Tin nóng
02.07.2014
Đầu năm 2014 kinh tế thế giới có thuận lợi, các nước lớn như Mỹ, Anh, Đức đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó nền kinh tế châu Á, Thái Bình Dương phát triển không chắc chắn, chịu sự rủi ro, đấu tranh chính trị nội bộ dẫn đến tổng tuyển cử tại các nước Ấn Độ, Thái Lan... và tình hình đáng quan ngại hiện nay là sự tranh chấp ở biển đông, Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, là nước có mối quan hệ giao thương lớn với các nước trong đó có Việt Nam, nếu quan hệ hai nước chưa cải thiện tốt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và một số ngành kinh tế lệ thuộc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc.

Trước tình hình trên, trong nước kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế hợp lý và không ngừng trú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Đối với tỉnh ta sáu tháng đầu năm kinh tế có những thuận lợi đan xen khó khăn, các khoản thu ngân sách trên địa bàn đa số đạt dự toán năm, sản xuất lúa vụ đông xuân và cây tiêu trúng mùa cho sản lượng cao; khai thác hải sản duy trì ổn định, nuôi trồng thủy sản được quan tâm, sản lượng tôm nuôi tăng hơn so năm trước; chế biến thủy sản ổn định; một số lĩnh vực thương mại và dịch vụ có hướng phát triển; ngành du lịch được quan tâm đầu tư đạt doanh thu khá, dịch bệnh trên người và gia súc trong tầm kiểm soát, công tác an sinh xã hội luôn được quan tâm; an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ta vẫn còn một số khó khăn: thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu nông sản sụt giảm, giá cả hàng nông, thủy sản không ổn định, chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) đạt thấp, sản xuất xi măng từ khu vực vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn đã ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, nợ xấu có dấu hiệu gia tăng, đây cũng là khó khăn chung của nền kinh tế trên cả nước. 

Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đề ra trong năm, nhiệm vụ còn lại là hết sức nặng nề, cần sự quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành của cả hệ thống chính trị, bằng giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt trong 6 tháng đầu năm, khắc phục những mặt còn yếu kém, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh sản xuất ở các ngành có thế mạnh để có thể bù đắp thiếu hụt của những ngành kinh tế khác, nhằm đảm bảo tăng trưởng trên tất cả các ngành kinh tế của tỉnh ở 6 tháng cuối năm 2014.

Kết quả cụ thể từng lĩnh vực đạt được trong 6 tháng đầu năm như sau:

1.     Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 (giá so sánh 2010) ước tính tăng 8,92% so với cùng kỳ năm 2013. Tốc độ tăng GDP sáu tháng đầu năm nay tăng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013 (9,2%)

 

GDP 6 tháng đầu năm 2014

 (tỷ đồng)

Tốc độ tăng

so với  6 tháng năm 2013 (%)

Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng 6 tháng năm 2014 (%)

Theo giá

hiện hành

Theo giá

so sánh 2010

 

Tổng số

1. Nông, lâm, thủy sản

    - Nông, lâm nghiệp

    - Thủy sản

2. Công nghiệp, xây dựng

3. Dịch vụ

   

 42.640,574

   16.104,057 

10.814,491

   5.289,566

   9.520,446

 17.016,070

31.948,939

    12.477,878

  8.851,296

  3.626,581

       7.224,139 

     12.246,922

 

8,92

6,20

5,47

8,05

8,89

11,84

 

 

8,92

2,49

1,57

0,92

2,01

4,42

 

Mức tăng và mức đóng góp của từng khu vực kinh tế sáu tháng đầu năm trong mức tăng chung của nền kinh tế như sau:

+ Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,2%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,49% (cùng kỳ năm 2013 tăng 5,08%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,36%).

+ Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng tăng 8,89%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,01% (cùng kỳ năm 2013 tăng 11,44%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,54%).

+ Khu vực III: Dịch vụ tăng 11,84%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,42% (cùng kỳ năm 2013 tăng 13,73%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,29%).

Số liệu trên cho thấy: Khu vực dịch vụ đóng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong đó, ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng như: ngành bán buôn, bán lẻ sửa chữa ô tô mô tô chiếm 34,02%, tăng 14,76%, tăng xấp xỉ cùng kỳ năm trước; ngành vận tải kho bãi chiếm 12,09%, tăng 19,38%, tăng hơn cùng kỳ năm trước (tăng 14%); ngành hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 15,17%, chỉ tăng 7,99%, giảm hơn cùng kỳ năm trước (tăng 9,95%). Tuy nhiên, do kim ngạch xuất khẩu giảm gần 24% so cùng kỳ đã làm cho khu vực III tăng trưởng thấp hơn, ngoài ra, còn một số ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có mức tăng trưởng thấp, góp phần kéo giảm tăng trưởng khu vực dịch vụ như ngành hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm mức chỉ tăng 6,7%, cùng kỳ năm trước tăng 10,49%; thông tin truyền thông tăng 5,52%, cùng kỳ năm trước tăng 11,78%...

Khu vực nông, lâm, thủy sản có mức tăng và đóng góp tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm 2013, trong đó ngành nông nghiệp chiếm 70,36%, tăng 5,47%, tương đương cùng kỳ năm trước; riêng ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm 26,06%, tăng 8,05%, tăng rất cao so cùng kỳ năm 2013 (4,66%), chủ yếu do 6 tháng đầu năm sản lượng nuôi trồng tăng 12,32% cùng kỳ năm trước giảm 3,29%. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng 26 ngàn tấn, cùng kỳ năm 2013 chỉ tăng 9.500 tấn, trong đó: tôm nuôi 6 tháng năm nay tăng 3,3 ngàn tấn so cùng kỳ, 6 tháng năm 2013 giảm 1,3 ngàn tấn so cùng kỳ năm 2012.

Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng giảm so cùng kỳ và đóng góp cho tăng trưởng thấp nhất, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 67,05%, tăng 9,66%, tăng xấp xỉ cùng kỳ (tăng 9,67%); các ngành còn lại đạt mức tăng thấp hơn mức tăng chung như: xây dựng tăng 7,51%, sản xuất phân phối điện tăng 6,66%; ngành khai khoáng tăng 4,93%..

2. Tài chính, ngân hàng

2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Sáu tháng đầu năm đa số các khoản thu ngân sách đều đạt trên 50% mức dự toán HĐND tỉnh giao, tuy nhiên còn một số khoản thu chính như thuế công thương nghiệp ngoài nhà nước, thu tiền sử dụng đất còn đạt thấp so dự toán. Ước tính tổng thu  2.605 tỷ đồng, đạt 52,23% so dự toán và tăng 14,3% so cùng kỳ năm trước. Các khoản thu nội địa 1.570 tỷ đồng, đạt 44,86% dự toán, tăng 11,32% so cùng kỳ. Trong đó, có 10/14 khoản thu đạt trên 50% dự toán năm như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương đạt 57,18%; khu vực DN nhà nước địa phương đạt 58,03%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 68%; thuế thu nhập cá nhân đạt 55,63%; thu phí lệ phí đạt 52,42%; thuế bảo vệ môi trường đạt 54,62%; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đạt 78,96%; thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước 71,2%; thu khác 65,7%; thu tại xã 52%. Bên cạnh đó còn khoản thu đạt dưới 50% so dự toán cả năm như: thuế công thương nghiệp ngoài nhà nước 40,33%; thu tiền sử dụng đất 33,43%; thu khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  47,87%; lệ phí trước bạ 46,88%.

  Tổng chi ngân sách địa phương: Chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm ước tính 4.220,4 tỷ đồng, bằng 47,09% dự toán và tăng 11,28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi đầu tư phát triển 539,0 tỷ đồng, gần bằng 26,96% dự toán năm; chi thường xuyên 2.645,3 tỷ đồng, bằng 50,75% dự toán năm và tăng 9,03% so cùng kỳ.

2.2. Ngân hàng

Ngành Ngân hàng đã triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách tiền tệ và giải pháp tiền tệ. Nguồn vốn hoạt động và huy động tại địa phương tăng khá, chất lượng tín dụng được kiểm soát; cơ cấu tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên vay như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/01/2014 của NHNNVN; điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay theo sát tình hình; thị trường tiền tệ, kinh doanh vàng ổn định, an toàn. Tuy nhiên do tình hình sản xuất còn khó khăn nên dư nợ cho vay tăng chậm và nợ xấu trong phạm vi an toàn tiếp tục gia tăng.

Tổng nguồn vốn hoạt động 6 tháng đầu năm ước đạt 40.240 tỷ đồng, tăng 4,38% so đầu năm (tăng 1.689 tỷ đồng), đạt 88,58% kế hoạch năm và tăng 8,88% so cùng kỳ năm trước (tăng 3.283 tỷ đồng). Trong đó: vốn huy động tại địa phương 21.310 tỷ đồng, tăng 6,84% so đầu năm, tăng 12,68% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 52,96% trong tổng nguồn vốn (vốn huy động tăng chủ yếu do tiền gởi tiết kiệm tăng 19,6% so với đầu năm, tăng 30,49% so cùng kỳ); vốn vay 13.180 tỷ đồng, tăng 6,9% so đầu năm, tăng 6,94% so cùng kỳ năm trước, chiếm 32,75% tổng nguồn vốn hoạt động.

Doanh số cho vay ước tính đến ngày 30/6/2014 đạt 36.175 tỷ đồng, tăng 42,47% so cùng kỳ năm trước, trong đó: 82,93% phục vụ sản xuất kinh doanh. Bao gồm: doanh số cho vay ngắn hạn 25.985 tỷ đồng, tăng 23,62% so cùng kỳ năm trước và doanh số cho vay trung và dài hạn 10.190 tỷ đồng, tăng 2,33 lần. Trong doanh số cho vay, khu vực I chiếm 22,97%; khu vực II chiếm 26,15% và khu vực III chiếm 50,88% trong tổng doanh số cho vay.

 Dư nợ cho vay 30.520 tỷ đồng, tăng 1,68% so đầu năm (tăng 503 tỷ đồng), đạt 89,95% kế hoạch và tăng 5,99% so cùng kỳ năm trước (tăng 1.726 tỷ đồng). Bao gồm: Dư nợ cho vay ngắn hạn là 16.480 tỷ đồng, giảm 4,16% so cùng kỳ năm trước; chiếm tỷ trọng 53,99% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung và dài hạn 14.040 tỷ đồng, tăng  21,05% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay khu vực I: 8.858 tỷ đồng, chiếm 29,02% trong tổng dư nợ; khu vực II: 7.309 tỷ đồng, chiếm 23,95%; khu vực III: 14.353 tỷ đồng chiếm 47,03%.

Nợ xấu ước tính 660 tỷ đồng, chiếm 2,16% tổng dư nợ, tăng 2,23% so với đầu năm, tăng 1,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nợ xấu cho vay doanh nghiệp 233 tỷ đồng, nợ xấu hộ gia đình và cá nhân 427 tỷ đồng. Nợ tổn thất ước 440 tỷ đồng, chiếm 1,44% trong tổng dư nợ.

3. Đầu tư và xây dng: Lĩnh vực đầu tư XDCB tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ODA, cân đối ngân sách địa phương, Trung ương hỗ trợ có mục tiêu còn chậm. Nguyên nhân do năng lực điều hành của chủ đầu tư còn hạn chế và thiếu quyết liệt, tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán và quyết toán vốn chậm…Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm là 15.171,3 tỷ đồng, bằng 46,68% kế hoạch năm, tăng 12,45% so cùng kỳ. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt 1.783 tỷ đồng, bằng 45,4% kế hoạch, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 243,2 tỷ đồng, bằng 8,56% kế hoạch; vốn đầu tư của Bộ ngành quản lý được 2.160 tỷ đồng, đạt 61,71% kế hoạch; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 tỷ đồng, bằng 47,92% kế hoạch; vốn ngoài nhà nước của hộ dân cư, hộ kinh tế cá thể được 10.498,3 tỷ, bằng 50,03% kế hoạch.

Tình hình thực hiện đầu tư vào khu  kinh tế 6 tháng 2014: ước thực hiện tổng giá trị đầu tư vào các khu công nghiệp đạt: 192,2 tỷ đồng(Vốn NSTW 500 triệu, vốn NS 8,53 tỷ, vốn nhà đầu tư 183,1 tỷ)  để thực hiện nhiệm vụ thi công xây dựng hạ tầng, chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng bổ sung khu CN Thạnh Lộc. Khu CN Thuận Yên và lập thủ tục, san lắp mặt bằng thi công XD các nhà máy sản xuất kinh doanh trong khu CN Thạnh Lộc. Lũy kế từ khi triển khai đến nay đạt 383.6 tỷ đồng.

Tại khu CN Thạnh Lộc thì các nhà đầu tư tích cực triển khai thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và thi công san lắp mặt bằng với tổng trị giá đã thực hiện là 183 tỷ đồng (Cụ thể: Dự án Nhà máy Bia Sài Gòn – KG đã đầu tư 113,6 tỷ; dự án nhà máy chế biến gỗ MDF đã đầu tư 69.5 tỷ)

Nhìn chung, việc các nhà đầu tư lớn chính thức tham gia đăng kỳ đầu tư vào KCN đã tạo nên hiệu ứng tốt, làm các nhà đầu tư khác có niềm tin hơn khi tham gia đăng ký đầu tư vào khu CN. Song, giá trị đầu tư vào các khu CN, khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên…vẫn còn hạn chế, tiến độ thực hiện vốn giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước theo KH đã được phân bổ còn chậm, tuy khu CN Thạnh Lộc có nhiều khởi sắc, nhưng các khu CN khác  và khu KT cửa khẩu Hà Tiên chưa có sự chuyển biến.

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính được 24.781 tỷ đồng, đạt 50,37% kế hoạch năm và tăng 6,42% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: nông nghiệp đạt 15.416,4 tỷ đồng, đạt 53,9% tăng 5,47%; thủy sản 9.344,4 tỷ đồng, đạt 45,63% kế hoạch và tăng 8,05%.

4.1. Nông nghiệp

Sáu tháng đầu năm 2014 ngành trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh có một số thuận lợi, sản xuất lúa vụ đông xuân trúng mùa cho năng suất cao (tăng 3,1 tạ/ha so vụ đông xuân năm trước); cây tiêu được mùa và được giá; cây màu, cây công nghiệp và cây ăn quả đa số cho sản lượng cao hơn cùng kỳ; số lượng đàn gia súc, gia cầm (theo kết quả điều tra 1/4/2014) đều tăng hơn cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó còn gặp không ít khó khăn, nhất là sản phẩm đầu ra giá cả nông sản chưa ổn định, giá giảm lúc thu hoạch rộ, lúc hàng tồn đọng nhiều khi thị trường tiêu thụ xuất khẩu và nội địa yếu; ngoài ra từ đầu năm đã phát sinh 3 ổ dịch cúm gia cầm, đã tiêu hủy trên 7 ngàn con gia cầm, gây thiệt hại trong chăn nuôi.

* Về trồng trọt: Diện tích gieo sạ của 2 vụ lúa (vụ mùa và vụ đông xuân) đạt 368.902 ha, năng suất đạt 67,44 tạ/ha và sản lượng 2.487.913 tấn, đạt 54,04% kế hoạch năm. So với 2 vụ này năm trước cho thấy: tổng sản lượng lúa tăng 5,4% so với cùng kỳ, tức tăng 128.895 tấn là do 2 nguyên nhân:

- Do năng suất lúa bình quân trên mỗi héc ta đã tăng 4,8% làm cho tổng sản lượng lúa tăng thêm 113.252 tấn.

- Do diện tích gieo trồng tăng 0,6% đã làm cho sản lượng tăng thêm 15.643 tấn.

Kết quả từng vụ đạt được như sau:

- Vụ Mùa: Diện tích gieo sạ được 63.044 ha, đạt 96,25% so kế hoạch năm (giảm 2.456 ha), so với vụ mùa năm trước giảm 2.814 ha (giảm 4,27%), do hiệu quả sản xuất vụ mùa đạt thấp nên nông dân chuyển sang trồng màu cũng như nuôi thủy sản và một số ít diện tích lúa ven biển huyện An Minh bị nhiểm mặn không gieo sạ được. Năng suất bình quân đạt 44,46 tạ/ha, so vụ mùa năm trước tăng 1,54 tạ/ha (tăng 3,59%). Sản lượng đạt 280.264 tấn, bằng 95,09% kế hoạch (giảm 14.486 tấn) và giảm 2.349 tấn (giảm 0,83%) so với vụ mùa năm trước.

 - Vụ đông xuân: Diện tích thu hoạch được 305.857 ha, so với kế hoạch diện tích tăng 4.857 ha (vượt 1,61%) và so với vụ đông xuân năm trước tăng 5.251 ha. Diện tích vụ đông xuân năm nay tăng do một số địa phương nông dân chuyển đổi diện tích đất trồng rừng, đất vườn tạp, đất nuôi tôm kém hiệu quả sang trồng lúa. Năng suất đạt 72,18 tạ/ha, so với vụ đông xuân năm trước tăng 3,11 tạ/ha, Sản lượng đạt 2.207.649 tấn, vượt kế hoạch 4,48% (tăng 94.629 tấn) và tăng 131.244 tấn so vụ đông xuân năm trước. Nguyên nhân năng suất, sản lượng vụ đông xuân năm nay tăng cao do thời tiết khí hậu thuận lợi, diện tích nhiễm sâu bệnh ít, nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật, hệ thống thuỷ lợi phát huy hiệu quả..

- Vụ hè thu: Tính đến trung tuần tháng 6 toàn tỉnh đã gieo sạ được 258.715 ha, bằng 86,24% kế hoạch, tăng 13,36% so cùng kỳ năm trước (tăng 30.491 ha). Tiến độ gieo sạ vụ hè thu năm nay đa số bám sát lịch thời vụ, từ diện tích lúa đông xuân thu hoạch sớm, nhưng phần lớn do vận động quyết liệt của ngành chuyên môn trong việc tránh lũ sớm có thể xảy ra. Tính đến nay chỉ có 4 huyện Giồng Riềng, Tân Hiệp, Kiên Lương, Giang Thành là hoàn thành 100% diện tích gieo sạ; còn lại các huyện khác mới chỉ đạt từ  65- 80 % diện tích theo kế hoạch, do các huyện ven biển bán đảo Cà Mau và Tây sông Hậu phần lớn phụ thuộc vào lượng nước mưa để gieo sạ. Dự báo từ nay đến cuối tháng 6, nửa đầu tháng 7 sẽ hoàn thành diện tích gieo sạ vụ Hè thu.

Huyện Giang Thành và Gò Quao vẫn tiến hành sản xuất trên trà sớm của vụ Đông xuân, với diện tích trên 10.377 ha, được gọi là “ Hè thu sớm” đang cho thu hoạch. Ngoài ra, trà đầu lúa hè thu chính vụ ở hai huyện Tân Hiệp, và Giồng Riềng đã cho thu hoạch, ước trên 35.000 ha, số diện tích này đang chuẩn bị làm đất để xuống giống vụ Thu đông tới. 

Diện tích nhiễm sâu bệnh trên vụ lúa hè thu có chiều hướng tăng hơn so tháng trước và cùng kỳ năm trước, hiện diện tích bị nhiễm bệnh lên 9.545 ha, tăng 15,43% so với cùng kỳ (tăng 1.276 ha). Chủ yếu một số bệnh như: Cuốn lá 2.910 ha ở  huyện Giang Thành và Giồng Riềng..; Lem lép hạt 2.113 ha ở Giồng Riềng, Tân Hiệp..., cháy lá 1.906 ha ở Giang Thành, Tân Hiệp.. Trong thời gian tới các ngành chức năng cùng bà con nông dân cần theo dõi diễn biến rầy nâu di trú, thăm đồng thường xuyên sớm phát hiện bệnh, kịp thời phòng trừ nhằm bảo vệ diện tích lúa hè thu đạt năng suất cao.

- Cây rau màu: Kết quả gieo trồng cây màu, cây công nghiệp và cây ăn quả trong 6 tháng đầu năm, đa số sản phẩm cho năng suất và sản lượng cao hơn cùng kỳ năm trước. Cụ thể: khoai lang thu hoạch gần 16 ngàn tấn,tăng 10,07% so cùng kỳ; khoai mì gần 9,5 ngàn tấn, tăng 28,74%; dưa hấu 28 ngàn tấn, tăng 60,88%; mía 390 ngàn tấn, tăng 6,78%; khóm 49,5 ngàn tấn, tăng 7,33%; hồ tiêu 900 tấn, tăng 50%.. với kết quả thu hoạch được góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân.

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh (theo kết quả  điều tra 1/4/2014) đều đạt kế hoạch, và tăng hơn cùng kỳ năm trước.

Đàn trâu được 7.815 con, bằng 97,69% kế hoạch năm và so với cùng kỳ tăng 488 con (đàn trâu 1/4/2013 giảm 832 con); Đàn bò:11.676 con, bằng 89,82% kế hoạch và tăng 2,01% (tăng 230 con); Đàn heo: 328.343 con, bằng 95,17% KH và tăng 1,45% (tăng 4.706 con); Đàn gia cầm 5.378 ngàn con, bằng 85,37% KH và tăng 969 ngàn con (đàn gia cầm 1/4/2013 giảm 706 ngàn con), trong đó: đàn gà 1.785 ngàn con, tăng 208 ngàn con; đàn vịt 3.328 ngàn con, tăng 729 ngàn con so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đàn trâu, bò, gia cầm tăng hơn cùng kỳ do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và ngành Thú y đã chủ động, quản lý, kiềm chế được dịch bệnh.

4.2. Lâm nghiệp: Sáu tháng đầu năm diện tích trồng rừng mới tập trung  ước tính  100 ha; diện tích rừng được chăm sóc 7.534 ha; diện tích rừng khoán bảo vệ được 7.550 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng được 700 ha. Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng được ngành chức năng quan tâm thường xuyên, cùng phối hợp với địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân bảo vệ rừng, tích cực tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn hành vi xâm hại đến diện tích rừng, xử lý kịp thời các vụ việc chặt phá rừng trái phép.

4.3. Thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) ước tính 6 tháng đầu năm được 9.344,4 tỷ đồng, đạt 45,63% kế hoạch năm và tăng 8,05% so cùng kỳ năm trước, trong đó: giá trị khai thác được 5.817,4 tỷ đồng, tăng 5,62 % và giá trị nuôi trồng 3.526,9 tỷ đồng, tăng 12,32% so cùng kỳ năm 2013.

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng trong 6 tháng ước tính đạt 299,3 ngàn tấn, bằng 48,84% kế hoạch năm và tăng 9,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: cá các loại 184,5 ngàn tấn, tăng 11,27%; tôm các loại 39,5 ngàn tấn, tăng 0,53%; mực 28,5 ngàn tấn, tăng 4,98% so cùng kỳ. Bao gồm:

Sản lượng khai thác ước tính được 231,2 ngàn tấn, đạt 51,98% kế hoạch năm và tăng 8,75% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá các loại 158,2 ngàn tấn, tăng 12,64%; tôm 20,2 ngàn tấn, giảm 5,65%; mực đạt 29,9 ngàn tấn, tăng 4,78% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai thác tăng cao nhưng giá trị sản xuất chỉ tăng 5,62% là do tăng chủ yếu là sản phẩm có giá trị thấp (cá tạp, hải sản khác..)

Những tháng đầu năm khai thác hải sản tăng khá do thời tiết biển thuận lợi, tuy nhiên việc khai thác chưa bền vững, một số nghề khai thác chưa gắn với bảo vệ môi trường làm sản phẩm có giá trị cao khai thác được ngày một giảm dần, sản lượng tôm khai thác giảm 1.214 tấn.

Sản lượng nuôi trồng ước tính đạt 68 ngàn tấn, bằng 40,53% kế hoạch năm và tăng 12,23% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: cá nuôi các loại 26,2 ngàn tấn, đạt 46,26% kế hoạch và tăng 3,66%; tôm các loại 19,2 ngàn tấn, đạt 37,06% kế hoạch và tăng 20,56% (trong đó: tôm thẻ chân trắng 5,3 ngàn tấn, đạt 23,39% kế hoạch và tăng 3,82%); thủy sản khác 22,5 ngàn tấn, đạt 38,08% kế hoạch, tăng 16,56% so cùng kỳ.

Nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm tăng ở tất cả các sản phẩm chủ yếu là tăng sản phẩm nuôi nước mặn, nước lợ, trong đó tăng mạnh nhất vẫn là sản lượng tôm sú tăng 2,77 ngàn tấn, sò tăng 4,4 ngàn tấn. Nuôi nước ngọt giảm (cá, ba ba, cá sấu...) do chi phí thức ăn cao, sản phẩm chủ yếu tiêu dùng nội địa, nuôi kém hiệu quả.

Diện tích thả nuôi tôm ước 6 tháng là 88.326 ha, đạt 99,24% kế hoạch năm, trong đó: diện tích nuôi tôm công nghiệp 1.313 ha, đạt 54,70% kế hoạch. Diện tích thả nuôi công nghiệp đạt thấp mặc dù được ngành chức năng đầu tư hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu cung cấp nước mặn, nhưng do hầu hết các Công ty nuôi công nghiệp gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, giá tôm nguyên liệu có xu hướng giảm so với cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nguồn nước không ổn định, tôm chậm lớn.

Thời tiết trong tháng 6 có nhiều cơn mưa lớn đã làm thay đổi môi trường nước làm ảnh hưởng đến diện tích tôm nuôi. Tính từ đầu vụ đã có 4.533 ha diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do nhiễm bệnh và sốc môi trường, trong đó có 810 ha diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh làm mất trắng ở các huyện như: An Minh 650ha, Kiên Lương: 90ha, Vĩnh Thuận 30ha, Gò Quao 24,5ha, Giang Thành 15ha.

5. Sản xuất công nghiệp

Sáu tháng đầu năm 2014, sản xuất công nghiệp trong tỉnh có thuận lợi nhờ thực hiện chính sách của Nhà nước về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thủy sản được tiếp cận vốn vay ưu đãi, làm giảm bớt phần nào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư trang thiết bị đổi mới công nghệ. Ngoài ra, công trình điện cấp ngầm xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc đã đi vào hoạt động, khởi công 4 dự án trên khu công nghiệp Thạnh Lộc.. tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế từ sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn như: việc tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường tiêu thụ chưa được đẩy mạnh nên các sản phẩm chủ yếu của tỉnh như xi măng, thủy sản xuất khẩu, gạo lượng hàng tồn kho còn khá nhiều, sự cạnh tranh nguyên liệu giữa các nhà máy làm ảnh hưởng đến mức sản xuất của ngành.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính 6 tháng  tăng 8,97%, ngành khai khoáng tăng 16,93% tăng cao nhất so với cùng kỳ; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải với mức tăng 9,76%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,73% (trong đó: ngành chế biến bảo quản thủy sản tăng 28,91%; xay xát giảm 3,73%; sản xuất xi măng tăng 9,58%); ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,98%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) trong 6 tháng đầu năm 2014 ước tính 14.176,7 tỷ đồng, đạt 43,45% kế hoạch và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 13.500,5 tỷ đồng, tăng 9,66%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 423,1 tỷ đồng, tăng 6,66%; ngành khai khoáng 189,7 tỷ đồng, tăng 4,93% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 63,3 tỷ đồng, tăng 9,36%.

          Một số sản phẩm công nghiệp sản xuất trong 6 tháng đạt mức tăng so với cùng kỳ năm trước như: Xi măng Trung ương 425 ngàn tấn, đạt 62,5% kế hoạch và tăng 57,96%; xi măng địa phương 386,8 ngàn tấn, đạt 51,58% kế hoạch và tăng 9,17%; mực đông đạt 7,8 ngàn tấn, đạt 62,53% kế hoạch và tăng 59,61%; cá hộp gần 4,9 tấn, đạt 48,85% kế hoạch và tăng 12,95%; clinker 1,19 triệu tấn, đạt 52,98% kế hoạch và tăng 10,94%; nước máy 13,8 triệu m3, đạt 50,17% kế hoạch và tăng 10,37%. Bên cạnh đó còn một số sản phẩm sản xuất thấp giảm so cùng kỳ như: Xi măng vốn đầu tư nước ngoài 868,3 ngàn tấn, đạt 43,42% kế hoạch và giảm 6,77%; tôm đông 1,4 ngàn tấn, đạt 27,88% kế hoạch và giảm 11,31% (do Công ty cổ phần thủy sản Bim đã tạm ngưng hoạt động); cá đông 0,98 ngàn tấn, đạt 19,68% kế hoạch và giảm 40,54%; đường các loại 3 ngàn tấn, đạt 32,21% kế hoạch và giảm 38,18 % (do nhà máy đường Giồng Riềng bị cạnh tranh giá nên thiếu nguồn nguyên liệu).

Qua khảo sát xu hướng kinh doanh của 142 DN tỉnh Kiên Giang cho thấy: có nhiều nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đó là:

- Do không tìm được thị trường đầu ra.

- Giá cả nguyên vật liệu đầu vào cao, đầu ra thấp.

- Khả năng và điều kiện tiếp cận vốn gặp khó khăn.

- Môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định

Điều này cho thấy mặc dù lạc quan về triển vọng phát triển, nhưng các DN vẫn rất thận trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để tránh rủi ro.  

          6. Thương mại, dịch vụ và giá cả

6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh được duy trì thường xuyên và có xu hướng tăng hơn cùng kỳ năm trước, với lượng hàng hóa cung cấp dồi dào, đa dạng mẫu mã, giá cả hợp lý để phục vụ nhân dân trong các dịp lễ, Tết..., ngoài ra thực hiện các chương trình khuyến mãi và đưa hàng về tận nông thôn của các doanh nghiệp và hệ thống siêu thị cũng góp phần nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 6 đạt 3.943 tỷ đồng, tăng 1,74% so tháng trước và tăng 15,39% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa thực hiện 25.497 tỷ đồng, chiếm 76,57% tổng mức và tăng 15,72% so cùng kỳ năm trước.

Doanh thu khách sạn, nhà hàng: Tháng 6 ước thực hiện 797,8 tỷ đồng, bằng 87,82% so tháng trước (tháng trước là dịp nghỉ lễ). Dự tính 6 tháng tổng doanh thu khách sạn, nhà hàng thực hiện 5.082 tỷ đồng, tăng khá cao chủ yếu từ doanh thu nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống trong các dịp nghỉ lễ, tết.

Doanh thu du lịch lữ hành: Trong tháng ước thực hiện 3,6 tỷ đồng, bằng 75,98% so tháng trước; dự tính 6 tháng tổng doanh thu du lịch lữ hành 26,1 tỷ đồng.

Doanh thu dịch vụ khác: Tháng 6 ước thực hiện 589 tỷ đồng, tăng 9,55% so tháng trước; trong đó nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 11,58% (dịch vụ nhà ở XH trong tháng có thêm hợp đồng mới); dịch vụ giáo dục tăng 11,22% (học sinh tập trung ôn luyện thi TH và ĐH); 6 tháng doanh thu dịch vụ khác đạt 2.692 tỷ đồng, chủ yếu từ kinh doanh bất động sản 1.533,8 tỷ đồng; dịch vụ vui chơi giải trí 434 tỷ đồng; giáo dục đào tạo 313,6 tỷ đồng…

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được ngành Công thương chỉ đạo thực hiện thường xuyên; trong tháng 5/2014 Chi Cục quản lý thị trường đã kiểm tra 183 vụ việc, phát hiện 49 vụ vi phạm gồm: 29 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 03 vụ gian lận thương mại; 01 vụ mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng; 01 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và 15 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý thu phạt hành chính, bán hàng tịch thu nộp ngân sách Nhà nước 398,34 triệu đồng. Lũy kế 5 tháng, đã kiểm tra 683 vụ, phát hiện 260 vụ vi phạm, đã xử lý và thu phạt nộp ngân sách trên 1,21 tỷ đồng.

6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Trong tháng 6 kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 61,2 triệu USD, tăng 10,52% so với tháng trước; kim ngạch xuất khẩu chủ yếu từ hàng nông sản được 42,8 triệu USD, tăng 27,35% so tháng trước; mặt hàng thủy sản 16,8 triệu USD, tăng 8,55% so tháng trước.

Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch đạt được 223,9 triệu USD, bằng 33,42% kế hoạch năm và giảm gần 24% so với cùng kỳ năm 2013 (giảm 69,4 triệu USD). Bao gồm: hàng nông sản đạt 142,8 triệu USD, bằng 32,47% kế hoạch và giảm 34,27% (giảm 74,4 triệu USD) so cùng kỳ; hàng thủy sản đạt 75,2 triệu USD, bằng 43,01% kế hoạch năm và tăng 15,56% (tăng 10,1 triệu USD) và hàng hóa khác đạt 5,7 triệu USD, bằng 10,47% kế hoạch năm và giảm 46,74% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đều tăng khá cao so cùng kỳ năm 2013 như: cá đông lạnh đạt 1,7 ngàn tấn, tăng 73,75%; mực đông và tuộc đông đạt 5,9 ngàn tấn, tăng 28,88%; cá cơm sấy 229 tấn, tăng 23,12%; thủy sản đông khác 4,6 ngàn tấn, tăng 15,19%; tôm đông 2,1 ngàn tấn, tăng 10,08%.

Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp trong tỉnh còn gặp khó khăn về cạnh tranh thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Mặt hàng gạo xuất khẩu chủ lực của tỉnh giảm mạnh, giảm 206 ngàn tấn, tương đương 74 triệu USD, nguyên nhân do cạnh tranh gay gắt với các nước có trử lượng gạo xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan… từ đó hiệu quả xuất khẩu gạo chưa cao nên các doanh nghiệp thận trọng trong ký kết hợp đồng; riêng mặt hàng thủy sản trong 6 tháng lượng xuất tăng cao hơn cùng kỳ, trong khi nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến của tỉnh không ổn định, chưa đáp ứng đủ do cạnh tranh giá, vì vậy để đảm bảo lượng hàng xuất khẩu, ngoài số hàng còn tồn kho ra, các doanh nghiệp trong tỉnh phải mua thêm nguồn hàng từ các tỉnh lân cận như Cà Mau...

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Dự kiến trong tháng sáu đạt 2,02 triệu USD, tăng 33,97% so với tháng trước. Tính chung cả 6 tháng trị giá nhập được 12,29 triệu USD, đạt 30,73% kế hoạch năm và giảm 26,57% so cùng kỳ năm 2013. Các mặt hàng nhập khẩu toàn bộ là nguyên liệu dùng cho sản xuất như: thạch cao 66 ngàn tấn, tăng 66,67% so cùng kỳ năm trước; giấy krapt 300 tấn, chỉ bằng 27,52%; hạt nhựa 1,2 ngàn tấn, bằng 98,13%.

6.3 Vận tải

Vận tải hành khách: Trong tháng vận tải hành khách ước tính 5,2 triệu lượt khách, tăng 1,52% so tháng trước, trong đó: đường bộ tăng 1,66%, đường sông tăng 1,6% và đường biển giảm 2,45%. Luân chuyển hành khách đạt 367,9 triệu HK.km, tăng 2,15% so tháng trước. Tính chung 6 tháng vận tải hành khách ước được 29,8 triệu lượt khách, đạt 51,93% kế hoạch và tăng 10,79% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 1.820,7 triệu HK.km, đạt 57,77% kế hoạch và tăng 17,57% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 23,8 triệu lượt khách, tăng 10,56% so cùng kỳ và luân chuyển 1.434,9 triệu lượt khách.km, tăng 15,75%; vận tải hành khách đường sông 5,1 triệu lượt khách, tăng 13,06% và luân chuyển 292,8 triệu lượt khách.km, tăng 29,42% ; vận tải hành khách đường biển 0,87 triệu lượt khách, tăng 4,54% và luân chuyển 92,9 triệu lượt khách.km, tăng 12,5%.

Vận tải hàng hóa: Tháng 6 vận tải hàng hóa ước tính 775 ngàn tấn, tăng 1,31% so tháng trước; luân chuyển 102,7 triệu tấn.km, tăng 2,01% so tháng trước. Tính chung 6 tháng vận tải hàng hóa 4,3 triệu tấn, đạt 51,73% kế hoạch và tăng 5,11% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 582.5 triệu tấn.km, đạt 50,65% kế hoạch và tăng 4,33% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 1,3 triệu tấn, tăng 8,4% và luân chuyển 188,9 triệu tấn.km, tăng 8,07 % so cùng kỳ năm trước; Vận tải hàng hóa đường sông 1,7 triệu tấn, tăng 6,28% và luân chuyển 223,4 triệu tấn.km, tăng 5,72%; Vận tải hàng hóa đường biển 1,2 triệu tấn, tương đương cùng kỳ và luân chuyển 170,1 triệu tấn.km, giảm 1,16% so cùng kỳ năm trước.

Do tháng 6 thời tiết không được thuận lợi, đầu tháng đã có mưa, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành vận tải. Đặc biệt là ngành đường biển, mưa giông gây biển động làm vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách giảm so với tháng trước, các ngành đường còn lại vận tải cũng bị hạn chế thấp hơn so với tháng trước. Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa của các ngành đường 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước, do có sự đổi mới phù hợp với kinh tế thị trường, các phương tiện vận tải phát triển chuyển đổi cung cách phục vụ tương đối nhanh đáp ứng thị hiếu của hành khách, trong đó các hãng xe Taxi cũng phát triển để phục vụ hành khách thuận lợi. Các phương tiện đường sông đã được thay thế tăng thêm tàu cao tốc đã rút ngắn thời gian đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển của khách trên các tuyến Rạch Giá - Vĩnh Thuận, Rạch giá - Cà Mau, Rạch Giá - An Minh , Rạch giá - Cần Thơ .. do đó vận chuyển hành khách đường sông tăng khá cao. Ngược lại tuyến đường biển giảm 11 phương tiện (gần 50%), nên hành khách đường biển tăng chậm và vận chuyển hàng hóa giảm hơn năm trước.

6.4. Bưu chính - Viễn thông

Trong 6 tháng đầu năm, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo báo, đài thực hiện tốt công tác tuyên truyền và đưa thông tin về cơ sở; chuyển phát phục vụ dịp Tết, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học; phối hợp Sở VH-TT-DL về phục vụ nhu cầu đọc sách của người dân ở các điểm Bưu điện - Văn hóa xã; kiểm tra thực hiện tiêu chí ngành thông tin truyền thông về xây dựng nông thôn mới; kiểm tra an toàn mạng lưới thông tin liên lạc trước, trong và sau mùa mưa bảo ở các huyện; triển khai thực hiện các dự án như: “ xây dựng cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến theo mô hình tập trung cho cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh... Trên toàn tỉnh hiện có 26 bưu cục và 140 điểm bưu điện văn hóa xã; bán kính phục vụ 3,1 km/điểm; dân số phục vụ 10.548 người/điểm. Tổng doanh thu bưu chính và viễn thông 6 tháng đầu năm ước đạt 812 tỷ đồng, bằng 52,05% kế hoạch và bằng 99,32% so cùng kỳ năm 2013, trong đó bưu chính đạt 32 tỷ đồng, tăng 10,34% so cùng kỳ và viễn thông được 780 tỷ đồng, giảm 1,18% so cùng kỳ năm trước. Tổng thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 1,808 triệu thuê bao, tăng 9,15%, so với cùng kỳ, trong đó di động gần 1,69 triệu thuê bao. Mật độ thuê bao đạt 103 thuê bao/100 dân. Tổng thuê bao internet hiện có 67.800 thuê bao, tăng 1,39% so cùng kỳ. Thời gian qua, do tăng cường kiểm tra chấn chỉnh thuê bao di động, nên số lượng di động dần ổn định và tăng trưởng không đáng kể, riêng số thuê bao điện thoại cố định giảm một phần do chuyển sang sử dụng mạng di động cho thuận tiện.

6.5. Du lịch

          Tổng lượt khách du lịch 6 tháng đầu năm ước tính đạt 2,077 triệu lượt khách, đạt 50,06% kế hoạch năm, giảm 1,41% cùng kỳ năm trước, trong đó lượt khách giảm từ khách đến các khu vui chơi, điểm du lịch giảm 246 ngàn lượt khách (giảm 16,59%); riêng lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch là 837,5 ngàn lượt khách, đạt 64,42% kế hoạch và tăng 34,95% (tăng 216,9 ngàn lượt khách), trong đó khách quốc tế 110,7 ngàn khách, đạt 59,84% kế hoạch và tăng 28,35% so cùng kỳ (tăng 24,4 ngàn khách). Trong số khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: khách đến các cơ sở lưu trú phục vụ được 781,6 ngàn lượt khách, đạt 67,09% kế hoạch, tăng 37,35% (tăng 212,5 ngàn lượt khách) so cùng kỳ năm trước và khách du lịch theo tour 55,9 ngàn lượt, đạt 41,41% kế hoạch và tăng 8,5%. Tổng số ngày khách 6 tháng ước tính 1,4 triệu ngày, đạt 61,89% kế hoạch, tăng 27,71% so cùng kỳ, trong đó tăng nhiều đối với ngày khách quốc tế (tăng 48,64%), bình quân 2,76 ngày/khách.

          Sáu tháng đầu năm, hoạt động du lịch có tín hiệu lạc quan số khách đến cơ sở kinh doanh du lịch tăng khá cao so kế hoạch và cùng kỳ năm trước, trong đó có khách quốc tế tăng trên 28%. Thể hiện khách đến tỉnh tham quan du lịch được thu hút bởi cảnh quan biển đảo, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư đồng bộ, hiện đại của các đối tác trong và ngoài nước, từ Trung ương đến địa phương, điển hình như Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc và đường điện ngầm xuyên biển Hà Tiên ra Phú Quốc,  tạo điều kiện cho khách trong và ngoài nước đến tham quan khu du lịch biển đảo này. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch của tỉnh phát triển mạnh và đi xa hơn, cần đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú cho đầy đủ, khoa học, hiện đại, nghiên cứu cung cách phục vụ mang tính chuyên nghiệp hài lòng khách, tạo điều kiện cho du khách đến tham quan du lịch ngày càng tăng và thời gian nghỉ dưỡng lâu dài hơn.

          6.6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

          Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng nhẹ so với tháng trước +0,45%, chủ yếu tăng do nhóm hàng thực phẩm, nhóm này tăng cao nhất +1,26% (từ giá thịt heo tăng 2.000đ/kg (+4,96%), thịt gia cầm tăng 1,8%-3,4%, trứng tăng 1,47%, một số rau tươi cuối mùa tăng giá); kế đến là nhóm lương thực tăng 0,39% (mặc dù giá lúa hè thu sớm giảm từ 100-150đ/kg, nhưng giá lúa cũ vẫn đứng ở mức cao, gạo các loại của mùa vụ trước giá vẫn ổn định). Có 03 nhóm chỉ số giá giảm là: nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm -0,16% (do giá gas đốt tiếp tục giảm 8.000-10.000đ/bình); nhóm đồ uống và thuốc lá giảm -0,15% (nhu cầu tiêu dùng giảm) và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Các nhóm khác còn lại tăng không đáng kể từ +0,25% trở xuống như: nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,25%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,24%; nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,21%; nhóm giao thông tăng 0,13% (mặc dù giá dầu giảm 120-150đ/lít  ngày 12/6, nhưng do giá dịch vụ sửa xe tăng từ 0,3-0,64%) ; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%;%; nhóm giáo dục tăng 0,01%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 so với tháng 12/2013 (sau 6 tháng) tăng 1,55%, trong đó tăng cao nhất nhóm giao thông tăng 2,71%; kế đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,6% (gồm lương thực tăng 1,06%, thực phẩm tăng 2,61%, ăn uống ngoài gia đình tăng 4,58% do giá tăng cao trong dịp Tết, lễ)...

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 so với tháng 6 năm 2013 (sau một năm) chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,1%, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 6,91% (gồm lương thực tăng 6,05%, thực phẩm 7,3%, ăn uống ngoài gia đình tăng 6,67%), kế đến là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,93%...

Chỉ số giá vàng tháng 6 (tính đến 15/6/2014) so với tháng trước tiếp tục giảm theo giá vàng thế giới -1,41% (giảm 47.000đ/chỉ), bình quân giá bán trong tháng là 3.285.000đ/chỉ. Chỉ số giá vàng tháng 6 so với tháng 12/2013  tăng 1,64% và so tháng 6/2013 (sau một năm)   giảm 8,73%.

Chỉ số giá Đô la Mỹ  tháng 6 so với tháng trước tăng nhẹ +0,23%. Đến thời điểm điều tra ngày 15/6/2014 tại Ngân hàng Ngoại Thương bán ra là 21.245đ/USD, thị trường tự do bán 21.270đ/USD. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 6/2014 so với tháng 12/2013 (sau 6 tháng) tăng 0,09%; so với tháng 6/2013 (sau một năm) giảm 0,23%.

7. MỘT SỐ TÌNH HÌNH XÃ HỘI

7.1. Lao động việc làm, đào tạo nghề và chính sách an sinh xã hội: 6 tháng đầu năm đã giải quyết việc làm cho 16.955 lượt người, đạt 51,37% kế hoạch năm, trong đó: giải quyết việc làm trong tỉnh được 8.002 lượt người, ngoài tỉnh 8.925 lượt người, xuất khẩu lao động 28 người; tổ chức dạy nghề cho 11.502 người, đạt 46% kế hoạch, trong đó: trung cấp nghề 81 người, sơ cấp nghề 4.306 người và dạy nghề dưới ba tháng được 7.115 người. Thực hiện chính sách an sinh xã hội như: hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 150 căn nhà tình nghĩa đạt 53,57% kế hoạch; tổ chức hai đoàn người có công đi điều dưỡng tập trung tại Đà Lạt; chi mua bảo hiểm y tế 36,529 tỷ đồng cho hộ nghèo và 48,516 tỷ đồng cho hộ cận nghèo trên toàn tỉnh, đạt 100% kế hoạch; chi trợ cấp xã hội cho 34,5 ngàn đối tượng, với kinh phí 60,1 tỷ đồng.

7.2. Tình hình đời sống dân cư: Sáu tháng đầu năm 2014, nhìn chung đời sống dân cư trong tỉnh ổn định và có phần cải thiện hơn. Giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân trong dịp Tết được được các Doanh nghiệp chủ động dự trữ kiềm chế phần nào tăng giá. Lượng hàng hóa cung cấp dồi dào, đủ chủng loại trên thị trường và các siêu thị, giá hàng hóa so các năm trước chỉ tăng nhẹ, thể hiện chỉ số giá tiêu dùng từ đầu năm đến nay tăng 1,55%, đa số các nhóm hàng có chỉ số giá tăng nhẹ, riêng chỉ có một nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao hơn 2,6%. Từ đó đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương được cải thiện hơn, khi mức thu nhập ngày một tăng theo mức lương cơ bản mới nhưng mức tăng giá hàng hóa không đáng kể. Tuy nhiên đối tượng nông dân đời sống còn khó khăn, thu nhập kém khi sản phẩm đầu ra của trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản giá cả thiếu ổn định, còn thấp chưa tương xứng với chi phí sản xuất và chi phí phòng, trừ dịch bệnh của nông dân.

7.3. Về Giáo dục: Năm học 2013-2014 đã kết thúc, toàn tỉnh hiện có 651 trường, tăng 12 trường so với năm học trước, (bao gồm: 121 trường mầm non, tăng 18 trường; tiểu học: 298 trường, giảm 5 trường; Trung học cơ sở: 121 trường, giảm 3; Phổ thông cơ sở 44 trường, tăng 2; Trung học phổ thông 52 trường và GDTX 15 trường, không tăng giảm); hệ giáo dục phổ thông huy động được 10.221 lớp học và 278.407 học sinh (tăng 93 lớp và tăng 2.421 học sinh); tổng số giáo viên 16.707 người, tăng 1,45% (tăng 239 giáo viên) so năm học trước, (bao gồm: 9.124 giáo viên tiểu học, tăng 276 giáo viên, 5.415 giáo viên trung học cơ sở giảm 46 giáo viên và 2.168 giáo viên trung học phổ thông, tăng 9 giáo viên). Số trường đạt chuẩn Quốc gia 146 trường, tăng 14 trường. Nhìn chung quy mô trường lớp cơ bản đáp ứng cho nhu cầu học tập, nhưng vẫn còn phân tán, chưa đồng bộ; số trường đạt chuẩn QG còn ít và 23 xã chưa có trường mầm non. Số học sinh bỏ học các cấp học là 5.170 học sinh, giảm 370 học sinh so với năm học trước, tỷ lệ bỏ học là 1,8%, trong đó, học sinh tiểu học bỏ học 1.099 học sinh (0,68%); Trung học cơ sở 2.674 học sinh (2,89%) và Trung học phổ thông 1.397 học sinh (4,1%). Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông toàn tỉnh vừa qua có 11.514 thí sinh dự thi (trong đó có 1.327 là thí sinh GDTX); kết quả đậu tốt nghiệp có 11.361 thí sinh, đạt tỷ lệ 98,67%; trong đó tỷ lệ học sinh phổ thông đạt 99,29%, giảm 0,18% so kỳ thi năm trước và  giáo dục thường xuyên đạt 93,89%, tăng 7,12%.

7.4. Về y tế: Trong sáu tháng đầu năm ngành Y tế đã kiểm soát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm, triển khai các biện pháp phòng chống dịch đạt hiệu quả, các bệnh dễ gây thành dịch như: sởi, cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng được kiềm chế đa số ca mắc giảm so cùng kỳ năm trước và không xảy ra vụ dịch; ngành tiếp tục đảm bảo chế độ trực cấp cứu 24/24 và nâng dần chất lượng khám và điều trị bệnh; công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực y tế được tăng cường, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát và tình trạng quá tải ở bệnh viện còn xảy ra, vì vậy ngành y tế cần quan tâm để có biện pháp giải quyết tốt hơn trong thời gian tới.

Toàn tỉnh hiện có 158 cơ sở điều trị, với 3.800 giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh chung các tuyến 81,99%, số cán bộ y tế 7.053 người, trong đó có 1.010 bác sĩ, đạt bình quân 5,76 bác sĩ trên vạn dân. Số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế là 92 xã, với tỷ lệ 63,45% xã trên toàn tỉnh. Tổng số lượt khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm là 2,366 triệu lượt, đạt 52% KH năm và tăng 1,37% so cùng kỳ năm trước và số điều trị nội trú là 108 ngàn người, đạt 45% kế hoạch, tăng 6,05% so cùng kỳ. Tổng số cơ sở hành nghề y dược tư nhân là 1.358 cơ sở, giúp giảm tải bệnh nhân ở bệnh viện các tuyến. Đến nay toàn tỉnh có 1.002.330 người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 57,34%.

Tính từ đầu năm đến ngày 25/5/2014, tổng số ca mắc sốt xuất huyết là 231ca, giảm 112 ca so cùng kỳ năm 2013 (bằng 32,65%); Bệnh Tay chân miệng 532 ca, giảm 13 ca (giảm 2,3%); bệnh sởi mắc 23 ca (trong 454 ca sốt phát ban) tăng 23 ca (tăng 100%); Tiêu chảy mắc 2.523 ca, giảm 1.232 ca; Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn mắc 31ca, tăng 11 ca; bệnh Lỵ trực trùng mắc 90 ca, giảm 65 ca; Bệnh Lỵ Amip mắc 93 ca,  giảm 30 ca; bệnh Thủy đậu mắc 225 ca, tăng 153 ca; Bệnh Quai bị mắc 43 ca, giảm 20 ca; bệnh Cúm thường mắc 1.363 cas, giảm 347 ca; bệnh Đau mắt đỏ) mắc 145 ca, tăng 145 ca; nhiễm HIV là 144 ca (trong đó ngoài tỉnh 06 ca), số cas chuyển sang AIDS là 21 ca, tử vong 03 ca...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), trong công tác quản lý và thông tin giáo dục truyền thông VSATTP đã cấp mới 42 giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, 60 giấy công bộ hợp quy, thanh kiểm tra 8.760 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đạt 60% KH năm, trong đó có 7.008 cơ sở đảm bảo VSATTP theo quy định chiếm 80%; đã tổ chức tập huấn kiến thức VSATTP cho 3.445 người đạt 53% KH, phát thanh 66 cuộc và truyền thanh 3.759 cuộc, phổ biến chuyên đề 82 buổi với 2.051 người tham dự, cấp phát cho tuyến xã và các cơ sở các loại tờ gấp, áp phích, dĩa ghi âm và ghi hình...

Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm: Trong 6 tháng đầu năm tổng số mẫu xét nghiệm là 1.219 mẫu, test nhanh 1.350 mẫu, khám sức khỏe cho người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm là 9.000 người. Toàn tỉnh không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào, chỉ có ngộ độc thực phẩm rải rác tại các địa phương là 37 ca, trong đó ngộ độc do tác động của cồn là 36 ca, 01 ca do ngộ độc thực phẩm.

7.5. Văn hóa, Thể thao: Sáu tháng đầu năm, ngành VH-TT-DL tập trung tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị, tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần quảng bá tiềm năng thế mạnh của tỉnh, mở rộng giao lưu, hợp tác, hội nhập thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Công tác trùng tu tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa được đẩy mạnh có hiệu quả, trở thành điểm đến du lịch, thu hút khách đến tham quan, nghiên cứu. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phong trào thi đua “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Phát triển quy mô, chất lượng các hoạt động thể dục thể thao, đã tổ chức thành công Đại hội Thể dục Thể thao cấp tỉnh lần thứ VII năm 2013-2014, với 15 môn thi đấu, có 4.668 VĐV của 21 đơn vị huyện, thị, thành phố và ban, ngành tham gia, phục vụ 105.600 lượt người xem. Số giải thể thao thành tích khu vực, trong nước và quốc tế tham dự ít hơn cùng kỳ năm trước, với 7 giải khu vực giảm 19 giải, đạt 35 huy chương (16 HCV, 6 HVB và 13 HCĐ), trong đó đội tuyển cờ vua tham dự 4 giải quốc gia và quốc tế đạt 14 huy chương trong đó đạt 8 huy chương vàng.

Công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm trong ngành, đã tổ chức kiểm tra 55 cơ sở, kết quả lập biên bản nhắc nhở 44 cơ sở, vi phạm hành chính 13 cơ sở, quyết định xử phạt vi phạm 97 triệu đồng, đồng thời tịch thu 23.379 đĩa nhạc phim không tem, 03 máy trò chơi điện tử và một số vật dụng khác. Tiến hành 4 cuộc thanh tra với 64 cơ sở kinh doanh du lịch, lập biên bản nhắc nhở 51 cơ sở, vi phạm hành chính 10 cơ sở, ngưng hoạt động 3 cơ sở, quyết định xử phạt vi phạm hành chính 39,5 triệu đồng.

7.6 Tình hình an toàn giao thông: Theo Ban An toàn Giao thông tỉnh trong tháng (tính từ ngày 16/5 đến ngày 15/6/2014) toàn tỉnh xảy ra 32 vụ tai nạn giao thông, làm 11 người chết và bị thương 35 người (tính cả vụ va chạm). Trong đó tai nạn ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 17 vụ, chết 11 người và bị thương 14 người. So với tháng trước giảm 02 vụ, giảm 01 người chết và giảm 01 người bị thương. So với cùng tháng năm 2013, TNGT tăng 10 vụ, tăng 5 người chết và tăng 16 người bị thương. Tính từ đầu năm đến ngày 15/6/2014 trên toàn tỉnh xảy ra 244 vụ TNGT, làm 74 người chết và 259 người bị thương, trong đó tai nạn ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 88 vụ, làm chết 74 người và bị thương 57 người. So với cùng kỳ năm 2013 số vụ TNGT giảm 12 vụ, tăng 23 người chết, giảm 49 người bị thương. Số người chết vì TNGT nhiều nhất trên các huyện như: Phú Quốc (11 người), Châu Thành (10), Giồng Riềng (9), Rạch Giá, Hòn Đất, An Biên (đều 8 người)...

Tình hình tai nạn giao thông trong tháng 6 so cùng kỳ còn tăng trên cả ba tiêu chí, tuy nhiên nếu tính cả 6 tháng thì số vụ có giảm. Vấn đề đặt ra cho 6 tháng cuối năm là kéo giảm vụ tai nạn giao thông, cần trú trọng tìm biện pháp ngăn chặn các vụ TNGT gây chết người, các ngành chức năng cần tăng cường thanh kiểm tra, đặt chốt các tuyến đường dễ xảy ra tại nạn giao thông nghiêm trọng, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm Luật giao thông, đồng thời tuyên truyền trên thông tin đại chúng qua loa, đài, hình ảnh và biển báo...

7.7 Thiệt hại do thiên tai: Trong tháng do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam cường độ mạnh, từ ngày 13/6 đến ngày 16/6 trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn kèm giông lốc đã làm sập hoàn toàn 10 căn nhà , tốc mái 1 căn, ước thiệt hại 180 triệu đồng. Nâng số thiệt hại thiên tai đến nay trên toàn tỉnh sập 32 căn nhà (tại huyện Hòn Đất, Vĩnh Thuận, An Minh, U Minh thượng, Kiên Hải), tốc mái 30 căn, tổng thiệt hại 697 triệu đồng.

7.8 Bảo vệ môi trường: Theo báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường trong quý II chưa phát hiện và tiếp nhận đơn tố cáo gây ô nhiễm môi trường nào trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó Sở tiến hành thành lập 06 đoàn thanh tra ở các Công ty, Doanh nghiệp sản xuất, chế biến ảnh hưởng đến môi trường, kiểm tra việc chấp hành các quy định chính sách trong sản xuất và khai khoáng.

7.9. Thiệt hại do cháy nổ: Từ ngày 16/5/2014 đến 15/6/2014 xảy ra 3 vụ cháy do chập điện (Hòn Đất 1 vụ và Phú Quốc 2 vụ) không có thương vong. Thiệt hạt ước tính 748,3 triệu đồng và không có vụ nổ xảy ra.  Tính từ đầu năm toàn tỉnh xảy ra 30 vụ cháy, mức thiệt hại lên 6,675 tỷ đồng. So cùng kỳ năm trước số vụ cháy tăng 4 vụ, số vụ nổ giảm 2 vụ, số người chết giảm 6 người và người bị thương giảm 1, mức thiệt hại giảm 2,743 tỷ đồng.

Tóm lại: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 của tỉnh trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn gặp khó khăn, thị trường cạnh tranh gay gắt, cùng với nhiều yếu tố khách quan đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, nhưng cơ bản vẫn có xu hướng phát triển tích cực, trong đó sản xuất lương thực nhất là lúa đạt sản lượng cao hơn năm trước khá nhiều, một số lĩnh vực khác cũng tăng khá: Thủy sản, tổng mức bán lẻ, du lịch, xuất khẩu thủy sản, thu ngân sách, các hoạt động giáo dục, văn hóa thông tin, TDTT và một số lĩnh vực xã hội khác …có tiến bộ.

Mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm của tỉnh đạt 8,92% là mức tăng tương đối khá so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang tăng 5,7%; Đồng Tháp: 6,1%; Vĩnh Long 6,01%; Trà Vinh 8,44%, Bến Tre 7,23%, Cần Thơ 8,96%; Hậu Giang 7,73%; Tiền Giang 9,1%; Long An 10%; Sóc Trăng 11,9%, Bạc Liêu 7,1%, Cà Mau 8,14%... Tuy nhiên còn thấp so với mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đề ra cả năm từ 10,5% trở lên. Để đạt được mục tiêu trên thì 6 tháng cuối năm cần tập trung quyết liệt ở một số lĩnh vực đạt kế hoạch còn thấp như: xuất khẩu nông sản và một số mặt hang thủy sản khác, sản xuất công nghiệp, đầu tư XDCB, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi tôm công nghiệp…. các ngành cần có giải pháp cụ thể để thúc đẩy sản xuất. Đặc biệt giải quyết nhanh một số giải pháp kiến nghị của doanh nghiệp để tháo gỡ sản xuất.

 

8. Đề xuất kiến nghị:

1. Về sản xuất nông nghiệp, cần tăng cường giúp nông dân chăm sóc tốt diện tích lúa hè thu đảm bảo gieo sạ đạt kế hoạch giao và năng suất cao hơn năm trước, kiểm soát dịch bệnh. Chủ động khoanh vùng, hướng dẫn nông dân gieo sạ lúa vụ 3 đúng thời vụ, thu hoạch tránh lủ. Chỉ đạo chăm sóc tốt diện tích thủy sản đã thả nuôi, đặc biệt là tăng nhanh diện tích nuôi tôm công nghiệp. Cần tái cơ cấu nền nông nghiệp, phát triển hàng nông sản thay thế nhập khẩu, tập trung phát triển sản xuất hàng nông sản có chất lượng, tạo điều kiện xây dựng thương hiệu uy tín từ chất lượng để có lợi thế cạnh tranh để xuất khẩu.

Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, làm nguồn cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu; cải tiến về công nghệ nuôi, về khai thác và bảo quản sản phẩm thủy sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

2. Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần liên kết, phối hợp với người nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu; cần nghiên cứu và nắm vững yêu cầu từng thị trường, nhất là các quy định về an toàn vệ sinh chất lượng thủy sản, giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, đưa hàng Việt Nam về các vùng nông thôn và kiên quyết ngăn chặn hàng lậu, hàng giả làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh hàng hóa trong nước.

3. Các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, thực hiện theo cơ chế bảo lãnh tín dụng thu hồi thông qua các tài khoản phải thu và thế chấp các tài khoản phải thu khi vay vốn.

4. Cơ quan Thuế, Hải quan cần tập trung hỗ trợ Doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, phí..tạo điều kiện cho DN phát triển sản xuất kinh doanh.

5. Khảo sát nhu cầu sử dụng ngành nghề, hướng nghiệp lao động dạy nghề, thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề được thuận lợi, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp chuẩn bị đi vào hoạt động, cũng giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong lực lượng lao động của tỉnh

6. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng trong diện được hưởng chế độ trợ cấp, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách, đúng đối tượng; thực hiện đạt hiệu quả trong chương trình xóa đói giảm nghèo, về giải quyết việc làm và  đào tạo nghề, rất cần thiết cho đối tượng thanh, thiếu niên trong tỉnh chưa có tay nghề với việc làm thiếu ổn định.

Tải về:  - Số liệu ước tính 6 tháng đầu năm 2014

              - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2014

 

Số lần đọc: 1645
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan