thủy sản Thông Thuận - KG).

Doanh thu trong tháng 9 ước đạt 527,55 tỷ đồng, tăng 101,4 tỷ đồng so với tháng trước, Tính chung từ đầu năm doanh thu đạt 1.991,98 tỷ đồng. Nộp ngân sách tháng 9 được 49,29 tỷ đồng (Công ty CP Bia Sài Gòn và Công ty CP Nước và Môi trường Thạnh Lộc), tăng 0,4 tỷ đồng so với tháng trước, lũy kế nộp ngân sách từ đầu năm đến nay khoảng 447 tỷ đồng.

KCN Thuận Yên: Hiện có 01/03 dự án đưa vào hoạt động sản xuất là Nhà máy Gạch Tuynel Thông Thuận - KG (trong tháng không phát sinh giá trị đầu tư) lũy kế từ khi triển khai đến nay đạt 236 tỷ đồng; 01dự án đang lập thủ tục đầu tư (Nhà máy sản xuất VLXD); 01dự án đang triển khai đầu tư (Nhà máy sản xuất bột giấy Tuấn Thành).

Tình hình hoạt động tại 02 cửa khẩu Hà Tiên - Giang Thành: Trong tháng đã làm thủ tục xuất nhập cảnh cho 53.500 lượt người. Trong đó: Nhập cảnh, nhập biên 27.200 lượt; xuất cảnh, xuất biên 26.300 lượt. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch y tế và kiểm dịch động vật, thực vật. Qua kết quả kiểm dịch không phát hiện trường hợp nhiễm bệnh, cũng như không phát hiện sinh vật gây hại.

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 9 tháng đầu năm 2017 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 45.077,90 tỷ đồng, đạt 78,52% kế hoạch, tăng 6,31% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp đạt 24.224,65 tỷ đồng, đạt 83,65% kế hoạch, tăng 3,28% so cùng kỳ; lâm nghiệp đạt 177,51tỷ đồng, đạt 62,07% kế hoạch, tăng 1,15% so cùng kỳ; thủy sản 20.675,73 tỷ đồng, đạt 73,42% kế hoạch, tăng 10,15% so cùng kỳ năm trước.

4.1. Nông nghiệp:

* Về trồng trọt: Kết quả diện tích gieo trồng của các vụ lúa trong năm (chưa kể vụ thu đông) là 649.177 ha, đạt 89,23% kế hoạch; Trong đó diện tích thu hoạch  là 638.722 ha (thiệt hại 10.455 ha mất trắng), năng suất bình quân đạt 5,548 tấn/ha và sản lượng 3.601.651tấn, đạt 79,68% so kế hoạch, (giảm 423.738 tấn so với kế hoạch 4 vụ), giảm 1,84% so với năm trước (giảm 67.595 tấn so năm trước). Với kết quả này, Vụ Thu Đông nếu không bị ảnh hưởng lũ và thời tiết thì dự kiến đến cuối năm sản lượng lúa cả năm chỉ đạt 4.051.896 tấn, hụt so kế hoạch là 468.493 tấn (khả năng giảm so cùng kỳ là 109.794 tấn) và sẽ không đạt kế hoạch đề ra là 4.520.389 tấn.

Kết quả từng vụ đạt được như sau:

* Vụ Mùa: Kết thúc gieo trồng với diện tích 47.432 ha, đạt 114,29% kế hoạch, bằng 78,89 % so cùng kỳ ( giảm so cùng kỳ 12.696 ha ). Do ảnh hưởng của nền đất nhiễm mặn và khâu cải tạo làm đất rửa mặn của người dân chưa đảm bảo, nên vụ Mùa ở các huyện thuộc vùng U Minh Thượng bị thiệt hại mất trắng 10.355 ha (Trong đó: huyện An Minh 8.979 ha, An Biên 1.376 ha).

Diện tích lúa Mùa thu hoạch được 37.077 ha, bằng 78,16% diện tích đã gieo trồng, bằng 89,34% so với KH, tăng 21,17% so cùng kỳ (tăng 6.477 ha), năng suất gieo trồng bình quân đạt 2,87 tấn/ha, tăng 1,08 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng 136.354 tấn, bằng 71,34 % kế hoạch (giảm 54.785 tấn), tăng 26,79% so với cùng kỳ (tăng 28.815 tấn).

 Diện tích lúa mùa năm nay giảm so với năm trước là do một số diện tích tôm lúa bị nhiễm mặn không thể trồng lúa, nên bà con đã chuyển đổi sang nuôi tôm chuyên canh để thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, năng suất, sản lượng lại tăng là do diện tích thiệt hại mất trắng giảm 23.284 ha, diện tích thu hoạch tăng 6.477 ha dẫn đến sản lượng tăng 28.815 tấn so với vụ mùa năm trước.

* Vụ Đông xuân: Kết thúc vụ Đông xuân, diện tích gieo trồng là 298.784 ha đạt 99,26% kế hoạch, bằng 99,24% so với năm trước (giảm 2.294 ha). Diện tích thu hoạch 298.684 ha; năng suất gieo trồng đạt 6,024 tấn/ha và sản lượng là 1.799.737 tấn, đạt 82,47% kế hoạch, giảm 2,74% so với năm trước (giảm 50.611 tấn).

Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của thời tiết mưa trái mùa và bệnh muỗi hành làm cho năng suất giảm hơn so cùng kỳ, mặc khác do ảnh hưởng của nhiễm mặn và bệnh muỗi hành nên đã làm thiệt hại 100 ha (An Biên 6 ha, Giồng Riềng 94 ha). Tuy nhiên, năm nay vào đầu vụ thu hoạch lúa Đông Xuân, giá lúa bán ra ở mức cao từ 6.000 đến 7.500 đồng/kg lúa tươi, với giá này người nông dân được lãi khá cao so với mọi năm nên bà con nông dân rất phấn khởi.

* Vụ Xuân hè: Diện tích gieo trồng được 15.326 ha, giảm 11,18% so với cùng kỳ (giảm 1.930 ha), năng suất đạt 5,44 tấn/ha, tăng 0,10 tấn/ha so với cùng kỳ. Sản lượng đạt 83.477 tấn, giảm 9,41%  (giảm 8.673 tấn) so với cùng kỳ.

* Vụ Hè thu: Toàn tỉnh gieo trồng được 287.635 ha, trong đó lúa chất lượng cao đạt 73,7%, đa số giống OM 5451 và ĐS1 chiếm 45,7%, Vụ Hè Thu này có 45.295 ha lúa nhật (giống ĐS 1), chiếm 15,75%/ tổng diện tích gieo trồng gồm ở các huyện Hòn Đất 23.478 ha, Kiên Lương 14.995 ha, Giang Thành 6.629 ha, Giồng Riềng 194 ha…năng suất ước đạt 5,78 tấn/ha, sản lượng dự kiến 243.462 tấn, cao hơn năng suất bình quân chung 0,3 tấn/ha, giá bán bình quân cao hơn các loại giống khác, tuy nhiên chi phí sản xuất lúa Nhật cao hơn các loại giống khác từ 5 – 7%, đồng thời thời gian sinh trưởng dài hơn (khoảng 4 tháng).Thời gian vừa qua do chất lượng giống lúa Nhật không tốt, nông dân ở Giang Thành thu hoạch chỉ đạt 5,4 tấn/ha.

Vụ Hè Thu do ảnh hưởng của thời tiết mưa bão xảy ra liên tục thời gian vừa qua đã làm ngập úng nhiều diện tích lúa đang thời kỳ trổ đồng, đồng chín ở các huyện Giang Thành, Hòn Đất, Kiên Lương …cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như  tiến độ thu hoạch. Hiện nay cơ bản bà con nông dân đã thu hoạch gần hết diện tích, năng suất ước tính 5,5 tấn/ha, sản lượng 1.582.083 tấn, đạt 95,77% kế hoạch, giảm 2,29% (giảm 37.126 tấn).

* Vụ Thu Đông (vụ 3): Tính đến nay, diện tích gieo trồng lúa thu đông được 86.089 ha, đạt 95,65% so với kế hoạch tập trung ở các huyện Giồng Riềng 32.915 ha, Tân Hiệp 34.158 ha, Châu Thành 9.363 ha, Hòn Đất 7.454 ha, Gò Quao 1.549 ha, Rạch Giá 650 ha.          

Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Thu đông là 2.373 ha, chủ yếu là một số bệnh như: Cháy bìa lá 1.039 ha, Lem lét hạt 1.334 ha…       

* Vụ Mùa 2017-2018: Một số huyện có diện tích canh tác lúa mùa cũng đã tiến hành chuẩn bị đất, gieo mạ để gieo trồng, đến nay đã gieo trồng được 6.223 ha gồm thị xã Hà Tiên 487ha, An Biên 2.500 ha, An Minh 686 ha, Vĩnh Thuận 1.000 ha, U Minh Thượng 1.550 ha.

* Cây rau màu: Cùng với cây lúa, một số cây màu khác cũng được bà con nông dân quan tâm sản xuất như : Dưa hấu 1.164 ha, giảm 16,74% so với cùng kỳ; Khoai lang 1.077 ha, giảm 22,01% so với cùng kỳ; Khoai mì 448 ha, giảm 32,02% so với cùng kỳ; Bắp 264 ha, tăng 79,59%  so với cùng kỳ; Rau đậu các loại 8.017 ha, tăng 10,46% so với cùng kỳ.

* Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh tính đến thời điểm ngày 1/07/2017 so kế hoạch và so với cùng kỳ đều có xu hướng giảm, do tình hình giá thịt hơi các loại gia súc, gia cầm trên thị trường mấy tháng gần đây đều giảm nhất là giá thịt heo hơi đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tái đàn của bà con nông dân.

Hiện nay giá thịt hơi các loại (nhất là thịt heo hơi) đã có xu hướng tăng trở lại, Tuy nhiên, đề nghị các ngành chức năng nên có khuyến cáo và vận động bà con nông dân không nên tái đàn ồ ạt đồng loạt sẽ dễ dẫn đến tình trạng dư thừa làm ảnh hưởng đến giá cả xuống thấp như thời gian vừa qua.

4.2. Lâm nghiệp:

Tình hình chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên, ngành Kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền giáo dục,vận động nhân dân bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, trang bị đầy đủ các trang thiết bị sẳn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Tuy nhiên trong 9 tháng còn xảy ra 08 vụ cháy rừng đồng cỏ xen tràm nước tái sinh và tràm bông vàng (huyện Phú Quốc 07 vụ, Giang Thành 01 vụ) với diện tích thiệt hại 5,487 ha; có 32 vụ vi phạm chặt phá lấn chiếm đất rừng với diện tích khoảng 2,166 ha, tăng 02 vụ so với cùng kỳ.

4.3. Thủy sản:

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Tháng 9 ước tính đạt 3.250,44 tỷ đồng tăng 15,94% so với tháng trước, tăng 12,57% so với cùng kỳ, bao gồm: giá trị khai thác 1.268,91 tỷ đồng, bằng 100,06% so tháng trước, giá trị nuôi trồng 1.981,53 tỷ đồng, tăng 29,06% so tháng trước.

Ước tính 9 tháng năm 2017 giá trị sản xuất khai thác và nuôi trồng được 20.675,73 tỷ đồng, đạt 73,42% so kế hoạch năm, tăng 10,15%  so với cùng kỳ, trong đó: giá trị  khai thác 10.792,39 tỷ đồng, đạt 67,93% so kế hoạch, tăng 0,97% so cùng kỳ và giá trị nuôi trồng 9.883,33 tỷ đồng, đạt 80,53% kế hoạch, tăng 22,30% so cùng kỳ năm 2016.

Tổng sản lượng thủy sản ( khai thác và nuôi trồng) tháng 9 ước đạt 79.162 tấn, tăng 4,51 % so tháng trước. Luỹ kế 9 tháng 575.880 tấn, đạt 76,30% kế hoạch năm, tăng 8,69% (tăng 46.022 tấn) so cùng kỳ năm 2016.

Sản lượng khai thác: Tháng 9 ước tính được 46.934 tấn thủy hải sản các loại, bằng 99,99% so tháng trước, tăng 6,63% so cùng kỳ năm trước, trong đó: cá các loại 34.302 tấn, giảm 0,04% so tháng trước; tôm các loại 3.135 tấn; mực 5.990 tấn; thủy hải sản khác 3.507 tấn, tất cả đều giữ ổn định so với tháng trước.

Luỹ kế 9 tháng, sản lượng khai thác được 410.985 tấn, đạt 77,54% kế hoạch năm, tăng 5,48% (tăng 21.367 tấn) so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: cá các loại 300.134 tấn, tăng 7,39% (tăng 20.641tấn); tôm 26.994 tấn, giảm 3,07% (giảm 856 tấn); mực 52.007 tấn, tăng 3,79% (tăng 1.898 tấn) và thủy sản khác 31.850 tấn, giảm 0,98% (giảm 316 tấn).

Sản lượng nuôi trồng: Tháng 9 ước đạt 32.228 tấn, tăng 11,86%  so tháng trước (tăng 3.416 tấn). Trong đó: cá nuôi được 11.289 tấn, tăng 23,76%; tôm nuôi 9.710 tấn, tăng 10,08% (tăng 1.155 tấn), bao gồm: tôm sú đạt 7.674 tấn, tăng 1.010 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 1.470 tấn, giảm 1.274 tấn; thủy sản khác 11.229 tấn, tăng 3,31% (tăng 360 tấn).

Tính chung 9 tháng, sản lượng nuôi trồng được 164.895 tấn, đạt 73,38% kế hoạch năm, tăng 17,58% (tăng 24.655 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá nuôi 50.024 tấn, đạt 81,61% kế hoạch, tăng 15,75% (tăng 6.807 tấn); tôm các loại 52.451 tấn, đạt 83,26% kế hoạch, tăng 27,09% (tăng 11.181 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng 11.091 tấn, đạt 74,12% kế hoạch, tăng 39,67% (tăng 3.150 tấn)… Sản lượng tôm tăng chủ yếu là do tăng diện tích nuôi kể cả công nghiệp và bán công nghiệp với nhiều hình thức đa dạng như: nuôi kết hợp nhiều loại như tôm sú xen tôm thẻ, xen càng xanh hoặc tôm sú xen tôm thẻ, xen cua bước đầu đã đem lại hiệu quả…từ đó làm tăng thêm sản lượng tôm các loại.

Tính đến nay, diện tích thả nuôi thủy sản toàn tỉnh là 151.809 ha, trong đó diện tích tôm nuôi 116.694 ha, đạt 103,26% so kế hoạch, tăng 10,76% so cùng kỳ, trong đó diện tích tôm thẻ nuôi công nghiệp – bán công nghiệp là 1.777 ha, đạt 86,68% so kế hoạch, tăng 22,04% so cùng kỳ năm trước, đây là tín hiệu đáng mừng, bởi vì năm nay do thời tiết thuận lợi hơn nên các doanh nghiệp, hộ nhân dân đã tranh thủ đầu tư thả nuôi hết diện tích. Dự báo từ đây đến cuối năm sản lượng tôm các loại có thể đạt kế hoạch đề ra nếu thời thiết diễn biến thuận lợi và giá cả đầu ra ổn định như hiện nay.

5. Sản xuất công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Trong tháng 9 ước tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,31% so tháng trước, tăng 14,42% so cùng kỳ năm trước. Ngành tăng cao nhất so tháng trước là ngành khai khoáng tăng 6,75%; kế đến là ngành chế biến, chế tạo tăng 6,40%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 5,41%. ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 4,67%.

Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 8,21% so cùng kỳ, ngành tăng cao là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 9,90%; kế đến là ngành chế biến, chế tạo tăng 8,40%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hoà không khí tăng 6,97%; ngành khai khoáng tăng thấp nhất là 2,44%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng 9 ước tính 3.515,41tỷ đồng, tăng 6,27% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 3.334,36 tỷ đồng, chiếm 94,84%/ tổng số, tăng 6,33%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 120,32 tỷ đồng, tăng 5,64%; ngành khai khoáng 43,01 tỷ đồng, tăng 4,48%.  Luỹ kế 9 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước thực hiện 27.678,32 tỷ đồng, đạt 65,15% kế hoạch năm, tăng 8,31% so với cùng kỳ, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 26.290,51 tỷ đồng, đạt 64,92% kế hoạch, tăng 8,40%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 859,79 tỷ đồng, đạt 70,19% kế hoạch, tăng 6,97%; ngành khai khoáng 357,67 tỷ đồng, đạt 66,48% kế hoạch, tăng 4,27%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 170,37 tỷ đồng, đạt 75,57% kế hoạch, tăng 9,90% so cùng kỳ năm trước.

Một số sản phẩm công nghiệp trong 9 tháng  có mức tăng cao so cùng kỳ như: xi măng Địa phương đạt 969,29 ngàn tấn, tăng 13,96%; xi măng Trung ương đạt 1.092,99 ngàn tấn, tăng 6,62%; Tôm đông 2.790 tấn, tăng 7,43%; cá đông 2.790 tấn, tăng 13,93%; Gạch nung 82.062 ngàn viên, tăng 12,28%; Bia Sài gòn các loại 57.308 ngàn lít, tăng 38,96% so với cùng kỳ...Nhìn chung mức sản xuất sản phẩm các ngành công nghiệp 9 tháng đầu năm đạt khá so cùng kỳ năm trước, trong đó có các mặt hàng mới như Giày da 1.506 ngàn đôi, Gỗ MDF 66,92 ngàn m3.      Tuy nhiên đến 9 tháng 2017 vẫn còn một số mặt hàng sản xuất chỉ mới đạt từ 57% đến 67% dưới mức bình quân chung của Kế hoạch như: Bia Sài Gòn (57,3%), Clinker (59,5%); Khai thác đá (66,9%); Cá đông (67,4%); Xay xát gạo (66,9%); Đóng mới tàu (64,5%)…

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế  tạo tháng 09 năm 2017 tăng 0,13% so tháng trước, tăng 35,97% so với cùng kỳ năm trước. Một số  ngành có chỉ số tiêu thụ  tháng 09 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất xi măng  tăng 38,08%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 34,88%. (Trong đó: xay xát và sản xuất bột thô tăng 42,76%; chế biến, bảo quản thủy sản tăng 22,25%). Riêng ngành sản xuất trang phục giảm 25,18% so với cùng kỳ.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm 1/09/2017 bằng 64,23% so cùng thời điểm năm 2016; một số ngành có chỉ số tồn kho giảm thấp như: Sản xuất xi măng, vôi bằng 18,73%; sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản là 91,71%... Một số ngành có chỉ số tồn kho còn cao như: sản xuất trang phục tăng 8,41 lần; sản xuất đồ uống tăng 33,9%…

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/09/2017 tăng 12,83% so với thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 20,44%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 31,55% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 73,85%.

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp: Từ đầu năm đến nay số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh là 1.129 doanh nghiệp, tăng 28,58% (tăng 251 doanh nghiệp) với tổng số vốn đăng ký 13.448,19 tỷ đồng, tăng 69,86% (tăng 5.531 tỷ đồng) so cùng kỳ năm trước; trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 1.091 doanh nghiệp, chiếm 96,63%/tổng DN mới thành lập. Doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động từ đầu năm đến nay là 241 DN với tổng số vốn là 1.924,56 tỷ đồng (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ chuyển xuống hình thức kinh doanh cá thể và một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều năm).

Tình hình sản xuất công nghiệp 9 tháng 2017 nhìn chung ổn định và tăng trưởng, lãi suất ngân hàng ổn định và tiếp tục giảm là cơ hội tốt cho Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngành truyền thống của tỉnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành, công tác thu hút đầu tư vào các Khu – Cụm công nghiệp nhất là khu công nghiệp Thạnh Lộc, Thuận yên đang phát triển tạo điều kiện cho ngành công nghiệp tỉnh nhà vươn lên… Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trước mắt vẫn còn có khó khăn: về thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản, nguồn lao động có kinh nghiệm, chi phí sản xuất cao… đã làm cho tình hình sản xuất công nghiệp 9 tháng chưa đạt yêu cầu đề ra.

6. Thương mại, dịch vụ và giá cả:

6.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 đạt 6.886,07 tỷ đồng, tăng 2,18% so tháng trước, tăng 15,16% so cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2017 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 62.003,98 tỷ đồng, đạt 74,26% kế hoạch năm, tăng 16,08% so cùng kỳ năm 2016.

Cụ thể doanh thu 9 tháng năm 2017 trên từng loại hình kinh tế và ngành kinh tế đạt được như sau:

- Kinh tế nhà nước: 2.417,31 tỷ đồng, giảm 1,53% so cùng kỳ năm 2016;

- Kinh tế ngoài nhà nước: 59.586,67 tỷ đồng,  tăng 16,69%;

Chia ra:* Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng 9 ước thực hiện được 5.181,16 tỷ đồng, tăng 2,78% so tháng trước, tăng 11,16% so cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa là 46.431,14 tỷ đồng, đạt 74,35% kế hoạch, tăng 12,22% so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Dự kiến doanh thu tháng 9 là 886,95 tỷ đồng, tăng 3,66% so tháng trước. Luỹ kế 9 tháng doanh thu thực hiện 7.952,25 tỷ đồng, đạt 73,63% so kế hoạch năm, tăng 36,28% so cùng kỳ năm 2016. Bao gồm: Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1.662,56 tỷ đồng, tăng 31,31% và doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 6.289,69 tỷ đồng, tăng 37,66%.

* Doanh thu du lịch lữ hành: Tháng 9 thực hiện 21,03 tỷ đồng, giảm 11,87% so tháng trước. Dự kiến 9 tháng doanh thu du lịch lữ hành 155,81 tỷ đồng, đạt 62,33% kế hoạch năm, tăng 19,76%  so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu dịch vụ khác: Tháng 9 ước thực hiện 796,91 tỷ đồng, giảm 2,62%% so với tháng trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 416,76 tỷ đồng, giảm 4,49%; doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí 269,04 tỷ đồng, giảm 1,70%; còn lại các nhóm dịch vụ khác có tăng nhưng không đáng kể.

Tính chung 9 tháng doanh thu các hoạt động dịch vụ đạt 7.464,76 tỷ đồng, đạt 74,65%  so kế hoạch năm, tăng 22,86% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 4.211,50 tỷ đồng, tăng 37,37%; dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội 382,95 tỷ đồng, tăng 43,50%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí 2.284,35 tỷ đồng, tăng 1,90% ....

* Về công tác quản lý thị trường: Trong tháng 8 năm 2017 đã kiểm tra 311 vụ việc, phát hiện 41 vụ vi phạm qui định của nhà nước, trong đó có 19 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 2 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; 2 vụ vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng, 13 vụ vi phạm trong kinh doanh và 5 vụ vi phạm gian lận thương mại. Đã xử lý các vụ vi phạm, phạt hành chính và bán hàng hoá tịch thu, nộp ngân sách nhà nước 764,99 triệu đồng. Luỹ kế 8 tháng 2017  kiểm tra 1.846 vụ việc, phát hiện 403 vụ vi phạm qui định của nhà nước. Đã xử lý các vụ vi phạm, phạt hành chính và bán hàng hoá tịch thu, nộp Ngân sách nhà nước 6,90 tỷ  đồng.

6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa:

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng 9 ước tính đạt 57,05 triệu USD, giảm 4,55% so với tháng trước, tăng 2,89 lần so cùng kỳ năm trước, trong đó: hàng nông sản 22,04 triệu USD, tăng 12,16% so tháng trước, tăng 3,76 lần so cùng kỳ năm trước; hàng thủy sản 21,23 triệu USD, tăng 4,42% so tháng trước, tăng 69,39% so cùng kỳ.

Nguyên nhân xuất khẩu tháng này dự kiến xuất giảm nhẹ  so với tháng trước là do doanh nghiệp xuất khẩu giày da dự kiến kim ngạch xuất khẩu giảm 9 triệu USD, DN xuất khẩu gạo cũng như các DN xuất khẩu thủy sản chưa có thị trường đầu ra mới…

Dự kiến xuất khẩu gạo trong tháng 09 thực hiện trên  40.801 ngàn tấn, trị giá trên 22 triệu USD, giảm 3,81% so với tháng trước. Mặt hàng thủy hải sản dự kiến xuất khẩu tháng 09 như: Tôm đông dự kiến xuất 350 tấn, Mực đông 1.545 tấn, Tuộc đông 200 tấn, Cá đông 270 tấn, Hải sản đông khác 1.440 tấn, Cá cơm sấy 49 tấn, Cá đóng hộp 520 tấn .Hàng hóa khác ước xuất trên 2,3 triệu USD. Với các mặt hàng như mì gói, nước rửa chén, cá đóng hộp, điện. . . xuất qua thị trường Campuchia của các Doanh nghiệp ở thị xã Hà Tiên bắt đầu hoạt động trở lại nhưng cũng chưa sôi động lắm.Trong tháng 09 này có dự kiến xuất khẩu dừa khô qua Campuchia với trị giá xuất 500 ngàn USD

Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 357,63 triệu USD, đạt 89,41% kế hoạch năm, tăng 38,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: hàng nông sản 135,98 triệu USD, đạt 60,44% kế hoạch năm, giảm 9,89% so cùng kỳ; hàng thủy sản 144,10 triệu USD, đạt 99,38% kế hoạch, tăng 54,97%; hàng hóa khác 18,27 triệu USD, đạt 60,90% kế hoạch, tăng 29,77% so cùng kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu 9 tháng  đều đạt cao so với kế hoạch, tăng so cùng kỳ năm trước. Mặt hàng thủy hải sản tăng mạnh ở ba chủng loại như: Mực đông, Tuộc đông, cá cơm sấy và cá đông các loại. Nguyên nhân chính là năm 2017 có thêm một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác năm nay các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguyên liệu và thị trường xuất khẩu mới. Tài chính của các doanh nghiệp cũng được các ngân hàng giải ngân kịp thời.

Năm nay có thêm mặt hàng mới là sản phẩm Giày da được Công ty Thái Bình xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc. Bình quân mỗi tháng đạt trên dưới 10 triệu USD.

Riêng mặt hàng Gạo 9 tháng dự kiến xuất 295.096 tấn, đạt 59,02% kế hoạch năm, giảm 13,51% so cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân  do trên địa bàn tỉnh chỉ còn lại 04 công ty hoạt động xuất khẩu như: Công ty XNK Kiên Giang, Công ty Du lịch Thương mại, Công ty thương mại – Dịch vụ, Công ty KD Nông sản. Trong đó Công ty KD Nông sản cũng đang hoạt động cầm chừng. Hơn nữa, chất lượng và giá cả hạt gạo của tỉnh ta chưa cạnh tranh được với các nước trong khu vực như Thái Lan, Campuchia…cũng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tháng 9 ước tính đạt 5 triệu USD, tăng 12,36% so với tháng trước, tăng 79,21% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng trị giá kim ngạch nhập khẩu ước tính  51,98 triệu USD, đạt 103,98% kế hoạch năm, tăng 37,63% so cùng kỳ năm trước.Nguyên nhân là do DN nhập các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất, lượng nhập trong 9 tháng gồm: thạch cao 112,3 ngàn tấn, tăng 53,00% so cùng kỳ; hạt nhựa 652 tấn, tăng 3,66%, hải sản nhập trị giá 4,7 triệu USD tăng 3 lần so cùng kỳ.

6.3 Vận tải:

Vận tải hành khách: Tháng 9 vận tải hành khách vận chuyển 6,32 triệu lượt khách, tăng 4,24% so tháng trước; luân chuyển 323,69 triệu HK.km, tăng 4,03% so tháng trước. Luỹ kế 9 tháng vận tải hành khách thực hiện 56,26 triệu lượt khách, đạt 74,15% kế hoạch, tăng 7,54% so cùng kỳ năm trước, luân chuyển 3.549,94 triệu HK.km, đạt 79,92% kế hoạch, tăng 6,85%. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 45,40 triệu lượt khách, tăng 7,74% so cùng kỳ, luân chuyển 2.841,65 triệu lượt khách.km, tăng 7,18%; vận tải hành khách đường sông 9,24 triệu lượt khách, tăng 7,29%, luân chuyển 538,55 triệu lượt khách.km, tăng 6,21%; Vận tải hành khách đường biển 1,6 triệu lượt khách, tăng 3,61%, luân chuyển 169,72 triệu lượt khách.km, tăng 3,59% so cùng kỳ.

Vận tải hàng hóa: Tháng 9 ước tính vận chuyển 910 ngàn tấn, tăng 1,68% so tháng trước; luân chuyển 125,56 triệu tấn.km, tăng 1,80% so tháng trước. Luỹ kế 9 tháng,  vận tải hàng hóa ước tính 7,89 triệu tấn, đạt 73,45% kế hoạch năm, tăng 6,41% so cùng kỳ năm trước, luân chuyển 1.067,17 triệu tấn.km, đạt 73,57% kế hoạch, tăng 6,88%. Gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 2,45 triệu tấn, tăng 7,46% so cùng kỳ, luân chuyển 340,65 triệu tấn.km, tăng 8,04%; Vận tải hàng hóa đường sông 3,20 triệu tấn, tăng 4,81%, luân chuyển 402,04 triệu tấn.km, tăng 5,16% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa đường biển 2,24 triệu tấn, tăng 7,63%, luân chuyển 324,47 triệu tấn.km, tăng 7,84% so cùng kỳ.

Trong 9 tháng doanh thu vận tải thực hiện 7.260,10 tỷ đồng, tăng 11,51% so cùng kỳ năm trước.

Xây dựng giao thông nông thôn: Ước khối lượng thực hiện hoàn thành (đến ngày 15/9/2017) là  61,61 km, đạt 18,78% so kế hoạch năm. Tính chung từ đầu năm hoàn thành được 254,23/328 km, đạt 77,51% so với kế hoạch năm. Nâng tổng số km đường GTNT được kiên cố hóa đến thời điểm này được 4.989,73 km/7.084 km, đạt 70,44% kế hoạch đề ra.

6.4. Bưu chính - Viễn thông:

Hoạt động Bưu chính, Viễn thông vẫn phát triển thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông tăng cường các chương trình khuyến mãi thuận lợi cho nhu cầu người sử dụng. Ước tính tổng doanh thu bưu chính và viễn thông 9 tháng  năm 2017 đạt 1.726,29 tỷ đồng, đạt 77,94% kế hoạch, trong đó doanh thu viễn thông 1.683,2 tỷ đồng, đạt 80,15%; doanh thu bưu chính là 43,09 tỷ đồng, đạt 37,47% so kế hoạch năm.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn tỉnh như sau: Tổng số điểm phục vụ 204, trong đó, Bưu cục cấp I: 1; cấp II: 14; cấp III: 30, 04 Ki ốt, 131 điểm Bưu điện - Văn hóa xã và 12 Đại lý Bưu điện; bán kính phục vụ: 3,13 Km; dân số phục vụ: 8.639 người/điểm.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng  như sau: Tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 1.811.761 thuê bao. Trong đó thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến 52.894 thuê bao; thuê bao điện thoại cố định vô tuyến 10.199 thuê bao; thuê bao điện thoại di động trả trước 1.682.178 thuê bao; thuê bao điện thoại di động trả sau 66.490 thuê bao.

Tổng số thuê bao Internet hiện có trên mạng 161.623 thuê bao.

6.5. Du lịch:

Tổng lượt khách du lịch tháng 9 ước tính  381,46 ngàn lượt khách, giảm 35,34% so tháng trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 206,51 ngàn lượt khách, giảm 9,65%; số khách quốc tế 24,83 ngàn lượt khách, giảm 19,31%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 194,55 ngàn lượt khách, giảm 8,90%; khách du lịch theo tour đạt 11,96 ngàn lượt khách, giảm 20,37% so tháng trước.

Tính chung 9 tháng, tổng lượt khách du lịch được 4.886,78 ngàn lượt khách, đạt 83,97% kế hoạch, tăng 6,67% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 2.117,24 ngàn lượt khách, đạt 75,08% kế hoạch,tăng 2,79%. Trong đó  Số khách quốc tế 279,14 ngàn lượt khách, đạt 77,54% kế hoạch, tăng 22,38% so với cùng kỳ; khách du lịch đi theo tour 112,87 ngàn lượt khách, đạt 55,06% kế hoạch, tăng 6,05% so cùng kỳ.

Trong 9 tháng năm nay, số khách du lịch đến tỉnh tăng chủ yếu từ một số tuyến du lịch trên các tuyến biển đảo như: Nam Du, Quần đảo Bà Lụa, quần đảo Hải tặc … và huyện đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn, đặc biệt là huyện Phú Quốc diễn biến khá phức tạp, vẫn còn tình trạng một số cơ sở lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo họat động,  không đăng ký xếp hạng theo quy định, các đơn vị lữ hành hoạt động không phép còn nhiều, việc quản lý hoạt động lữ hành rất khó khăn, mất nhiều thời gian do các đơn vị lữ hành thường thay đổi địa điểm, văn phòng điều hành và hoạt động mang tính thời vụ. Bên cạnh đó, số khách đến các khu du lịch truyền thống trong tỉnh còn khiêm tốn, điều này đặt ra cho ngành du lịch cần có các biện pháp phát huy tiềm năng du lịch sẵn có của tỉnh, đồng thời tìm giải pháp thu hút khách đến tỉnh ngày càng nhiều và ở lại lâu hơn, nhằm làm tăng doanh thu trong lĩnh vực du lịch, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

6.6. Chỉ số giá:

* Chỉ số giá tiêu dùng: Tháng 9/2017 tăng 0,59% so với tháng trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 0,99%, khu vực nông thôn tăng 0,35%.

Những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tăng là do có 05 nhóm hàng tăng, gồm: nhóm Giáo dục tăng 6,89%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt tăng 3,79%; nhóm giao thông tăng 1,68%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,45% và nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,03%. Các nhóm hàng giảm so với tháng trước như nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm -0,56%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,11%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,02; nhóm may mặc, giày dép giảm 0,01... Các nhóm còn lại không tăng, không giảm.

Sau 1 năm (Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2017 so với tháng 9/2016) tăng 4,43%, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 50,39%; kế đến là  nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 12,61%; nhóm Giáo dục tăng 11,71%; nhóm giao thông giảm tăng 4,48%...Riêng có 2 nhóm giảm đó là nhóm Bưu chính viễn thông giảm -2,05%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm -1,87%... còn các nhóm còn lại tăng không đáng kể.

* Chỉ số giá vàng: Tháng 9/2017 tăng 3,19% so với tháng trước, tăng 0,61% So với cùng tháng năm trước. Giá vàng bình quân tháng 9/2017 là 3.588.000 đồng/chỉ (bình quân tăng 111.000 đồng/chỉ so với tháng 8/2017).

* Chỉ số giá Đô la Mỹ: Tháng 9/2017 giảm – 0,06% so tháng trước,nhưng tăng 1,92% so cùng tháng năm trướ. Giá USD bình quân tháng 9/2017 là 22.760 đồng/1 USD, giảm 10 đồng/1 USD So với tháng 8/2017.

7. Một số tình hình xã hội:

7.1. Tình hình đời sống dân cư: Đời sống của các tầng lớp dân cư trong tỉnh 9 tháng qua tương đối ổn định hơn so với những tháng đầu năm 2017. Nhiều chính sách có hiệu lực trong quý 3 này như chính sách nâng lương cơ bản của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 1/7, điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu có hiệu lực từ 1/09/2017… Làm cho đời sống cán bộ, công chức, người lao động hưởng lương tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống, bên cạnh niềm vui mừng phấn khởi cũng là các mối lo về giá cả các mặt hàng như ga, xăng dầu, thực phẩm…đang có chiều hướng tăng theo.

Công tác an sinh xã hội các chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xây dựng nhà đối với người có công với cách mạng tại các huyện, thị xã, thành phố được quan tâm; trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội, người có công... kịp thời. Chú trọng việc thăm tặng quà cho đối tượng chính sách người có công với cách mạng nhân kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ, tổ chức tốt Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia. Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa tại cơ sở Bảo trợ xã hội.

7.2. Lao động, việc làm: 9 tháng năm 2017, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 27.755 lượt người lao động đạt 79,30% so với kế hoạch (tăng 5,5% so với cùng kỳ 2016), trong đó: trong tỉnh 13.087 lượt lao động, ngoài tỉnh 14.585 lượt lao động, xuất khẩu lao động 87 lao động ra nước ngoài làm việc; Giải quyết trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho 3.030 lao động (tăng 41,29% so với quý II/2016). Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 16 giấy phép (trong đó: cấp mới 13, cấp lại 02 và xác nhận 01) và thu hồi 02 giấy phép lao động.

Công tác đào tạo nghề: 9 tháng năm 2017 các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh tổ chức dạy nghề cho 20.188 người (trong đó: Cao Đẳng nghề: 2.908 sinh viên, Trung cấp nghề 2.563 người,  sơ cấp nghề 3.890 người, dạy nghề dưới 3 tháng 10.827 người). Xây dựng kế hoạch khánh thành, khai giảng năm học mới tại Trường Trung cấp Việt – Hàn Phú Quốc.

7.3. Về chính sách an sinh xã hội:

Công tác giảm nghèo: Theo kết quả điều tra hộ nghèo[1], cận nghèo đến tháng 10 năm 2016, toàn tỉnh có 35.234 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 8,32%, hộ cận nghèo có 19.135 hộ chiếm tỷ lệ 4,52% (Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều).

Bảo trợ xã hội: Đến nay, toàn tỉnh thực hiện trợ cấp xã hội và cấp bảo hiểm y tế cho 48.640 đối tượng (đối tượng trợ cấp xã hội: 43.711 người, đối tượng tại cơ sở BTXH: 247 người), với tổng kinh phí 193,72 tỷ đồng (trong đó: trợ cấp thường xuyên 191,85 tỷ đồng; trợ cấp tại cơ sở BTXH 1,87 tỷ đồng).

Tổ chức 02 lớp tập huấn tuyên truyền Luật trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em cho cán bộ cơ sở tại huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành có 245 người tham dự. Tổ chức đưa 04 trẻ em có hoàn cánh đặc biệt khó khăn tham dự Diễn đàn cấp Quốc Gia năm 2017 tại Hà Nội.

Thực hiện chính sách với người có công: Thực hiện Quyết định số 1330/QĐ-CTN ngày 10/7/2017 của Chủ tịch nước về tặng quà nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ, Sở Lao động – TB&XH tham mưu UBND tỉnh chuẩn bị 20.471 suất quà với kinh phí 4,324 tỷ đồng (Kinh phí Trung ương: 3,458 tỷ đồng, Địa phương: 866 triệu đồng); trong đó: 167 suất quà lãnh đạo tỉnh tổ chức các Đoàn đi thăm trực tiếp gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh với kinh phí 167 triệu đồng. Đến nay triển khai xây dựng và sửa chữa nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh được 1.876/1.956 căn nhà đạt 95,91% so kế hoạch (xây mới: 1.122 căn, sửa chữa: 754 căn), giải ngân vốn đạt 69.505/75.000 triệu đồng đạt 92,67%.

Trong tháng xác lập, thẩm định 116 hồ sơ người có công, nâng tổng số hồ sơ xác lập và thẩm định từ đầu năm đến nay lên 2.884 hồ sơ.

7.4. Tình hình Giáo dục:

Kết thúc năm học 2016-2017, toàn tỉnh hiện có 671 trường, tăng 22 trường so với năm học trước, (bao gồm: 154 trường mầm non, tăng 18 trường; Tiểu học: 296 trường; Trung học cơ sở: 124 trường, tăng 02 trường; Phổ thông cơ sở 45 trường, tăng 01 trường; Trung học phổ thông 52 trường, tăng 01 trường và GDTX 15 trường, không tăng giảm); hệ giáo dục phổ thông huy động được 11.754 lớp học và 335.806 học sinh (tăng 3.901 học sinh); tổng số giáo viên 18.767 người, tăng 1,16% (tăng 216 giáo viên) so năm học trước, (bao gồm: 2.330 giáo viên mầm non, tăng 250 giáo viên; 8.993 giáo viên tiểu học, giảm 61 giáo viên; 5.339 giáo viên trung học cơ sở, tăng 33 giáo viên và 2.105 giáo viên trung học phổ thông, giảm 6 giáo viên).

Toàn tỉnh có 212 trường đạt chuẩn quốc gia (MN 39, TH 113, THCS 57, THPT 03), đạt tỷ lệ 30,90%, tăng 21 trường so với năm học trước. Tổng số phòng học hiện có là 10.165 phòng, tăng 581 phòng. Nếu thực hiện học 2 buổi/ngày đối với học sinh phổ thông thì tổng phòng học còn thiếu là 1.713 phòng (TH 1.175 phòng, THCS 538 phòng). Hiện có 145/145 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (gồm 84 xã đạt mức độ 1, 61 xã đạt mức độ 2); Tháng 12/2016 tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ thanh thiếu niên 15 – 18 tuổi tốt nghiệp THCS hai hệ đạt 85,62%.

* Kết quả thi THPT Quốc gia năm 2017:

Tổng số thí sinh dự thi là 10.657 gồm 10.263 thí sinh đang học THPT, 394 thí sinh tự do.

Tổng số thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2017: 10.286/10.657, đạt tỷ lệ 96,52%, trong đó có 10.091 thí sinh đang học THPT đạt tỷ lệ 98,32%; thí sinh tự do 195 thí sinh, đạt tỷ lệ 49,49%. So với năm 2016 tỷ lệ thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT năm nay tăng 5,71%. Trong đó hệ giáo dục phổ thông tăng 4,74%, hệ giáo dục thường xuyên tăng 10,21%.

Năm học 2017-2018 (Tính đến ngày 15/9/2017): Toàn tỉnh có 684 đơn vị, trường học (MN 155, TH 294, PTCS 46, THCS 123, THPT 52, TT.GDTX 13, TT.NNTH 01); có 1.853 điểm trường, 11.750 lớp; huy động 333.445 học sinh (MN 45.928, TH 154.621, THCS 94.975, THPT 36.596, GDTX 1.325); trong đó trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 98,40% dân số độ tuổi. So với cùng kỳ năm học 2016-2017, toàn ngành tăng 02 trường (MN 04, TH - 02); tăng 2.865 học sinh; giảm 87 điểm trường, giảm 83 lớp.

Toàn ngành hiện có 23.527 cán bộ, giáo viên và nhân viên (CBQL 1.535, GV 18.947, CNV 3.000); so với cùng kỳ: tăng 35 CBQL, tăng 55 giáo viên, giảm 178 nhân viên.

Tổng số phòng học hiện có là 10.253 phòng, tăng 71 phòng so với cùng kỳ.

Tổ chức lễ khai giảng: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức khai giảng năm học mới đồng loạt vào ngày 05/9/2017 – “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”; riêng các cơ sở giáo dục ở địa bàn khó khăn, có thể tổ chức khai giảng sớm hơn (từ ngày 31/8/2017 đến 04/9/2017) nhằm tranh thủ sự chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo.

Ngày 01/9/2017, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở GDĐT, UBND thành phố Rạch Giá và các ban ngành, đoàn thể, PHHS tham dự lễ khánh thành và khai giảng năm học 2017-2018 tại trường THPT Ngô Sĩ Liên (Tổng giá trị xây dựng công trình: 63 tỷ đồng; trong đó, ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tài trợ 40 tỷ đồng, vốn ngân sách của tỉnh 20 tỷ đồng).

Tỉnh Kiên Giang đã tổ chức 15 đoàn gồm Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh, lãnh đạo các Ban Đảng và lãnh đạo một số ngành đến dự khai giảng ở 15 địa phương, đơn vị, trường học trong tỉnh. Tại tất cả các trường, đều có đại diện cấp ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự lễ hội khai giảng và tọa đàm.

Ngày 05/9/2017, các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương đã tham dự lễ khánh thành cầu, khánh thành trường và khai giảng năm học 2017-2018 tại Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Phú B, huyện Giang Thành.

Trong các ngày 04/9/2017 và 06/9/2017, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức 02 đoàn công tác gồm lãnh đạo Sở, Thường trực Công đoàn Giáo dục tỉnh và lãnh đạo các phòng, ban Sở dự lễ khai giảng tại các trường thuộc địa bàn khó khăn và điều kiện đặc thù của huyện An Minh (Trường THPT Nguyễn Văn Xiện), huyện Hòn Đất (Trường Khuyết tật tình thương Mỹ Lâm). Ngày 05/9/2016, lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng, ban dự lễ khai giảng, lễ công nhận trường đạt chuẩn quốc gia tại 26 trường (04 MN, 04 TH, 01 THCS, 16 THPT và PT.DTNT, 01 TT.GDTX).

7.5. Hoạt động Văn hóa, Thể thao: Ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành công các sự kiện lễ hội, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phục vụ  kỷ niệm các ngày lễ lớn đảm bảo đúng kế hoạch đề ra, tạo ấn tượng tốt như: Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2017), mừng Xuân Đinh Dậu năm 2017, kỷ niệm 42 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017),70 năm Ngày Thương binh Liệt sỉ (27/7/1947 - 27/7/2017), 72 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2017) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2017) được tổ chức trang trọng, đảm bảo quy mô và chất lượng các hoạt động được nâng lên. Năm 2017 cũng là năm Kiên Giang đăng cai tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới - Miss Grand International 2017 tại huyện Phú Quốc, góp phần thành công cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa và thể thao năm 2017.

Thể thao thành tích cao:  Các đội tuyển tham gia thi đấu 41 giải khu vực, toàn quốc, quốc tế; đạt 142 huy chương (trong đó có 42 HCV, 31 HCB và 69 HCĐ). Trong đó, nỗi bật là đội tuyển Cờ vua tham dự 04 giải: Giải Cờ vua quốc tế mở rộng HD Bank lần thứ VII-2017, Giải Vô địch cờ vua hạng nhất quốc gia năm 2017, Giải Cờ vua kiện tướng quốc tế JAPFA tại Indonesia, Giải Vô địch cờ vua trẻ xuất sắc toàn quốc 2017, đạt 07 huy chương (01 HCV, 04HCB và 02 HCĐ); đội tuyển Quần vợt tham dự 02 giải: Giải Quần vợt vô địch nữ toàn quốc 2017 tại Đắk Lắk, Giải Quần vợt đồng đội toàn quốc tại Đà Nẵng, đạt 02 HCĐ; đội tuyển Điền kinh tham dự Giải Điền kinh cúp “Tốc độ thống nhất” năm 2017 tại TP. Hồ Chí Minh, đạt 03 huy chương (02 HCB và 01 HCĐ); đội tuyển Cử tạ tham dự Giải Cử tạ vô địch TP. Hồ Chí Minh mở rộng năm 2017, đạt 03 HCV.

Phối hợp đăng cai tổ chức 04 giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế thu hút gần 100.000 lượt người xem và cổ vũ như: Giải Bóng chuyền bãi biển nữ (quy tụ 10 đôi vận động viên đến từ 06 tỉnh, thành phố trong khu vực về tham dự; kết quả: Sóc Trăng đạt HCV, Kiên Giang đạt HCB và Cần Thơ đạt HCĐ) và Giải Thể dục thể hình - Fitness (quy tụ các vận động viên đến từ 09 tỉnh, thành phố trong khu vực về tham dự; gồm 18 nội dung thi đấu: Các hạng cân thể hình nam, nữ, nam - nữ phối hợp, Body, Body - Fitness, vô địch tuyệt đối nam và vô địch tuyệt đối nữ; kết quả: An Giang đạt hạng I, Kiên Giang đạt hạng II và Cà Mau đạt hạng III) tại Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII năm 2017; Giải Tour xe đạp toàn quốc về nông thôn An Giang tranh cúp Gạo Hạt Ngọc Trời lần thứ 22 năm 2017 (chặng 9); Giải Xe đạp Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 26 năm 2017 tranh Cúp Gạo Hạt Ngọc Trời (chặng 3, 4). Tiếp tục quản lý và kiểm tra quá trình tập luyện của các vận động viên đang tập trung tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Cần Thơ và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thể dục thể thao quần chúng: Toàn Ngành tích cực đẩy mạnh cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại với nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Kiên Giang năm 2017, có 142/145 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đồng loạt triển khai tổ chức, với 121.812/1.776.725 số dân trong toàn tỉnh tham gia (đạt 6,86%, tăng 16.142 người so với năm 2016); trung bình mỗi xã, phường, thị trấn có 857 người tham gia, chạy cự ly tối thiểu là 01km (tăng 124 người so với năm 2016/xã). Số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên của tỉnh đạt 26% trên tổng số dân toàn tỉnh. Hệ thống thi đấu các giải thể thao từ tỉnh đến cơ sở từng bước nâng dần về quy mô, chất lượng và có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức; đã tổ chức 07 giải thể thao cấp tỉnh như: Giải Việt dã leo núi Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2017 (có 756 vận động viên), Hội thi Văn nghệ - Thể thao truyền thống ngành Văn hóa và Thể thao năm 2017 (gồm các môn: văn nghệ, ném bóng vào rổ, dẫn bóng qua cọc, đá bóng vào cầu môn), Giải Vô địch thể hình các câu lạc bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ II năm 2017 (với 30 vận động viên của 08 câu lạc bộ đến từ các huyện Châu Thành, Tân Hiệp, Hòn Đất, Kiên Lương và thành phố Rạch Giá), Giải Karatedo tại tỉnh Kiên Giang lần thứ I năm 2017 (với 220 vận động viên của 15 CLB Karatedo trong tỉnh), Giải Vô địch cầu lông tỉnh Kiên Giang năm 2017 (với 114 vận động viên), Giải Taekwondo tỉnh Kiên Giang năm 2017 (với 208 vận động viên) và Giải Vovinam tỉnh Kiên Giang năm 2017 (với 223 vận động viên).

7.6 Tình hình y tế:

Trong tháng, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám, điều trị bệnh cho 439.621 lượt người; điều trị nội trú 22.577 bệnh nhân; công suất sử dụng giường bệnh chung là 98,75%; Tỷ lệ khỏi bệnh 94,09%, tỷ lệ tử vong 0,10%.

Số lượt khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ truyền hoặc kết hợp YH hiện đại và YHCT là 61.456 lượt, chiếm 13,98 %/ tổng số lượt khám chữa bệnh trong tháng.

Tình hình dịch bệnh trong tháng (từ ngày 14/08/2017 – 10/09/2017):

Bệnh Sốt xuất huyết: Toàn tỉnh ghi nhận có 234 cas mắc, tử vong 01 cas, giảm 10 cas so với tháng trước. Tính chung từ đầu năm đến nay có 1.100 cas mắc (tăng 302 cas so cùng kỳ) có 01 cas tử vong, (bằng so với cùng kỳ).

Bệnh Tay Chân Miệng: Có 191 cas mắc, giảm 51 cas so với tháng trước. Tính chung số mắc từ đầu năm đến nay có 944 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2016 tăng 539 cas.

Các bệnh truyền nhiễm khác: Bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm cụ thể: Số cas mắc trong tháng/lũy kế từ đầu năm như sau: Tả (0/0), Thương hàn (7/22), Viêm não virus (1/16), Viêm màng não do NMC (0/2), Cúm A H5N1 (0), Sởi (0).  

Chương trình phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng thực hiện xét nghiệm 7.373 mẫu máu, phát hiện mới 02 cas HIV dương tính, lũy kế từ đầu năm phát hiện mới 98 cas. Điều trị ARV cho 34 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó có 01 trẻ em dưới 15 tuổi. Tích lũy số bệnh nhân điều trị ARV là 1.444 người, trong đó có 101 trẻ dưới 15 tuổi. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 2.118 người, trong giai đoạn AIDS là 1.417 người.

Số người điều trị Methadone mới trong tháng là 09 người, lũy kế có 91 người đang điều trị.

Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng:

Trong tháng phát hiện 02 BN phong, 239 BN lao, 04 BN tâm thần phân liệt và 09 BN động kinh. Lũy kế từ đầu năm phát hiện 06 BN phong, 2.027 BN lao, 45 BN tâm thần phân liệt và 51 BN động kinh. Điều trị khỏi bệnh 231 BN lao, lũy kế số điều trị khỏi bệnh lao là 1.725 người.

Số quản lý đến nay là 431 BN phong, 4.618 BN lao, 2.189 BN tâm thần phân liệt và 2.710 BN động kinh.

Công tác vệ sinh An toàn thực phẩm: Đã thẩm định, cấp 85 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ký 36 Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; công bố 39 hồ sơ hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP. Thực hiện thanh tra, kiểm tra 1.147 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 382 cơ sở chưa đảm bảo VSATTP, qua đó đã nhắc nhở 373 cơ sở vi phạm phải khắc phục,  xử lý 09 cơ sở với hình thức: phạt tiền 01 cơ sở với số tiền 750 ngàn đồng; cảnh cáo 03 cơ sở, tiêu hủy sản phẩm của 5 cơ sở với 10 loại thực phẩm, tổng khối lượng 18 kg.

Trong tháng không có vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào xảy ra, có 13 cas ngộ độc thực phẩm mắc lẻ (do ngộ độc của cồn là chủ yếu). Lũy kế từ đầu năm đến nay số cas mắc lẻ ngộ độc thực phẩm là 155 cas.

Bảo hiểm y tế: tính đến tháng 9/2017 toàn tỉnh có 1.433.484 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 80%, tăng 17,13% so với cùng kỳ.

7.7. Tình hình an toàn giao thông: Tính từ ngày 16/08/2017 đến 15/09/2017. Toàn tỉnh xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông, làm 5 người chết, 12 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng là 8 vụ, làm 5 người chết và 6 người bị thương. So với tháng trước số vụ tai nạn giao thông giảm 10 vụ, giảm 9 người chết và số người bị thương không giảm. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng giảm 7 vụ, giảm 9 người chết, số người bị thương tăng 2 người.

Luỹ kế 9 tháng năm (từ 16/12/2016 đến 15/09/2017) trên toàn tỉnh xảy ra 168 vụ tai nạn giao thông, làm 85 người chết, 113 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng là 118 vụ, 85 người chết và 61 người bị thương. So với cùng thời điểm năm trước, giảm 21 vụ TNGT, giảm 21 người chết và giảm 33 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng giảm 29 vụ, giảm 21 người chết và giảm 34 người bị thương.

Tình hình tai nạn giao thông từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, số vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn còn khá cao (chiếm 70,24%/tổng số), đề nghị các ngành chức năng ở các địa phương cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao văn hóa giao thông cho người dân khi tham gia giao thông nhằm giảm thiểu hơn nữa những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong thời gian tới.

7.8.  Tình hình cháy, nổ và thiên tai:

Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 16/08/2017 đến 15/09/2017 toàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy (Phú Quốc 2 vụ, Châu Thành 1 vụ, Giồng Riềng 1 vụ), nguyên nhân cháy chủ yếu là do chập điện, bất cẩn khi sử dụng lửa sinh hoạt. Thiệt hại ước tính 4.679 triệu đồng, làm 01 người bị thương. Không có vụ nổ nào xảy ra.

Lũy kế 9 tháng năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 29 vụ cháy, không có vụ nổ nào. Thiệt hại lũy kế ước tính 25 tỷ 642 triệu đồng. Số người bị thương là 01 người, bị chết 01 người.

Tình hình thiên tai: Trong tháng 9/2017, do mưa lớn kèm theo lốc, sét đã làm 01 người chết, sập 4 căn nhà (An Biên 02, U Minh Thượng 02); tốc mái 02 căn nhà ở huyện An Biên. Ước giá trị thiệt hại về vật chất là trên 100 triệu đồng.

Tính chung 9 tháng, toàn tỉnh do thiên tai đã làm 04 người chết, 01 người bị thương, 08 phương tiện bị chìm, sập 225 căn nhà, tốc mái 292 căn; ước thiệt hại là 7.680 triệu đồng. Các cấp chính quyền đã kịp thời đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tiền và hiện vật cho những gia đình bị nạn để bà con khắc phục khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống lâu dài.

8. Đề xuất kiến nghị:

Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2017, nhìn chung có nhiều chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải tập trung chỉ đạo để thực hiện tốt các chỉ tiêu mà  Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra đầu năm, Cục Thống kê kiến nghị một số vấn đề như sau:

1. Trong lĩnh vực nông nghiệp: Năm nay sản xuất lúa vụ mùa, vụ đông xuân, hè thu năng suất và sản lượng tuy có tăng hơn năm trước, nhưng đều chưa đạt so với kế hoạch. Ngoài yếu tố tác động của thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, Ngành nông nghiệp cần tăng cường công tác theo dõi, dự báo tình hình mưa bão, quản lý vận hành hệ thống cống kiểm soát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất. Tăng cường vận động, khuyến cáo nông dân gieo sạ vụ thu đông đạt kế hoạch đề ra, đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống hợp lý, nhất là giống lúa chất lượng cao, giống sản xuất phù hợp với lịch thời vụ và thích nghi với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm đưa sản lượng lúa thu đông đạt và vượt kế hoạch, góp phần nâng tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt trên 4 triệu tấn lúa như kế hoạch đã đề ra. Hiện nay diện tích Thu Đông còn chưa thu hoạch hết, nhưng các đập Tha La và Trà Sư (An Giang)  đang xả lũ vì vậy ngành nông nghiệp cũng như các địa phương cần có biện pháp hỗ trợ nông dân bảo vệ diện tích Thu Đông còn lại, đồng thời sớm thu hoạch dứt điểm để đảm bảo đạt kế hoạch sản lượng chung toàn tỉnh.

2. Về lĩnh vực thủy sản: Vận động các doanh nghiệp, hộ dân tiếp tục đầu tư tăng thêm diện tích thả nuôi tôm, nhất là đối với mô hình nuôi tôm công nghiệp – BCN vùng tứ giác Long xuyên. Đẩy mạnh công tác kiểm soát tôm giống nhập vào tỉnh cũng như các cơ sở kinh doanh tôm giống trên địa bàn, hướng dẫn quy trình sản xuất, thu hoạch, phòng chống và khắc phục nhanh chóng hậu quả dịch bệnh trên tôm nuôi tránh lây lan thành dịch; Phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống – thức ăn – nuôi trồng và tiêu thụ đối với tôm, cá lồng bè và các đối tượng thủy sản khác. Tập trung đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn ven biển như cá lồng bè, nhuyễn thể 2 mãnh vỏ; khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh xen tôm sú và tôm – cua kết hợp ở các địa phương vùng U Minh Thượng theo quy hoạch, theo đúng lịch thời vụ và phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

3. Tình hình xuất khẩu: Cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường; tăng cường công tác thông tin thị trường; nỗ lực tập trung thực hiện nâng cao chất lượng hàng hóa, nhất là các mặt hàng chủ lực như gạo, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh về vốn, tín dụng của các doanh nghiệp xuất khẩu, để có biện pháp xử lý tháo gỡ, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

4. Về lĩnh vực công nghiệp – Đầu tư: Duy trì và phát triển thế mạnh của một số ngành công nghiệp chế biến. Cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có đủ lòng tin, động lực để đầu tư phát triển vào các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh, là các ngành có công nghệ thích hợp, dễ tiếp thu và có nhu cầu cao trong tương lai, vừa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước để tránh nhập khẩu, vừa đáp ứng xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động tại chổ, khắc phục tình trạng di dân ra ngoài tỉnh như trong thời gian qua.

5. Để có thể thu hút nhiều khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế, ngành du lịch kết hợp với các ngành, các cấp thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch, các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức được nhiều chương trình, sự kiện với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác du lịch nhất là đối với huyện Phú Quốc nhằm đáp ứng yêu cầu phải chuyên nghiệp, hiểu biết nhiều, thân thiện với khách như một đại sứ ngoại giao; Có ý thức, có trách nhiệm nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Đồng thời sớm công nhận điểm du lịch Nam Du để sớm đón nhận khách Quốc tế đến với Kiên Hải.

Tải về: - Số liệu KTXH tháng 9 và 9 tháng năm 2017 của tỉnh Kiên Giang

            - Chỉ số giá (CPI) tiêu dùng tháng 9 năm 2017 của tỉnh Kiên Giang


[1] Kết quả điều tra hộ nghèo được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 652/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang ngày 24/3/2017. Phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm  2016 trên địa bàn tỉnh.

 

 

Số lần đọc: 1902
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan