Tin nóng
25.10.2018

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Nông nghiệp

* Vụ Hè thu (kể cả Xuân hè): Diện tích gieo trồng được 304.629 ha, đạt 108,80% so với kế hoạch, tăng 0,55% so với cùng kỳ. Do tình hình thời tiết diễn biến bất thường, mưa nhiều và kéo dài làm lúa ngã sập, năm nay lũ về sớm gây ngập úng nhiều nơi làm thiệt hại mất trắng 1.018 ha lúa hè thu (Kiên Lương 700 ha, Giang Thành 258, Hòn Đất 60 ha).

Đến nay diện tích đã thu hoạch được 300.345 ha, chiếm 98,59%/ tổng diện tích gieo trồng, năng suất ước đạt 5,02 tấn/ha.

* Vụ Thu Đông (vụ 3): Diện tích gieo trồng 75.218 ha, đạt 94,02% so với kế hoạch và bằng 87,37% (giảm 10.871 ha) so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện Giổng Riềng 30.672 ha, Tân Hiệp 30.658ha, Châu Thành 7.510 ha, Hòn Đất 4.413 ha, Gò Quao 1.135 ha và Rạch Giá 830 ha. Đến nay đã thu được 38.972 ha, năng suất ước đạt 5,06 tấn/ha.

Diện tích gieo trồng lúa Thu đông năm nay không đạt kế hoạch và giảm 12,63% (giảm 10.871 ha) so với cùng kỳ, nguyên nhân là do ảnh hưởng thời tiết năm nay lũ về sớm hơn nên một số diện tích sản xuất lúa Thu đông không có đê bao khép kín nên bà con nông dân không thể gieo xạ được.

Diện tích  bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Thu đông là 3.279 ha. Các đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Lem lét hạt 1.644 ha, cháy bìa lá 1.318 ha, Đạo ôn lá 152 ha, Rầy nâu 150 ha, Đạo ôn cổ bông 165 ha.   

* Cây màu: Tính từ đầu năm đến nay trên toàn tỉnh, bà con nông dân đã trồng được các loại cây màu chủ yếu như: Dưa hấu 1.155 ha, giảm 1,03% so cùng kỳ; khoai lang 1.140 ha, tăng 5,17%; rau đậu các loại 8.340 ha, giảm 6,41% so cùng kỳ năm trước...

* Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm trong tỉnh không có biến động lớn. Đàn heo, giảm nhẹ so với cùng kỳ, hiện nay giá heo hơi đang trên đà tăng cao (52.000- 53.000 đ/kg), dự báo đàn heo trong thời gian tới sẽ tăng trở lại nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ, hạn chế trong áp dụng khoa học kỷ thuật nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Công tác phòng trừ dịch bệnh thực hiện tốt, nên từ đầu năm đến nay chưa phát hiện ổ dịch lớn nào xảy ra trên địa bàn.

b. Lâm nghiệp

Tình hình chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên, ngành Kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền giáo dục,vận động nhân dân bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, trang bị đầy đủ các trang thiết bị sẳn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Tháng 10 không  xảy ra  vụ cháy rừng nào, tuy nhiên trong tháng còn xảy ra 4 vụ vi phạm chặt phá lấn chiếm đất rừng ở huyện Phú Quốc 2 vụ, Hà Tiên 2 vụ với diện tích khoảng 2,47 ha. Tính chung từ đầu năm đã xảy ra 31 vụ phá rừng với diện tích khoảng 5,414 ha.

c. Thủy sản

Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh 2010): Tháng Mười ước đạt 2.350,56 tỷ đồng, giảm 24,06% so với tháng trước, giảm 0,37% so với cùng kỳ năm trước. Gồm: Giá trị khai thác 1.373,34 tỷ đồng, tăng 0,90% so tháng trước, tăng 9,65% so cùng kỳ. Giá trị nuôi trồng 977,21 tỷ đồng, chỉ bằng 56,35% so tháng trước, giảm 11,71% so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng giá trị sản xuất thuỷ sản ước tính 24.903,65 tỷ đồng, đạt 84,62% kế hoạch năm, tăng 8,72% so cùng kỳ. Gồm: khai thác 12.937,10 tỷ đồng, đạt 82,24% kế hoạch, tăng 8,61% so cùng kỳ; nuôi trồng 11.966,55 tỷ đồng, đạt 87,35% kế hoạch, tăng 8,84% so cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượng thủy sản (khai thác và nuôi trồng): Tháng Mười ước thực hiện 71.035 tấn, giảm 11,46 % so tháng trước, tăng 4,05% so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng  682.958 tấn, đạt 87,11% kế hoạch năm, tăng 6,18% so cùng kỳ. Chia ra

Sản lượng khai thác: Tháng Mười ước đạt 51.247 tấn thủy sản các loại, tăng 0,61% so tháng trước. Trong đó: cá các loại 38.004 tấn, tăng 0,27% (tăng 101 tấn); tôm 3.198 tấn, tăng 0,13%; mực 6.380 tấn, tăng 2,01% (tăng 126 tấn)...

Tính chung 10 tháng sản lượng khai thác ước tính 489.622 tấn, đạt 88,38% kế hoạch năm, tăng 7,25% so cùng kỳ năm trước (tăng 33.113 tấn), trong đó: cá các loại 364.618 tấn, tăng 9,37% (tăng 31.247 tấn); tôm 30.352 tấn, tăng 0,37% (tăng 113 tấn); mực 60.512 tấn, tăng 4,33% (tăng 2.509 tấn)...

Sản lượng nuôi trồng: Tháng Mười ước đạt 19.788 tấn thủy sản các loại, bằng 67,56%  so tháng trước (giảm 1.302 tấn), giảm 7,48% so cùng kỳ. Trong đó, cá các loại 10.797 tấn, giảm 10,76% so tháng trước, tăng 21,66% so tháng cùng kỳ; tôm các loại 4.194 tấn, chỉ bằng 49,62%, giảm 11,87% so cùng kỳ. Trong đó: tôm thẻ chân trắng 1.975 tấn, bằng 51,80% (giảm 1.838 tấn); tôm sú 2.096 tấn, bằng 53,33% (giảm 1.834 tấn)...

Tính chung 10 tháng sản lượng nuôi trồng ước 193.336 tấn, đạt 84,06% kế hoạch, tăng 3,56% (tăng 6.648 tấn) so cùng kỳ, trong đó: Cá nuôi các loại 60.756 tấn, tăng 2,74% (tăng 1.619 tấn); tôm các loại 67.080 tấn, đạt 97,22% kế hoạch, tăng 17,27% (tăng 9.881 tấn), trong đó tôm sú 38.530 tấn, tăng 0,41% (tăng 157 tấn); tôm thẻ chân trắng 21.843 tấn, tăng 68,29% ( tăng 8.864 tấn); Các loại thủy sản khác như sò nuôi 29.640 tấn, tăng 2.306 tấn; cua 16.461 tấn, tăng 1.049 tấn.

Tính đến nay, diện tích thủy sản thả nuôi lũy kế là 158.866 ha, tăng 3,93% so cùng kỳ năm trước. Trong đó diện tích thả nuôi tôm 123.623 ha, riêng nuôi tôm công nghiệp 2.511 ha (Hà Tiên 385 ha, Kiên Lương 1.316 ha, Giang Thành 308 ha, Hòn Đất 453 ha…).

2. Công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp: Tháng Mười, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 5,81% so tháng trước, tăng 12,52% so cùng tháng năm trước. So với tháng trước, ngành tăng cao nhất là ngành chế biến, chế tạo tăng 5,94%, trong đó: ngành chế biến thực phẩm tăng 6,88%, ngành sản xuất đồ uống tăng 8,10%...; kế đến là ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 5,36%; ngành khai khoáng tăng 4,72%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 2,63%. Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 8,27% so cùng kỳ năm trước, ngành tăng cao nhất là ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 11,05%; Kế đến là ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 9,06%; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,19%, trong đó: ngành sản xuất đồ uống tăng 15,26%, ngành sản xuất xi măng tăng 11,73%...; Ngành khai khoáng tăng 6,47%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng Mười, ước tính 4.000,05 tỷ đồng, tăng 6,47% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.864,17 tỷ đồng, tăng 6,53%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 62,3 tỷ đồng, tăng 5,24%; ngành khai khoáng đạt 56,88 tỷ đồng, tăng 4,81%.

Tính chung 10 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt 35.085,01 tỷ đồng, đạt 76,87% kế hoạch năm, tăng 10,03% so cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 33.882,19 tỷ đồng, chiếm 96,57%/Tổng giá trị sản xuất toàn ngành, tăng 10,09%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước 573,79 tỷ đồng, tăng 9,06%; ngành khai khoáng 468,91 tỷ đồng, tăng 6,47%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 160,13 tỷ đồng, tăng 11,05% so cùng kỳ.

Một số sản phẩm công nghiệp 10 tháng đầu năm có mức tăng khá cao so cùng kỳ năm trước như: xi măng địa phương 1.212,82 ngàn tấn, tăng 12,65%; xi măng Trung ương 1.412,25 ngàn tấn, tăng 18,58%; tôm đông 3.201 tấn, tăng 8,69%; cá đông 3.544 tấn, tăng 12,87%; Gạch nung 101.134 ngàn viên, tăng 19,36%; Bia các loại 84.090 ngàn lít, tăng 23,00%; giày da xuất khẩu 10.163 ngàn đôi, tăng 72,55% so cùng kỳ...

Chỉ số tiêu thụ  Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 bằng 89,63% tháng trước. Trong đó, ngành sản xuất chế biến thực phẩm bằng 93,44%, ngành sản xuất đồ uống tăng 7,11%; ngành sản xuất trang phục tăng 3,84%; ngành sản xuất xi măng bằng 87,30%... Tính chung 10 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành  tăng 1,57% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành sản xuất đồ uống tăng 16,51%; ngành sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng tăng 12,65%...còn lại các ngành khác tăng nhẹ. Riêng ngành chế biến thực phẩm chỉ bằng 94,26% so với cùng kỳ.

Chỉ số tồn kho Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 tăng 25,38% so với tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng nhiều so với tháng trước như: chế biến thực phẩm tăng  34,84%; sản xuất đồ uống tăng 11,96%; ngành sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng tăng 50,87%...

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/10/2018 tăng 34,09% so với cùng thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 32,37%; doanh nghiệp ngoài NN tăng 67,64%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,36%.

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 10 và 10 tháng năm 2018 nhìn chung phát triển và ổn định, các mặt hàng sản xuất: Xi măng, cá đông, gạch nung, Bia, giày da xuất khẩu… đều tăng hơn so cùng kỳ, trong đó có hai mặt hàng: Xi măng địa phương; Giày da vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2018. Mặc dù trong năm 2018 đã có thêm Công ty TNHH HWASEUNG Rạch Giá và Công ty CP Sản xuất VLXD đi vào hoạt động nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng chưa như mong muốn. Một số khó khăn chung của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ta có thể thấy như sau:

- Khó khăn về nguyên liệu, hoặc nguyên liệu không chứng nhận được xuất xứ hàng hóa làm cho doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu hoặc mua nguyên liệu ở những nơi có xuất xứ hàng hóa để chế biến xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng) khả năng không tăng trưởng cao hơn nữa do hiện nay các Nhà máy này đã chạy hết công suất nhưng do các mỏ khai thác đã cạn, chi phí khai thác, sản xuất tăng cao…

- Nguồn lao động công nghiệp có kinh nghiệm và chuyên môn không nhiều, tính kỹ luật không cao, tác phong công nghiệp còn yếu.

3. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư ước thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý (theo số giải ngân Kho bạc đến 15/10/2018) tháng Mười ước tính 695,30 tỷ đồng, so tháng trước tăng 2,8 lần. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 107,14 tỷ đồng, tăng 34,40%; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 75,74 tỷ đồng, giảm 8,82%; vốn ngoài nước (ODA) 3,69 tỷ đồng, chỉ bằng 75,82% so tháng trước.

Tính chung 10 tháng (đến 15/10/2018) vốn đầu tư ước thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước 2.929,96 tỷ đồng, đạt 51,66% kế hoạch năm, tăng 6,92% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.181,18 tỷ đồng, đạt 56,89% kế hoạch, bằng 85,32% so cùng kỳ; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 675,32 tỷ đồng, đạt 68,29% kế hoạch, tăng 63,83%; vốn ngoài nước ODA 40,62 tỷ đồng, đạt 16,70% kế hoạch, bằng 44,93% so cùng kỳ.

Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế, trong tháng 10/2018, Ban quản lý khu kinh tế đã tiếp và làm việc với 04 nhà đầu tư tìm hiểu dự án tại KCN Thạnh Lộc, Thuận Yên (Công ty TNHH Polymer Marketing VietNam, Công ty Changshin – Hàn Quốc, Công ty TNHH Sơn Trình); Một nhà đầu tư tìm hiểu dự án Khu bảo thuế tại KKTCK Hà Tiên (Công ty CP Tập đoàn Khánh Long), qua đó đã báo cáo kết quả làm việc và đề xuất chủ trương đối với dự án Khu bảo thuế, hiện đang trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Thực hiện thủ tục cấp quyết định giản tiến độ cho Công ty CP Kiên Hùng (dự án nhà máy chế biến thủy sản) tại khi CN Thạnh Lộc. Trong số 03 nhà đầu tư, đã có 01 nhà đầu tư (Công ty CP Thương mại dịch vụ Hà Tĩnh) đến làm việc về Khu nhà ở công nhân, riêng 02 nhà đầu tư (Công ty CP ANRANYA Viet Nam và Công ty CP đầu tư và phát triển Nguyên Long) đã có công văn xin không tiếp tục tham gia thực hiện dự án. Bên cạnh đó, đã trình UBND tỉnh về việc: xin chủ trương cho Công ty CP Xuất nhập khẩu tỉnh Lào Cai đầu tư chợ biên giới theo quy hoạch và thực hiện thí điểm kinh doanh cửa hàng miễn thuế tại KKTCK Hà Tiên; tham mưu dự thảo văn bản gửi Tập đoàn dầu khi Việt Nam về việc xác nhận việc triển khai thực hiện dự án Trung tâm điện lực Kiên Giang tại KCN Xẻo Rô.

4. Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tháng Mười ước tính thu ngân sách 711,33 tỷ đồng, tăng 20,56% tháng trước, tăng 5,88% so cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách 10 tháng  được 8.348,75 tỷ đồng, đạt 90,39% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,33% so cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa 7.915,87 tỷ đồng, đạt 86,99% dự toán, tăng 9,95% so cùng kỳ, chiếm 94,82%/ trong tổng thu ngân sách của tỉnh.  Một số khoản thu đạt dự toán khá cao như: Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 672,16 tỷ đồng, đạt 224,06% dự toán, tăng 3,13 lần so cùng kỳ; Thu thuế xuất nhập khẩu 432,88 tỷ đồng, đạt 318,3% dự toán, tăng 4,19 lần; Thu phí trước bạ 394,93 tỷ đồng, đạt 103,93% dự toán, tăng 46,59%... Tuy nhiên, vẫn còn một số khoản thu còn đạt thấp như: thu từ doanh nghiệp NN địa phương chỉ đạt 66,73% dự toán, giảm 11,10% so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp NN TW đạt 77,78% dự toán, giảm 9,25% so cùng kỳ; thuế bảo vệ môi trường đạt 60,78% dự toán, giảm 37,30% so cùng kỳ…

Tổng chi ngân sách địa phương: Tháng Mười ước tính chi 1.435,4 tỷ đồng, tăng 17,00% so tháng trước, tăng 38,00% so cùng kỳ. Tính từ đầu năm tổng chi ngân sách  là 9.683,55 tỷ đồng, đạt 67,58% dự toán năm, tăng 37,69% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 6.391,65 tỷ đồng, đạt 80,37% dự toán năm, tăng 35,50% so cùng kỳ; chi đầu tư phát triển 3.291,90 tỷ đồng, đạt 101,91% dự toán năm, tăng 42,15% so với cùng kỳ.

5. Ngân hàng

Tổng nguồn vốn hoạt động đạt 82.950 tỷ đồng, tăng 1,88% so với tháng trước, tăng 15,83% so với đầu năm. Trong đó, vốn huy động tại địa phương đạt 47.800 tỷ đồng, giảm 0,14% so với tháng trước, tăng 10,06% so đầu năm, chiếm 57,63% tổng nguồn vốn hoạt động.

Ước doanh số cho vay tháng 10/2018 đạt 9.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến cuối tháng 10/2018 ước đạt 66.200 tỷ đồng, tăng 1,07% so với tháng trước, tăng 16,94% so với đầu năm. Cơ cấu dư nợ cho vay như sau:

+ Dư nợ cho vay ngắn hạn 36.100 tỷ đồng, tăng 1,24% so với tháng trước và tăng 21,51% so với đầu năm, chiếm 54,43% tổng dư nợ;

+ Dư nợ cho vay trung dài hạn 30.100 tỷ đồng, tăng 0,86% so với tháng trước và tăng 11,90% so với đầu năm, chiếm 45,47% tổng dư nợ.

Nợ xấu tiếp tục duy trì tỷ lệ an toàn. Đến 31/10/2018, một số chỉ tiêu chất lượng tín dụng đạt như sau: Nợ xấu 600 tỷ đồng, chiếm 0,91%/tổng dư nợ. Nợ tổn thất (nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro và đang theo dõi ngoại bảng) 450 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng theo chỉ đạo tiếp tục tăng. Doanh số và dư nợ cho vay đến 30/9/2018 và ước đến 31/10/2018 của một số lĩnh vực cụ thể như sau:

- Cho vay nông nghiệp nông thôn: Đến 30/9/2018, doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm đạt 29.924 tỷ đồng; dư nợ đạt 33.089 tỷ đồng, tăng 1,31% so với tháng trước, tăng 13,49% so với đầu năm; chiếm 50,52% tổng dư nợ. Trong đó: Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt 21.536 tỷ đồng; Dư nợ cho vay chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ 323 tỷ đồng, giảm 4,44% so với tháng trước, giảm 4,15% so với đầu năm; Cho vay sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đạt 306 tỷ đồng. Uớc đến 31/10/2018, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 33.400 tỷ đồng, tăng 0,94% so với tháng trước, tăng 14,56% so với đầu năm.

- Hoạt động cho vay xuất khẩu: Trong tháng 9/2018, cho vay xuất khẩu cả hai mặt hàng chủ lực của tỉnh đều tăng. Đến 30/9/2018, dư nợ cho vay xuất khẩu trên địa bàn đạt 5.612 tỷ đồng, tăng 1,10% so với tháng trước, tăng 28,22% so với đầu năm. Trong đó: Dư nợ cho vay xuất khẩu gạo đạt 882 tỷ đồng, tăng 11,79% so với tháng trước, tăng 42,72% so với đầu năm; Dư nợ cho vay xuất khẩu thủy sản đạt 4.730 tỷ đồng, tăng 1,50% so với tháng trước, tăng 25,83% so với đầu năm. Uớc đến 31/10/2018, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt 5.650 tỷ đồng, tăng 0,68% so với tháng trước, tăng 29,08% so với đầu năm.

- Cho vay phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67: Đến thời điểm báo cáo, các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai thực hiện giải ngân các hợp đồng đã ký trước thời điểm 31/12/2017, đồng thời giám sát việc sử dụng vốn vay, thu nợ theo cam kết. Đến 30/9/2018, dư nợ còn 292,7 tỷ đồng (tổng số tiền giải ngân lũy kế từ đầu chương trình đạt 328,05 tỷ đồng).

- Chính sách Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP: Tính đến 30/9/2018, dư nợ còn 251 tỷ đồng của 580 HĐTD (01 DN và 579 cá nhân). Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP: Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang đã được phân bổ chỉ tiêu 10 tỷ đồng và thực hiện phân bổ cho các huyện; Tuy nhiên, đến thời điểm báo cáo trên địa bàn vẫn chưa phát sinh cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

6. Thương mại - dịch vụ

a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tháng Mười đạt 8.346,04 tỷ đồng, tăng 1,59% so tháng trước, tăng 9,65% so cùng tháng năm trước. Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính 79.111,74 tỷ đồng, đạt 82,84% kế hoạch, tăng 11,26% so cùng kỳ. Trong đó:

* Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng Mười ước tính 6.051,84 tỷ đồng,  tăng 1,83% so tháng trước, tăng 10,67% so cùng kỳ.  Tính chung 10 tháng 58.015,97 tỷ đồng, đạt 81,37% kế hoạch, tăng 11,82% so cùng kỳ.

* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Tháng Mười ước tính 1.252,92 tỷ đồng, tăng 1,66% so tháng trước. Tính chung 10 tháng đạt 11.061,18 tỷ đồng, đạt 89,13% so kế hoạch, tăng 9,65% so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu du lịch lữ hành: Tháng Mười ước tính 39,72 tỷ đồng, giảm 2,16% so tháng trước, tăng 13,22% so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng được 304,85 tỷ đồng, đạt 105,12% so kế hoạch, tăng 10,49% so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu dịch vụ khác: Tháng Mười ước đạt 1.001,56 tỷ đồng, tăng 0,22% so với tháng trước. Một số nhóm doanh thu dịch vụ tăng nhẹ như: dịch vụ kinh doanh bất động sản 406,61 đồng, chiếm 40,60%/Tổng doanh thu, tăng 0,16%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 3,07%...

Tính chung 10 tháng doanh thu dịch vụ khác ước thực hiện 9.729,74 tỷ đồng, đạt 84,61% so kế hoạch, tăng 9,82% so cùng kỳ năm trước. Đa số các hoạt động dịch vụ doanh thu đều tăng khá cao như: nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản ước đạt 4.066 tỷ đồng, chiếm 41,79%/Tổng doanh thu, tăng 8,91%;  nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 13,54%;  nhóm dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 13,23%...

b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng Mười dự tính đạt 62,06 triệu USD, tăng 8,01% so với tháng trước, tăng 45,90% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Hàng nông sản 19,6 triệu USD, tăng 1,95% so tháng trước; hàng thủy sản 22,62 triệu USD, tăng 5,87%; hàng hóa khác 19,83 triệu USD, tăng 17,63%.

Tính chung 10 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 529,45 triệu USD, đạt 101,82% kế hoạch năm, tăng 35,77% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Hàng nông sản 192,09 triệu USD, đạt 101,1% kế hoạch, tăng 26,75% so cùng kỳ; hàng thủy sản 177,14 triệu USD, đạt 84,35% kế hoạch, tăng 13,34% so cùng kỳ; hàng hóa khác 160,21 triệu USD, đạt 133,51% kế hoạch, tăng 95,13.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tháng Mười ước tính đạt 10.000 ngàn USD, chỉ bằng 18,98% so tháng trước, là do công ty giày da Thái Bình nhập nguyên liệu sản xuất trong tháng 9/2018 là 47,32 triệu USD. Tính chung 10 tháng 177,94 triệu USD, đạt 235,88% kế hoạch năm, tăng 2,25 lần so cùng kỳ năm 2017.

c. Chỉ số giá tiêu dùng

  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2018 tăng 0,26% so với tháng trước; tăng 4,38% so cùng tháng năm trước; tăng 4,14% so với tháng 12 năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 3 nhóm hàng tăng so với tháng trước đó là nhóm giao thông tăng 1,71%; nhóm hàng Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,43%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,22%. Riêng nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm - 0,17%. Còn lại các nhóm hàng khác tăng không đáng kể hoặc không thay đổi so với tháng trước.

Chỉ số giá vàng: Giảm so với tháng trước (- 0,12%), so với cùng tháng năm trước giảm (- 3,32%) và tăng (+3,47%) so với bình quân cùng kỳ. Giá vàng bình quân tháng 10/2018 là 3.424.000 đồng/chỉ, giảm 4.000 đồng/chỉ so với tháng trước.

Chỉ số giá Đô la Mỹ: Tăng so với tháng trước (+0,20%), so với cùng tháng năm trước tăng (+3,42%). Giá USD bình quân tháng 10/2018 là 23.496 đồng/1 USD, tăng 47 đồng/1 USD so với tháng trước.

d. Vận tải

Vận tải hành khách: Tháng Mười ước đạt 7,82 triệu lượt khách, tăng 2,85% so tháng trước; luân chuyển 427,79 triệu HK.km, tăng 7,60% so tháng trước. Tính chung 10 tháng vận tải hành khách ước tính 69,24 triệu lượt khách, đạt 82,75% kế hoạch, tăng 11,53% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 4.342,87 triệu HK.km, đạt 88,79% kế hoạch, tăng 13,33% so cùng kỳ. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 56,64 triệu lượt khách, tăng 12,63% so cùng kỳ, luân chuyển 3.508,78 triệu lượt khách.km, tăng 14,18% so cùng kỳ; Vận tải hành khách đường sông 10,59 triệu lượt khách, tăng 6,02%, luân chuyển 621,24 triệu lượt khách.km, tăng 8,84%; Vận tải hành khách đường biển 2,01 triệu lượt khách, tăng 11,34%, luân chuyển 212,84 triệu lượt khách.km, tăng 13,06% so cùng kỳ.

Vận tải hàng hóa: Tháng Mười ước đạt 1.119 ngàn tấn, tăng 4,97% so tháng trước; luân chuyển 142,74 triệu tấn.km, tăng 6,87% so tháng trước. Tính chung 10 tháng vận tải hàng hóa ước tính 9,56 triệu tấn, đạt 81,36% kế hoạch năm, tăng 8,68% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 1.269,85 triệu tấn.km, đạt 79,57% kế hoạch, tăng 6,57% so cùng kỳ. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 3,10 triệu tấn, tăng 13,76% so cùng kỳ, luân chuyển 404,57 triệu tấn.km, tăng 6,44%; Vận tải hàng hóa đường sông 3,74 triệu tấn, tăng 4,88%, luân chuyển 469,67 triệu tấn.km, tăng 4,91% so với cùng kỳ; Vận tải hàng hóa đường biển 2,72 triệu tấn, tăng 8,57%, luân chuyển 395,6 triệu tấn.km, tăng 8,76% so cùng kỳ.

e. Du lịch

Tổng lượt khách du lịch tháng Mười ước đạt 596,92 ngàn lượt khách, giảm 5,35% so tháng trước, trong đó: Số lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch, đạt 290,31 ngàn lượt khách, giảm 5,61% so với tháng trước; số khách quốc tế 47,95 ngàn lượt khách, tăng 4,04%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: Số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ 268,12 ngàn lượt khách, giảm 5,82% so tháng trước và số lượt khách du lịch đi theo tour 22,18 ngàn lượt khách, giảm 3,01% so tháng trước.

Tính từ đầu năm, tổng lượt khách du lịch ước tính đạt 6.684,55 ngàn lượt khách, đạt 94,15% kế hoạch năm, tăng 26,38% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 2.921,97 ngàn lượt khách, tăng 23,95% so cùng kỳ. Số khách quốc tế 501,71 ngàn lượt khách, tăng 67,94%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ 2.746,68 ngàn lượt khách, tăng 23,85% và khách du lịch đi theo tour đạt 175,29 ngàn lượt khách, tăng 25,51% so cùng kỳ.

7. Một số tình hình xã hội

7.1. Lao động, việc làm: Tháng Mười toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 2.942 lượt lao động, trong đó: trong tỉnh 1.528 lượt lao động, ngoài tỉnh 1.405 lượt lao động, xuất khẩu 09 lao động; Tính chung đầu năm đến nay 31.195 lượt lao động, đạt 89,13% so kế hoạch (trong tỉnh 14.590 lượt lao động; ngoài tỉnh 16.473 lượt lao động; xuất khẩu 132 lao động).

Công tác đào tạo nghề: Trong tháng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo được 1.334 người, nâng tổng số lao động được đào tạo lên 22.204 người đạt 88,82% so kế hoạch, trong đó Cao đẳng 2.559 người, Trung cấp 2.905, Sơ cấp 10.982 người và dạy nghề dưới 3 tháng 5.758 người.

7.2. Tình hình giáo dục:

Giáo dục Mầm non: Thực hiện báo cáo tổng hợp số liệu thống kê đầu năm học 2018-2019; Thành lập Đoàn kiểm tra thẩm định 04 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia theoThông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát cập nhật số liệu theo mẫu thống kê tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục tiểu học: Tổng hợp báo cáo đợt kiểm tra chuyên đề đầu năm học trên địa bàn 04 huyện, thị xã. Chỉ đạo dạy học và báo cáo đầu năm môn Tiếng Anh, Tin học. Phối hợp với phòng GDTrH tập huấn dạy học tích hợp giáo dục quốc phòng. Xây dựng kế hoạch Hội thi Tiếng Việt của chúng em dành cho HS dân tộc thiểu số. Rà soát hồ sơ, tài liệu của hệ thống LCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.

Giáo dục trung học: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 tại 03 trường THPT trên địa bàn tỉnh. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ khảo sát đánh giá SGK tiếng Anh thí điểm của BQL Đề án NNQG tại 9 trường (của 3 cấp học) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất và cấp giấy phép dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường.

7.3. Tình hình văn hóa, nghệ thuật, thể thao: Trong tháng đã tập trung tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị như tuyên truyền kỷ niệm 27 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10/1991 - 01/10/2018),  kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2018) và kỷ niệm 08 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 - 20/10/2018). Đặc biệt, tổ chức thành công Lễ hội truyền thống kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2018) tại thành phố Rạch Giá; Lễ kỷ niệm 57 năm Ngày hy sinh của Anh hùng LLVTND Mai Thị Nương (12/10/1960 - 12/10/2017) tại huyện Giồng Riềng với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức Hội thao Người cao tuổi tỉnh Kiên Giang lần thứ XIX năm 2018 tại thành phố Rạch Giá với sự tham gia của 613 vận động viên đến từ 15 huyện, thị xã, thành phố và 12 phường, xã của thành phố Rạch Giá. Hội Thể dục dưỡng sinh chuẩn bị tổng kết Đại hội Thể dục dưỡng sinh nhiệm kỳ lần thứ I (2013 - 2018).

Thể thao thành tích cao: Các đội tuyển thể thao duy trì tập luyện thường xuyên theo kế hoạch. Tổ chức Lễ xuất quân cho các đội tuyển tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII - năm 2018 tại Hà Nội.

7.4. Tình hình y tế

Trong tháng, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám, điều trị bệnh cho 431.035 lượt người; điều trị nội trú 23.384 bệnh nhân; công suất sử dụng giường bệnh chung là 88,80%; Tỷ lệ khỏi bệnh 84,26%, tỷ lệ tử vong 0,14%.

Số lượt khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ truyền hoặc kết hợp YH hiện đại và YHCT là 60.531 lượt, chiếm 15,37 %/ tổng số lượt khám chữa bệnh trong tháng. Tỷ lệ người tham gia BHYT đến tháng 10/2018 đạt 83,93% tăng 3,93% so cùng kỳ (KH năm 2018 là 84%).

Tình hình dịch bệnh trong tháng (từ ngày 13/09/2018 – 14/10/2018)

Bệnh Sốt xuất huyết: Toàn tỉnh ghi nhận có 242 cas mắc, tăng 96 cas so với tháng trước. Tích lũy từ đầu năm đến nay có 1.411cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2017 tăng 75 cas.

Bệnh Tay Chân Miệng: Có 509 cas mắc, tăng 360 cas so với tháng trước. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 1.060 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ giảm 192 cas.

Các bệnh truyền nhiễm khác: Bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm cụ thể số cas mắc trong tháng/lũy kế từ đầu năm như sau: Thương hàn (10/83), Viêm não virus (2/15), Viêm màng não do NMC (0/0), Cúm A H5N1 (0/0), Sởi (0/0).

Phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng thực hiện xét nghiệm 6.703 mẫu máu, phát hiện mới 23 cas HIV dương tính, tính chung 10 tháng đã phát hiện mới 185 cas HIV dương tính. Điều trị ARV cho 31 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó có 01 trẻ em dưới 15 tuổi. Tích lũy số bệnh nhân điều trị ARV là 1.561 người, trong đó có 101 trẻ dưới 15 tuổi. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 2.542 người, đang trong giai đoạn AIDS là 1.700 người.

Số người điều trị Methadone mới trong tháng là 07 người, lũy kế có 116 người đang điều trị.

Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng

Trong tháng không phát hiện 01 BN phong, phát hiện mới 219 BN lao, 04 BN tâm thần phân liệt và 04 BN động kinh. Lũy kế từ đầu năm phát hiện 05 BN phong, 2.128 BN lao, 46 BN tâm thần phân liệt và 64 BN động kinh. Số quản lý đến nay là 409 BN phong, 4.810 BN lao, 2.182 BN tâm thần phân liệt và 2.735 BN động kinh.

Điều trị khỏi bệnh 198 BN lao, lũy kế số điều trị khỏi bệnh lao 1.986 người.

Công tác vệ sinh An toàn thực phẩm: Thẩm định, cấp 45 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ký 41 bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.188 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 426 lượt cơ sở chưa đảm bảo VSATTP, qua đó đã xử lý 58 cơ sở với hình thức phạt tiền 29,2 triệu đồng, tiêu hủy sản phẩm tại chổ của 25 cơ sở với số lượng 58 kg.

Trong tháng không có vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào xảy ra, có 10 cas ngộ độc thực phẩm mắc lẻ (do ngộ độc cồn).

7.5. Tình hình an toàn giao thông: Tính từ ngày 16/09/2018 đến 15/10/2018 trên toàn tỉnh xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông, làm 06 người chết, 18 người bị thương. Trong đó: Số vụ TNGT nghiêm trọng 09 vụ, làm 06 người chết, 08 người bị thương. So với tháng trước số vụ TNGT tăng 02 vụ, số người chết giảm 07 người, số người bị thương tăng 09 người.

Tính từ đầu năm, xảy ra 169 vụ tai nạn giao thông, làm 108 người chết, 112 người bị thương, giảm 13 vụ; tăng 16 người chết và giảm 11 người bị thương so cùng kỳ năm trước (riêng đường bộ xảy ra 165 vụ, chiếm 97,65%/tổng số vụ, giảm 12 vụ, tăng 15 người chết, giảm 11 người bị thương), trong đó số vụ tai nạn nghiêm trọng giảm 05 vụ nhưng tăng 16 người chết. Nguyên nhân là do tăng số vụ rất nghiêm trọng làm chết nhiều người trong thời gian qua trên các tuyến quốc lộ trọng điểm như QL 80, QL 61...

7.6. Tình hình cháy, nổ và thiên tai

Tình hình cháy nổ: Từ ngày 16/09/2018 đến 15/10/2018 toàn tỉnh xảy ra 02 vụ cháy, không có vụ nổ, thiệt hại do cháy gây ra ước tính 500 triệu đồng, không có thiệt hại về người, nguyên nhân cháy đang trong quá trình điều tra.

Tính chung 10 tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 26 vụ cháy, 02 vụ nổ, làm 02 người thiệt mạng, 02 người bị thương. Thiệt hại ước tính trên 6,04 tỷ đồng.

Tình hình thiên tai: Từ ngày 16/09/2018 đến 15/10/2018, thời tiết thuận lợi nên toàn tỉnh không xảy ra thiên tai.

Tính chung 10 tháng, thiên tai đã làm 08 phương tiện bị chìm, 02 người chết, 07 người bị thương, sập 232 căn nhà, tốc mái 371 căn nhà và 01 trường học, ước thiệt hại về vật chất là 8,82 tỷ đồng. Ngoài ra, do giông lốc làm hư hỏng 14 lồng bè nuôi cá, 2 chiếc ghe, 2 chiếc xuồng và 01 giàn lưới đánh bắt hải sản thuộc huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Ước thiệt hại 1,2 tỷ đồng./.

Tải về: - Số liệu kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2018 của tỉnh Kiên Giang

            - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2018 của tỉnh Kiên Giang

Số lần đọc: 1484
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan