Tin nóng
29.01.2018

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

   a. Nông nghiệp:

    * Vụ Mùa (2017-2018): Toàn tỉnh đã kết thúc gieo trồng với diện tích 58.598 ha, đạt 106,54% so với kế hoạch, tăng 23,54% so cùng kỳ (tăng 11.166 ha ); tập trung ở các huyện như: An Biên 15.293 ha, An Minh 22.623 ha,Vĩnh Thuận 11.328 ha, Gò Quao 1.609 ha, U Minh Thượng 7.207 ha và Hà Tiên 538 ha.

    Diện tích lúa Mùa đến nay đã thu hoạch được 45.275 ha đạt 216,96 % so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 4,50 tấn/ha.

    Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa mùa là 830 ha, chủ yếu là một số bệnh như : Lem lét hạt: 426 ha, cháy bìa lá : 242 ha, Rầy nâu: 142 ha.

* Vụ Đông Xuân (2017-2018):

  Diện tích gieo trồng 288.650ha, đạt 99,53% so với kế hoạch, bằng 96,61%  so với cùng kỳ; tập trung ở các huyện như: Vĩnh Thuận 6.492 ha, U Minh Thượng 7.565 ha, An Biên 9.598 ha, An Minh: 100 ha, Giang Thành 29.350 ha, Tân Hiệp: 36.655 ha , Hòn Đất: 79.053 ha, Rạch Giá: 5.542 ha, Châu Thành: 19.469 ha, Giồng Riềng: 46.684 ha, Gò Quao: 25.142 ha.

  Diện tích lúa Đông Xuân đến nay đã thu hoạch được 13.660 ha, năng suất ước đạt 5,56 tấn/ha.

  Diện tích  bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Đông xuân là 7.278 ha, chủ yếu là một số bệnh như: Đạo ôn lá: 7.952 ha, cháy bìa lá: 1384 ha, Lem lét hạt: 1.766 ha, Rầy nâu: 865 ha, Muỗi hành: 110 ha.

* Cây rau màu:

  Cùng với cây lúa, một số cây màu khác cũng được nhân dân quan tâm sản xuất như: Dưa hấu 430 ha, giảm 16,18% so với cùng kỳ; Khoai lang 230 ha, giảm 15,75% so với cùng kỳ; Khoai mì 33 ha, giảm 8,33% so với cùng kỳ; Bắp 71 ha, tăng 51,06 % so với cùng kỳ; Rau đậu các loại 1.480 ha, tăng 3,71% so với cùng kỳ.

* Chăn nuôi:

  Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tỉnh không có biến động nhiều so với 1-10 vừa qua; Toàn tỉnh không phát hiện ổ dịch nào, đàn trâu có 5.314 con, tăng 1,08% (tăng 57 con) so cùng kỳ; Đàn bò: 12.098 tăng 6,69%  (tăng 759 con) so cùng kỳ; Đàn heo hiện có con tăng 0,05% (tăng 157 con) so cùng kỳ. Đàn gia cầm cũng đã có sự phát triển ổn định tăng trở lại với số lượng đàn trên 5,538 triệu con là tín hiệu tích cực đối với ngành chăn nuôi của tỉnh.

  Nguyên nhân đàn trâu, bò tăng là do nhà nước có nhiều chương trình dự án hỗ trợ vốn vay chăn nuôi cho nông dân. Đàn heo, đàn gia cầm tăng nhẹ so với cùng kỳ một phần do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, gía bán sản phẩm tăng trở lại nên người nuôi cũng tăng thêm qui mô nuôi. Mặt khác nhờ làm tốt công tác phòng bệnh, nên từ đầu năm đến nay chưa phát hiện ổ dịch lớn nào xảy ra trên địa bàn.

b. Lâm nghiệp:

   Tình hình chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm túc, ngành Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Tuy nhiên trong tháng còn xảy ra 1 vụ vi phạm chặt phá đất rừng tại Huyện Kiên Lương với diện tích khoảng 0,150 ha.

c. Thủy sản:

    Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): tháng 01 ước tính 1.688,27 tỷ đồng, giảm 6,93% so tháng trước, tăng 2,18% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: giá trị khai thác 1.219,25 tỷ đồng, giảm 0,37% so tháng trước và tăng 5,77% so cùng kỳ;  giá trị nuôi trồng 469,02 tỷ đồng, giảm 20,52% so tháng trước, giảm 6,1 % so cùng kỳ năm trước.

   Tổng sản lượng thủy sản (cả khai thác và nuôi trồng): trong tháng một ước đạt 55,79 ngàn tấn, giảm 0,97% so tháng trước (giảm 549 tấn) và tăng 4,49% (tăng 2.396 tấn) so cùng kỳ năm trước. Bao gồm:

   Sản lượng khai thác: ước tính đạt 46,235 ngàn tấn thủy hải sản các loại, tăng 1,62 % so tháng trước (tăng 735 tấn) và tăng 6,01% so cùng kỳ năm trước (tăng 2.620 tấn). Trong đó: Cá các loại: 34,397 ngàn tấn, tăng 2,73% (tăng 914 tấn) so với tháng trước và tăng 7,8% so cùng kỳ; Tôm: 2,838 ngàn tấn, giảm 10,02% (giảm 316 tấn) so với tháng trước và giảm 1,39 % so cùng kỳ; Mực: 5,842 ngản tấn tăng 0,19% (tăng 11 tấn) so với tháng trước và tăng 3,47% so cùng kỳ.

   - Nguyên nhân sản lượng khai thác tăng: là do có sự thay đổi cơ cấu ngành nghề, năng lực khai thác trong tỉnh gia tăng (chủ yếu là nghề lưới kéo); đồng thời, năm nay Tết Nguyên đán diễn ra vào giữa tháng hai, vì vậy trong tháng một nhân dân tranh thủ khai thác những ngày cuối năm nhằm phục vụ Tết và cũng để bù cho những ngày nghỉ Tết.

   Sản lượng nuôi trồng: trong tháng ước đạt 9,556 ngàn tấn, giảm 11,85% (giảm 1.284 tấn) so tháng trước và giảm 2,29% so cùng kỳ năm trước (giảm 224 tấn).

   - Nguyên nhân sản lượng nuôi trồng trong tháng giảm so với cùng kỳ là do đã kết thúc thời vụ, nhân dân đang cải tạo ao vuông nhằm phục vụ cho mùa vụ nuôi tiếp theo.

2. Công nghiệp:

* Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP):

  Chỉ số phát triển toàn ngành công nghiệp ước tháng 01 năm 2018 tăng 16,92% so với cùng kỳ năm trước.

  - Ngành khai khoáng tăng 03,35% so với tháng trước, tăng 15,30% so cùng kỳ.

  - Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 06,10% so với tháng trước, tăng 17,42% so cùng kỳ.

 - Trong đó: Ngành sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 07,16% so với tháng trước, tăng 09,28% so cùng kỳ.

  - Ngành sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 06,09% so với tháng trước, tăng  36,47% so với cùng kỳ.

  - Ngành sản xuất và phân phối điện, khi đốt, nước nóng, hơi nước (D) tăng 07,78% so với tháng trước, tăng 12,28% so cùng kỳ.

   - Ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện (3510) tăng 09,92% so với tháng trước, tăng 19,65% so cùng kỳ.

   - Ngành sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hòa không khí (3530) tăng 04,46% so với tháng trước, tăng 02,07% so cùng kỳ.

   - Ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước (E) tăng 06,76% so với tháng trước, tăng 12,04% so cùng kỳ.

 * Giá trị sản xuất công nghiệp (Theo giá so sánh 2010- Giá cơ bản):

  - Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tháng 01 năm 2018 đạt: 3.008,71 tỷ đồng, tăng 17,43% so so cùng kỳ năm trước.

          Ngành Khai khoáng tăng 15,53% so cùng kỳ; Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 17,65% so cùng kỳ; Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,50% so cùng kỳ; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,26% so cùng kỳ.

* Chỉ số tiêu thụ:

  Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo tháng 01 năm 2018 tăng 08,80% so cùng kỳ năm trước; Ngành sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản bằng 97,33% so cùng kỳ; Xay xát và sản xuất bột thô bằng 84,49% so cùng kỳ; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 26,89% so cùng kỳ; Sản xuất xi măng vôi và thạch cao tăng 26,93% so cùng kỳ.

* Chỉ số tồn kho:

   Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tháng  01 năm 2018  bằng 134,27% so cùng kỳ năm trước; Ngành sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản bằng 89,30% so cùng kỳ; Xay xát và sản xuất bột thô bằng 122,62% so cùng kỳ; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác bằng 460,62% so cùng kỳ.

* Chỉ số sử dụng lao động:

  Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 01 năm 2018 giảm 2,16% so cùng kỳ, tăng 0,33% so tháng trước.

  Trong đó khu vực Doanh nghiệp nhà nước giảm 2,64% so cùng kỳ, tăng 0,03% so tháng trước. Doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 05,78% so cùng kỳ, tăng 0,32% so tháng trước.

  Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh tháng 01 năm 2018 ổn định và phát triển. Ngoài các ngành Công nghiệp truyền thống của tỉnh như sản xuất vật liệu xây dựng, gạo, chế biến thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành còn có thêm ngành công nghiệp mới như sản xuất Bia, Gỗ MDF, Giầy da, Dệt may cùng với các ngành tiểu thủ Công nghiệp cũng tăng trưởng, đánh dấu một khởi đầu tốt trong năm 2018.

  Công tác thu hút đầu tư vào các khu – cụm công nghiệp tạo tiền  đề phát triển nhanh cho nền công nghiệp tỉnh nhà trong năm 2018. Hệ thống điện lưới quốc gia phục vụ cho nông thôn, hải đảo được trung ương quan tâm đầu tư, đặt biệt là đưa điện lưới quốc gia ra các xã đảo đã tạo điều kiện cho nghành du lịch phát triển tốt kéo theo là những ngành công nghiệp phụ trợ cũng phát triển.

  Đồng thời, giá năng lượng trong nước đang bình ổn, lãi suất ngân hàng đang ổn định giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh.

  Tuy nhiền, bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn như: thị trường tiêu thụ còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thị trường xuất khẩu gạo, nông sản ... ; ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt, hiện nay một số công ty phải nhập nguyên liệu từ nước bạn hoặc ký hợp đồng đánh bắt ở nước bạn mới có đủ nguồn nguyên liệu cho chế biến; mặt hàng gạo chế biến cho xuất khẩu thì hiện nay các doanh nghiệp trong tỉnh không thể cạnh tranh với doanh nghiệp các tỉnh bạn xung quanh;  chế biến thuỷ sản xuất khẩu thì không đủ nguyên liệu, kích cỡ và đặc biệt là các nước hiện hạn chế nhập khẩu thuỷ hải sản từ thị trường Việt Nam; ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhất là xi măng hiện nay tình hình sản xuất các nhà máy gần như đạt đến công suất thiết kế nên trong năm 2018 sẽ tăng trưởng chậm lại và những năm tiếp theo sẽ không thể tăng trưởng được.

3. Vốn đầu tư:

   Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trong tháng 01 ước thực hiện được 382,4 tỷ đồng, đạt 6,81% so kế hoạch năm, so tháng trước tăng 19,06%  và tăng 23,20% so cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 181,7 tỷ đồng, đạt 7,11% kế hoạch và tăng 29,40% cùng kỳ; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 100,1 tỷ đồng, đạt 10,12% kế hoạch và tăng 3,35 lần; vốn ngoài nước ODA 19,50 tỷ đồng, đạt 8,02% kế hoạch và tăng 31,18 so cùng kỳ tháng một năm 2017.

4. Thu, chi ngân sách:

   Tổng thu ngân sách Nhà nước  tháng  01/2018 ước đạt 869,913 tỷ đồng, đạt 9,42% so dự toán, giảm 23,04% so cùng kỳ năm trước. Trong đó các khoản thu đạt cụ thể như: thu thuế công thương nghiệp ngoài Nhà nước 396,92 tỷ đồng, đạt 11,24% dự toán và tăng 110,33 % so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân 52,28 tỷ đồng, đạt 5,81% dự toán và giảm 37,68% so với cùng kỳ;  thuế bảo vệ môi trường 17,30 tỷ đồng, đạt 3,84% dự toán và giảm 37,68% so cùng kỳ.

  Tổng chi ngân sách địa phương tháng 01/2018 ước tính 1.156,747 tỷ đồng, đạt 8,07% dự toán năm và tăng 17,36% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, chi thường xuyên 662,755 tỷ đồng, đạt 8,33% dự toán và giảm 9,24% so với cùng kỳ; chi đầu tư phát triển 471,506 tỷ đồng, đạt 14,60% dự toán và tăng 89,40% so cùng kỳ năm 2017.

5. Ngân hàng:

   Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong tháng 01/2018 ổn định. Hoạt động tín dụng tăng; Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn giảm nhẹ so với tháng 12/2016 (Do nhu cầu vốn đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước dịp tết Nguyên đán). Ước đến 31/01/2018, một số chỉ tiêu tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt cụ thể như sau:

- Tổng nguồn vốn hoạt động đạt 70.600 tỷ đồng, giảm 1,41% so với tháng 12/2016. Trong đó, số dư huy động vốn tại địa phương đạt 43.300 tỷ đồng, giảm 0,30% so với tháng 12/2016, chiếm 61,33% tổng nguồn vốn hoạt động.

 - Ước doanh số cho vay tháng 01/2018 đạt 11.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến 31/01/2018 đạt 56.750 tỷ đồng, tăng 0,25% so với tháng 12/2016.

 - Dư nợ xấu ước 520 tỷ đồng, chiếm 0,92%/tổng dư nợ.

   Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tính đến 31/12/2018 của một số lĩnh vực cụ thể như sau:

+ Hoạt động cho vay xuất khẩu trong tháng giảm nhẹ, chủ yếu do hoạt động cho vay xuất khẩu Gạo giảm, hoạt động cho vay xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục tăng. Doanh số cho vay xuất khẩu tháng 12/2017 đạt 1.231 tỷ đồng, tính luỹ kế từ đầu năm đạt 12.195 tỷ đồng; dư nợ 4.377 tỷ đồng, giảm 0,41% so với tháng trước, nhưng tăng 21,01% so với đầu năm. Cụ thể: Doanh số cho vay xuất khẩu gạo tháng 12/2017 đạt 211 tỷ đồng, tính luỹ kế từ đầu năm đạt 2.359 tỷ đồng; dư nợ 618 tỷ đồng, giảm 11,21% so với tháng trước và giảm 11,71% so với đầu năm; Doanh số cho vay xuất khẩu thủy sản tháng 12/2017 đạt 1.020 tỷ đồng, tính luỹ kế từ đầu năm đạt 9.836 tỷ đồng; dư nợ 3.759 tỷ đồng, tăng 1,62% so với tháng trước và tăng 28,87% so với đầu năm.

+ Cho vay phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67, trong tháng 12/2017 các ngân hàng tiếp tục ký thêm hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới 03 tàu, nâng tổng số tàu được ký hợp đồng tín dụng và giải ngân là 48 tàu (đóng mới 44 tàu: 30 tàu cá và 14 tàu dịch vụ hậu cần; nâng cấp 4 tàu), tổng số tiền cam kết cho vay là 332,77 tỷ đồng; tiếp tục giải ngân thêm 14,23 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đã giải ngân lũy kế từ đầu chương trình đến 31/12/2017 đạt 302,04 tỷ đồng; dư nợ đến thời điểm báo đạt 282,72 tỷ đồng; và đã có 39/48 tàu hạ thủy.

+ Dư nợ cho vay theo các chương trình tín dụng qua Ngân hàng chính sách xã hội đạt 2.770 tỷ đồng, tăng 1,16% so với tháng trước và tăng 7,19% so với đầu năm.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, các ngân hàng đã thực hiện cho vay với mức lãi suất hợp lý, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.

6. Thương mại - dịch vụ:

a. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

   Tình hình thị trường bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn trong tháng 01/2018 tăng hơn tháng trước vì vào dịp Tết Nguyên đán. Giá cả hàng tiêu dùng và dịch vụ dồi dào, phong phú và ổn định đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết.

    Dự kiến tháng 01 năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 7.661,08 tỷ đồng, tăng 3,07% so tháng trước và đạt 8,02% kế hoạch năm. Trong đó: Kinh tế Nhà nước đạt 267,07 tỷ đồng, tăng 3,31% so tháng trước và đạt 10,68% so kế hoạch. Kinh tế ngoài nhà nước đạt 7.394 tỷ đồng, chiếm 96,51%/tổng số, tăng 3,06% so tháng trước và đạt 7,95% so kế hoạch.

    Chia theo ngành hoạt động:

   Tổng mức bán lẻ hàng hóa:

   Ước thực hiện được 5.833,04 tỷ đồng, tăng 2,98% so tháng trước và tăng 13,69% so cùng kỳ. Dự tính tháng 1/2018 tổng mức bán lẻ hàng hóa của các hệ thống thương nghiệp bán lẻ tăng cao so tháng trước, các trung tâm mua sắm, cửa hàng, siêu thị  khác vẫn tiếp tục đưa ra những chương trình  khuyến mãi giảm giá rầm rộ, nhằm  kéo sức mua tăng lên, lượng hàng hóa dồi dào phong phú, kể cả ở các siêu thị và các chợ truyền thống đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp tết Dương lịch.

   Triển khai, thực hiện Kế hoạch phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dung, Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2017-2020. Tổ chức tốt Kế hoạch bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 theo Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 07/11/2017 của Bộ Công Thương.

   Chuẩn bị tốt các nguồn hàng thiết yếu, giá cả hợp lý phục vụ nhân dân, đón tết. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đưa hàng về vùng sâu, hải đảo; Dự kiến sẽ tổ chức 8 chuyến hàng bình ổn giá  về vùng sâu biên giới và 2 chuyến đưa hàng bình ổn giá về 7 xã đảo.

   Trong tháng 12/2017, Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, đã thống kê được 91 cơ sở kinh doanh; kiểm tra 42 vụ việc, trong đó đã xử lý 49 vụ (tháng trước chuyển qua 07 vụ). Xử lý các vụ vi phạm, thu phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 287,29 triệu đồng.

   Ngành văn hóa, du lịch, tăng cường kiểm tra gíam sát và hướng dẫn các địa phương tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao và lễ hội phục vụ nhân dân và du khách đón xuân. Doanh thu các hoạt động dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong tháng duy trì ổn định.

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống:

  Ước thực hiện 993,29 tỷ đồng, tăng 3,92% so tháng trước, trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 272,31 tỷ đồng tăng 1,68% so tháng trước và doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 720,98 tỷ đồng tăng 4,79% so tháng trước.

  Hoạt động lưu trú ước doanh thu thực hiện đạt 272 tỷ đồng, tăng 1,68% so tháng trước. Số lượt khách phục vụ tại các cơ sở lưu trú trên 345 ngàn lượt; trong đó khách ngủ qua đêm 272 ngàn lượt, giảm 2,76% so tháng trước với hệ số 1,58 ngày khách;  trong tổng số: Khách quốc tế 24,7 ngàn lượt với hệ số 3,1 ngày khách. Lượng khách quốc tế đến với Phú Quốc tăng so với năm trước đã có tác động lớn đến dịch vụ lưu trú, ăn uống. Dự kiến tháng tết du khách lưu lại với thời gian không dài hơn so cùng kỳ năm trước vì năm nay ngày nghỉ tết ít hơn tết năm trước.

  Hoạt động dịch vụ ăn uống: ước doanh thu 1/2018 thực hiện 720,976 tỷ đồng tăng 4,79% so tháng trước, tăng 16,31% so cùng kỳ. Tháng 1 là tháng tết dương lịch nên dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng khá, nguyên nhân: nhiều đơn vị, cơ sở kinh doanh tổ chức lễ tất niên tại các nhà hàng, vì vậy tháng này hoạt động dịch vụ ăn uống khá nhộp nhịp. Cùng với xu hướng phát triển chung các ngành dịch vụ, lưu trú ăn uống cũng phát triển và có phần tăng trưởng nhanh hơn so với các ngành dịch vụ khác.

  Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch: đạt 57,1 tỷ đồng, tăng 17% so tháng trước và tăng 23,11% so cùng kỳ. Một số xã đảo đang là điểm đến hấp dẫn du khách như Hòn Sơn, Lại Sơn, Kiên Hải. Mô hình du lịch cộng đồng đang được du khách ưa chuộng tại xã đảo Tiên Hải, Hà Tiên.

  Doanh thu hoạt động dịch vụ khác: thực hiện 777,65 tỷ đồng, tăng 1,76% so tháng trước và tăng 16,08% so với cùng kỳ.

  Hầu hết doanh thu các loại hình dịch vụ đều tăng so với tháng trước và tăng cả so với cùng kỳ năm trước. Tháng giáp tết Nguyên đán nên doanh thu các loại hình dịch vụ tăng khá, trong đó tăng cao nhất là dịch vụ cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình tăng 26,14%;  Dịch vụ y tế tăng 23,28%,dịch vụ vui chơi giải trí tăng 19,79%, các dịch vụ khác tăng 17,32%.

  Dự báo tháng 2/2018 tháng Tết Nguyên đán, hoạt động Thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của nhân dân.

b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa:

    Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu:

  Ước tháng 01 đạt 47,16 triệu USD, tăng 3,97% so với tháng trước, tăng 37,89% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Hàng nông sản 11,29 triệu USD, tăng 25,93% so tháng trước, bằng 55,35% so cùng kỳ; hàng thủy sản 20,81 triệu USD, bằng 7,10% so tháng trước, tăng 73,07% so cùng kỳ; hàng hóa khác 15,06 triệu USD, bằng 88,78% so tháng trước.

   Nguyên nhân xuất khẩu tháng này dự kiến xuất tăng nhẹ so với tháng trước là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã đi vào hoạt động ổn định. Mặt khác Cục Thống Kê cùng với Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang kết hợp rà soát phát sinh thêm một vài doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu.

   Dự kiến xuất khẩu gạo trong tháng 01 thực hiện trên  24.351 tấn với trị giá trên 11 triệu USD. Và kim ngạch thủy hải sản dự kiến đạt trên 20 triệu USD, tăng trên 3% so với tháng trước và tăng trên 37% so với cùng kỳ ( kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản tháng 01 năm 2017 là 34.201 ngàn USD).

   Mặt hàng thủy hải sản dự kiến xuất khẩu tháng 01 năm 2018 chủ yếu như: Tôm đông dự kiến xuất 240 tấn, Mực đông 1.140 tấn, Tuộc đông 235 tấn, Cá đông 265 tấn, Hải sản đông khác 1.330 tấn, Cá cơm sấy 60 tấn, Cá đóng hộp 320 ngàn lon .

   Hàng hóa khác ước xuất trên 2 triệu USD. Với mặt hàng mì gói và nước rửa chén, cá đóng hộp, điện ... Xuất qua thị trường Campuchia của các Doanh nghiệp tư nhân Xương Hưng Long, ở thị xã Hà Tiên bắt đầu hoạt động trở lại nhưng với đà tăng nhẹ.

  Trong tháng 01 này có dự kiến xuất khẩu dừa khô qua Campuchia với trị giá xuất trên 1 triệu USD. Doanh nghiệp xuất khẩu giày da Thái Bình dự kiến kim ngạch xuất khẩu trên 12 triệu USD…

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Dự kiến tháng một được 3,21 triệu USD, bằng 70,09% so với tháng trước, tăng 78,83% so cùng kỳ năm 2017.

Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: Thạch cao 9.500 tấn, bằng 51,08% so với tháng trước; hạt nhựa 50 tấn ...

c. Chỉ số giá:

* Chỉ số giá tiêu dùng:

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 năm 2018 tăng 0,20% so với tháng trước; tăng 3,18% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,20% so với tháng 12 năm trước; tăng 7,94% so với kỳ gốc 2014; bình quân cùng kỳ tăng 3,17%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+0,05%); Đồ uống & thuốc lá (+0,03%); May mặc, mũ nón, giày dép (+0,01%); Nhà ở, điện nước, chất đốt và Vật liệu xây dựng (+0,05%); Thiết bị, đồ dùng gia đình (+0,02%); Giao thông (+2,07%); Văn hóa, giải trí và du lịch (+0,02%); Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,01%). Bên cạnh đó chỉ số giá nhóm Thuốc và dịch vụ y tế; Bưu chính viễn thông; Giáo dục không thay đổi so với tháng 12/2018.

CPI tháng 1 năm 2018 tăng chủ yếu do các yếu tố sau:

  + Nhu cầu sửa chữa nhà cửa tăng cao khiến giá vật liệu tăng lên

  + Trong kỳ giá xăng, dầu tăng 2 lần vào ngày 4/1 và ngày 19/1.

Diễn biến giá tiêu dùng chính của một số mặt hàng như sau:

 - Hàng ăn và dịch vụ ăn uống: (+0,05%) tăng so với tháng trước. Trong đó:

+ Lương thực: (+1,06%) tăng so với tháng trước. Do bị ảnh hưởng thời tiết bão trong năm 2017 và mưa nhiều làm sập lúa và ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó, tháng 12/2017 cũng là thời gian các doanh nghiệp thực hiện sản xuất, dự trữ hàng hóa để chuẩn bị phục vụ nhân dân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, dẫn đến giá lương thực nhìn chung tăng so cới tháng trước: giá gạo bán buôn, bán lẻ trong tỉnh tăng (+1,21%) so với tháng trước, giá khoai tăng (+0,70%) so với tháng trước…

+ Thực phẩm: (-0,31%) giảm so với tháng trước.

+ Rau tươi, khô và chế biến: (-0,08%) giảm so với tháng trước. Hiện tại, thời tiết khá thuận lợi, nguồn cung dồi dào nên giá hầu hết của các mặt hàng rau củ có xu hướng ổn định hơn tháng trước, nhiều mặt hàng bắt đầu vào vụ nên giá giảm nhẹ như đồ quả tươi, rau tươi khác … Trong thời gian tới, nếu không có biến động lớn về thời tiết khí hậu thì lượng rau sản xuất ra vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2018.

+ Thịt gia súc: (-1,25%) giảm so với tháng trước. Dự báo đến vào thời điểm Tết, giá lợn có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết (theo quy luật hàng năm). Do nguồn cung thịt heo hơi dồi dào, giá rẻ nên các nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến thực phẩm cũng đang đẩy mạnh việc chuẩn bị hàng thực phẩm trong dịp tết. Các doanh nghiệp nhận định giá cả dịp tết sẽ ổn định, thậm chí là giảm vì các công ty liên tiếp đưa ra các chương trình khuyến mãi nhân dịp cuối năm. 

+ Trứng: (+0,15%) tăng so với tháng trước. Nếu như hồi đầu tháng 6/2017 trở về trước, giá trứng gia cầm giảm mạnh xuống dưới giá thành, thì hiện nay giá trứng đã tăng trở lại giúp nông dân có lãi và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những tháng tới.

- Đối với các mặt hàng thực phẩm, dự báo giá có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết, nhưng không có biến động lớn vì nguồn cung tương đối ổn định. Nguyên nhân chủ yếu do theo xu hướng thời vụ và nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm cao làm cho chỉ số giá đồ uống và thuốc lá tăng 0,03% và may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,01%.

- Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng: (+0,05%) tăng so tháng trước.

+ Vật liệu bảo dưỡng nhà ở: (+0,22%) tăng so với tháng trước. Do nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng nhà ở chuẩn bị cho dịp tết nguyên đán 2018, đi cùng với đó giá dịch vụ sửa chữa nhà cũng lên.

+ Điện sinh hoạt: (+0,09%) tăng so với tháng trước. Thời tiết ở miền Nam đầu tháng 1 nắng nhiều nên người dân sử dụng máy điều hòa và quạt máy nhiều, nên mức tiêu thụ điện năng tăng dẫn đến đơn giá tăng.

+ Dầu hỏa: (+4,49%) tăng so với tháng trước. Do ảnh hưởng giá dầu thế giới tăng nên giá dầu trong nước tăng 02 lần. Theo đó Tỉnh Kiên Giang điều cũng đã chỉnh giá dầu hỏa tăng theo.

- Giao thông: (+2,07%) tăng so với tháng trước.

+ Nhiên liệu: (+4,23%) Chiều 19/1/2018. Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã có thông tin về điều hành giá xăng dầu Theo đó, giá xăng E5 tăng 440 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 430 đồng/lít. Liên Bộ cũng quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành. Chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 là 857 đồng/lít (bằng kỳ trước); dầu diesel là 400 đồng/lít (bằng kỳ trước). Sau khi điều chỉnh, giá các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá sau: xăng E5 không cao hơn 19.040 đồng/lít; dầu diesel 0,05S không cao hơn 16.260 đồng/lít. Theo liên Bộ, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 19/1/2018 là 76,243 USD/thùng xăng RON 92 (xăng nền để chế xăng E5), tăng gần 3 USD/thùng; 80,214 USD/thùng dầu diesel 0.05S, tăng gần 3 USD/thùng so với kỳ trước. Đây lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu đầu tiên trong năm 2018.

+ Dịch vụ giao thông công cộng: (+0,19%) Do trong tháng 12/2017 giá vé tàu hỏa tăng do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé đón dịp Tết Dương lịch 2018. Từ đó vé tàu hỏa trong tỉnh tăng (+6,54%) so với tháng trước.

* Chỉ số giá vàng: (+3,09%) tăng so với tháng trước, Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 1/2018 tăng 3,09% so với tháng trước; bình quân năm 2018 tăng 3,18% so với năm 2017.

* Chỉ số giá Đô la Mỹ: (-0,43%) giảm so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm (-1,02%). Giá USD bình quân tháng 1/2018 là 22.701 đồng/1USD giảm 99 đồng/1 USD so với tháng 12/2017.

d. Vận tải:

Vận chuyển và luân chuyển hành khách:

  Vận chuyển hành khách tháng 01/2018 ước đạt 7,2 triệu lượt khách, tăng 1,81% so tháng trước; luân chuyển hành khách ước đạt 318,306 triệu lượt khách.km, tăng 2,36% so với tháng 12/2017.

Trong đó:

 - Đường bộ: vận chuyển hành khách đạt 5,938 triệu lượt khách, tăng 1,80%; và luân chuyển hành khách 259,67 triệu lượt khách.km, tăng 2,31% so tháng trước.

 - Đường sông: vận chuyển hành khách đạt 1,032 triệu lượt khách, tăng 1,67% và luân chuyển hành khách 35,67 triệu lượt khách.km, tăng 2,68% so tháng trước.

 - Đường biển: vận chuyển hành khách 0,235 triệu lượt khách, tăng 2,62% và luân chuyển hành khách 22,97 triệu lượt khách.km, tăng 2,49% so với tháng 12/2017.

Vận chuyển và luân chuyển hàng hóa:

  Vận chuyển hàng hóa tháng 01/2018 ước đạt 1.017 ngàn tấn, tăng 2,42% so tháng trước; luân chuyển 136,63 triệu tấn.km, tăng 2,86% so với tháng trước.

  Trong đó:

 - Đường bộ: vận chuyển hàng hóa đạt 317 ngàn tấn, tăng 2,92% và luân chuyển hàng hóa 44,195 triệu tấn.km, tăng 2,95% so tháng trước.

 - Đường sông: vận chuyển hàng hóa 401 ngàn tấn, tăng 1,26% và luân chuyển 50,238 triệu tấn.km, tăng 2,23% so tháng trước.

- Đường biển: vận chuyển hàng hóa 299 ngàn tấn, tăng 3,46% và luân chuyển 42,2 triệu tấn.km, tăng 3,52% so với tháng 12/2017.

   Nhìn chung, hoạt động vận tải trong tháng có mức tăng khá cả về lượng hành khách và hàng hóa, một phần có sự tăng trưởng là do hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trong tháng tương đối ổn định, phương tiện vận tải, luồng tuyến và giá cước vận tải không thay đổi.

  Đồng thời tháng một là tháng đã chuyển sang mùa khô, thời tiết thuận lợi hơn cho các hoạt động vận tải. Tháng 1 năm 2017 là tháng phục vụ trước, trong và sau tết, năm 2018 tháng 2 là tháng phục vụ trước, trong và sau tết.

  Ngành giao thông vận tải đang kết hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức, quản lý vận tải chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên Đán sắp tới. Hiện nay đang tăng cường kiểm tra, giãi tỏa lấn chiếm và họp chợ tự phát lòng lề đường trái quy định.

e. Du lịch:

 Tổng lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh tháng một ước tính đạt 425,406 ngàn lượt khách, tăng 2,68% so tháng trước và tăng 9,42% so cùng kỳ năm 2017. Trong đó:

 Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 282,843 ngàn lượt khách, bằng 99,98% so với tháng trước, tăng 58,49% so với cùng kỳ. (Số khách quốc tế đạt 41,795 ngàn lượt khách, tăng 18,69% so với tháng trước, tăng 8,24% so với cùng kỳ).

 Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 144,427 ngàn lượt khách, bằng 99,60% so với tháng trước, tăng 61,29% so với tháng 1/2017 và khách du lịch đi theo tour đạt 27,349 ngàn lượt khách, tăng 1,29% so tháng trước, tăng 11,66% so với tháng 1/2017.

7. Một số tình hình xã hội:

7.1 Giải quyết việc làm và đào tạo nghề:

  Trong tháng, đã giải quyết việc làm cho 2.375 lượt lao động, trong đó: trong tỉnh 1.073, ngoài tỉnh 1.282, xuất khẩu 20. Tư vấn cho 2.136 lượt lao động, số lao động có việc làm 291 lao động. Giải quyết trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp 649 lao động. Tiếp tục cập nhật, xử lý, phân tích dữ liệu thông tin thị trường lao động. Các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo: 679 người trình độ sơ cấp.

   Phối hợp Sở Xây dựng phân bổ nhà ở người có công với cách mạng theo Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 26/8/2013 của UBND tỉnh. Trình UBND tỉnh văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thống kê lập danh sách hộ gia đình người có công với cách mạng cần hỗ trợ nhà ở theo Nghị Quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ và văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Lễ trao Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 31 liệt sĩ đã được cấp trong đợt 3/2017. Báo cáo đề xuất đối tượng tham dự gặp mặt tôn vinh các nhân chứng lịch sử 50 năm sau tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.

   Tham mưu UBND tỉnh dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một điều tại Quyết định 866/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh ban hành quy trình  tập trung và mức chi cho các đối tượng xã hội sống lang thang, ăn xin, người tâm thần trên địa bàn tỉnh và văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo công tác người cao tuổi theo Thông báo số 604/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ.

   Tham mưu UBND tỉnh văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý và hoạt động Đội Công tác xã hội tình nguyện năm 2018; triển khai kế hoạch thực hiện đề án phối hợp truyền thông phòng chống HIV/AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 theo Quyết định số 2140/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Kế hoạch số 219/KH-BCĐ ngày 29/12/2017 của Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phòng trào toàn dân BVANTQ về phòng chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai năm 2018.

7.2 Về Giáo dục:

* Giáo dục mầm non:

  Sở Giáo dục đã tổ chức Đoàn đánh giá ngoài 02 trường mầm non; tổ chức kiểm tra công nhận trường Mầm non thị trấn Tân Hiệp; trường mẫu Giáo Họa Mi, thành phố Rạch Giá; Trường Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam và kiểm tra công nhận lại trường Mẫu giáo Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận đạt chuẩn quốc gia và tham mưu lãnh đạo trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận.

  Ngoài ra, Sở Giáo dục đã trình đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận lại 15/15 huyện, thị xã và thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi năm học 2016- 2017, tại thời điểm tháng 12 năm 2017; lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận lại Kiên Giang đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

* Giáo dục Tiểu học:

  Tổ chức tập huấn về nâng cao năng lực cho CBQL, GV tiểu học về phương pháp dạy học tích cực (do Bộ GDĐT triển khai trực tuyến). Thẩm định 6 trường trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại 3 huyện.

  Bên cạnh đó, Sở Giáo dục Kiên Giang đã phối hợp cùng Phòng GDTX-HSSV kiểm tra bồi dưỡng thường xuyên CBQL giáo viên tại 4 huyện; kiểm tra tiến độ phổ cập GDTH tại huyện Kiên Lương và Hòn Đất. Báo cáo, thống kê sơ kết học kỳ I khối tiểu học; báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; báo cáo kết quả học sinh tham gia BHYT năm 2017. Tham dự hội nghị do Sở Y tế tổ chức và phối hợp chỉ đạo việc dừng nghiên cứu vắc xin sốt xuất huyết (tại 22 trường học/ 4 phường trên địa bàn TP Rạch Giá).

* Giáo dục Trung học:

  Tổ chức tập huấn cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy ngoại khóa tin học theo dự án YouthSpark Inclusion; tổ chức tập huấn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương của 4 môn học: Vật lý, Hóa học, sinh học và Công nghệ. Hoàn thành thủ tục đăng ký 06 dự án dự thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Tổ chức kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra thẩm định các trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Tiếp nhận và thẩm định cấp phép dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Thẩm định hồ sơ công nhận công tác PCGD và Xóa mù chữ năm 2017.

* Giáo dục Thường xuyên:

   Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác phối hợp giữa Sở GDĐT và Tỉnh đoàn chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ sở giáo dục trực thuộc. Phối hợp với phòng KT&KĐCLGD đánh giá ngoài trường TH Đông Thái 1, An Biên. Tổng kết phân phối hệ thống biển báo giao thông. Tổng hợp nhận bài thi chuyển về Bộ GDĐT Hội thi ATGT cho nụ cười ngày mai, tổng cộng có 10.375 bài dự thi. Tiếp tục phát động Hội thi giao thông học đường cho học sinh THCS và THPT.

7.3 Về y tế:

* Công tác thám chữa bệnh:

 Trong tháng, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám, điều trị bệnh cho 412.117 lượt người; điều trị nội trú 22.031 bệnh nhân; công suất sử dụng giường bệnh chung là 96,36%; Tỷ lệ khỏi bệnh 88,67%, tỷ lệ tử vong 0,14%.

 Số lượt khám chữa bệnh bằng YHCT hoặc kết hợp YHHĐ và YHCT là 60.549 lượt, chiếm 16,21 % tổng số lượt khám chữa bệnh trong tháng.

* Công tác phòng, chống dịch bệnh:

  Tính từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/01/2018 tình hình dịch bệnh như sau:

- Sốt xuất huyết: có 50 cas mắc, tử vong 0 cas, so với tháng trước giảm 63 cas, so với cùng kỳ giảm 17 cas mắc.

- Tay chân miệng: có 52 cas mắc, tử vong 0 cas, so với tháng trước giảm 105 cas, so với cùng kỳ tăng 25 cas mắc.

- Các bệnh khác: số mắc như sau: Tả (0), Thương hàn (5), Viêm não virus (0), Viêm màng não do NMC (0), Cúm A H5N1 (0), Sởi (0).  

* Công tác phòng, chống HIV/AIDS:

  Trong tháng, thực hiện xét nghiệm 6.618 mẫu máu, phát hiện mới 12 cas HIV dương tính (lũy kế từ đầu năm phát hiện 12 cas); điều trị ARV cho 46 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó không có trẻ em dưới 15 tuổi. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 2.197 người, trong giai đoạn AIDS là 1.475 người. Số người điều trị Methadone mới trong tháng là 05 người, lũy kế có 91 người đang điều trị.

* Công tác phòng, chống bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng:

  Trong tháng phát hiện 0 bệnh nhân phong, phát hiện mới 195 bệnh nhân lao, 05 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 05 bệnh nhân động kinh. Lũy kế từ đầu năm phát hiện 0 bệnh nhân phong, 195 bệnh nhân lao, 05 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 05 bệnh nhân động kinh.

  Điều trị khỏi bệnh 194 bệnh nhân lao, lũy kế từ đầu năm số điều trị khỏi bệnh lao là 194 người.

* Công tác an toàn thực phẩm:

  Thẩm định, cấp 13 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, công bố 24 hồ sơ hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP. Thực hiện thanh tra, kiểm tra 667 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó 22 lượt cơ sở vi phạm, qua đó đã nhắc nhở các cơ sở và hướng dẫn cho các cơ sở hoàn thành tốt việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở. Không xử lý vi phạm hành chính.

  Trong tháng ghi nhận có 25 cas ngộ độc do tác dụng độc của cồn.

* Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình:           

  Tổng số trẻ sinh ra sống là 2.477 trẻ; Số phụ nữ sinh con thứ 3+ là 213 người; Tổng số áp dụng các biện pháp tránh thai là 9.058 người.

* Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em - Tiêm chủng mở rộng:

  Tổng số phụ nữ đẻ trong tháng là 2.472 người, trong đó tỷ lệ được quản lý thai đạt 99,76%, tỷ lệ được cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ là 100%, tỷ lệ được chăm sóc tuần đầu sau sinh là 97,57%.

  Số trẻ em dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ là 1.765 trẻ (lũy kế 1.765 trẻ); Phụ nữ có thai được tiêm uốn ván mũi 2+ là 1.569 người (lũy kế 1.569 người).

 * Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe:

  Thực hiện 51 tin, bài và ảnh. Mở 01 tập huấn kỹ năng truyền thông GDSK 2017 cho 99 người là nhân viên y tế bệnh viện Vinmec Phú Quốc. Phối hợp thực hiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: 02 chuyên mục vì sức khỏe cộng đồng, 02 chuyên trang y tế trên Báo Kiên Giang. Phát triển tài liệu truyền thông với 950 bản tin.

 * Công tác kiểm nghiệm, giám định y khoa, pháp y và bảo vệ sức khỏe lao động - môi trường:

   Trong tháng không thực hiện mẫu kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm; Khám giám định chính sách 39 trường hợp, khám sức khỏe tuyển dụng, lái xe 1.570 lượt; Giám định pháp y 48 trường hợp; Đo môi trường lao động 42 cơ sở, với 3.345 mẫu, có 537 mẫu không đạt; Khám hỏi Bệnh nghề nghiệp cho 04 đơn vị (CTCP Đô thị Kiên Giang và Công ty TNHH SIAM CITY CEMENT (VN)- CHI NHÁNH KIÊN GIANG; CTCP Xi Măng KG, NM Bột cá Kiên Hùng) với tổng số 428 người. Mở 01 lớp tập huấn ATVSLĐ và SCCBĐ cho 54 người thuộc cty điện lực miền tây 3 RG, KG.

7.4 Hoạt động Văn hóa, Thể dục thể thao:

* Hoạt động Văn hóa:

  Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: Bảo tàng tỉnh: Phục vụ 600 lượt khách đến tham quan, trong đó có 35 lượt khách nước ngoài; tổ chức trưng bày lưu động phục vụ Lễ kỷ niệm 56 năm Ngày hy sinh của Anh hùng LLVTND Phan Thị Ràng (09/01/1962 - 09/01/2018) tại huyện Hòn Đất, thu hút khoảng 7.000 lượt người xem; hoàn chỉnh hồ sơ lý lịch gốm Hòn Dầm (phân loại, khảo tả, đo đạc) được 200 hiện vật. Tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Đề án nghiên cứu khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa.

   Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp: Đoàn Cải lương nhân dân Kiên Giang dàn dựng các chương trình văn nghệ phục vụ Tết Quân - Dân tại huyện Giồng Riềng và tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 tại thành phố Rạch Giá. Đoàn Nghệ thuật Khmer xây dựng chương trình văn nghệ phục vụ tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 tại các huyện, thị xã trong tỉnh.

   Hoạt động Phát hành phim và Chiếu bóng: Tổ chức chiếu phim tại rạp Thắng Lợi và chiếu phim lưu động được 384 suất, phục vụ 12.870 lượt người xem (giảm 21,26% so với cùng kỳ, đạt 5,58% so với kế hoạch năm), doanh thu chiếu phim và các dịch vụ ước đạt hơn 234 triệu đồng (giảm 56,18% so với cùng kỳ, đạt 5,44% so với kế hoạch năm).

  Thư viện tỉnh bổ sung 22 loại báo, tạp chí và 1.772 sách mới; đưa 6.843 lượt sách báo, tạp chí phục vụ 4.118 lượt bạn đọc.

  Công viên Văn hóa An Hòa: Trong tháng 01, ước đón 25.000 lượt khách tham quan (giảm 37,50% so với cùng kỳ, đạt 8,33% so với kế hoạch năm), doanh thu đạt khoảng 150 triệu đồng (tăng 9,61% so với cùng kỳ, đạt 5,00% so với kế hoạch năm).

  Công tác gia đình và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác gia đình và PCBLGĐ năm 2018. Trao đổi với các huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị nội dung tổ chức Hội nghị chuyên đề “Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3).

  Hoạt động tại các huyện, thị xã, thành phố: Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao (và Du lịch) các huyện, thị xã và thành phố tổ chức và phối hợp tổ chức các hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ, sân chơi thanh niên, trò chơi dân gian, trưng bày, triển lãm tranh, ảnh, sách, báo, hiện vật… Phục vụ hàng chục ngàn lượt người xem và cổ vũ.

* Hoạt động Thể dục thể thao:

  Thể dục thể thao quần chúng: Phối hợp tổ chức Giải Việt dã leo núi Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2018 nhân dịp Lễ kỷ niệm 56 năm Ngày hy sinh của Anh hùng LLVTND Phan Thị Ràng (09/01/1962 - 09/01/2018) tại huyện Hòn Đất; với gần 400 vận động viên đến từ các cơ quan, ban ngành, các huyện, thị xã trong tỉnh; thu hút khoảng 1.500 lượt người xem và cổ vũ. Kế hoạch tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Kiên Giang năm 2018. Hỗ trợ Công an tỉnh tổ chức Hội thao Mừng Đảng - Mừng Xuân năm 2018.

  Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao (và Du lịch)  các huyện, thị xã và thành phố tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao như: Bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, đá cầu lưới, cầu lông, cờ tướng, bóng bàn, dẫn bóng qua cọc, ném bóng vào rổ, kéo co, đua thuyền truyền thống, thể hình ... phục vụ hàng ngàn lượt người xem và cổ vũ.

  Thể thao thành tích cao: Duy trì tập luyện thường xuyên các đội tuyển thể thao theo kế hoạch.

7.5 Tai nạn giao thông:

  Theo Ban An toàn Giao thông tỉnh Kiên Giang tính từ ngày 16/12/2017 đến 15/01/2018. Toàn tỉnh xảy 23 vụ tai nạn giao thông, làm 22 người chết, 14 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng là 19 vụ, làm 22 người chết và 10 người bị thương. So với tháng liền kề 12/2017 thì số vụ tai nạn giao thông tăng 13 vụ, số người chết tăng 15 người, số người bị thương tăng 06 người. So với tháng 1 năm 2017 số vụ tai nạn giao thông tăng 04 vụ, số người chết tăng 12 người, số người bị thương giảm 01 người. (Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng tăng 04 vụ, số người chết tăng 12 người, số người bị thương không đổi so cùng kỳ).

7.6 Tình hình cháy, nổ:

  Từ ngày 15/12/2017 đến 16/01/2018 toàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy; nguyên nhân gây cháy: do sự cố thiết bị điện; thiệt hại không đáng kể nên không ước tính số tiền thiệt hại. Không có vụ nổ nào xảy ra, không có thương vong về người.

Tải về:  - Số liệu kinh tế xã hội tháng 1 và 1 tháng năm 2018.

             - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 năm 2018.

Số lần đọc: 1889
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan